Bảng Đơn Vị Đo Khối Lượng Và Cách Quy Đổi Chính Xác Nhất

Việc chuyển đổi đơn vị đo khối lượng là một kỹ năng quan trọng được học trong suốt năm tháng học tiểu học. Nó không chỉ giúp ích trong quá trình học tập và còn được ứng dụng ngay cả trong đời sống thường ngày. Một bảng đơn vị đo khối lượng tiêu chuẩn sẽ giúp các em học sinh nắm rõ được tên gọi, ký hiệu cũng như độ lớn của chúng. Ngay bây giờ, mời các em và quý phụ huynh cùng Mighty Math khám phá bảng đơn vị khối lượng và cách quy đổi chính xác nhất trong bài viết dưới đây nhé.

1. Đơn vị đo khối lượng là gì?

Trước khi tìm hiểu chi tiết về bảng đo khối lượng và bảng chuyển đổi đơn vị đo khối lượng, chúng ta sẽ cùng làm rõ về khái niệm "đơn vị đo khối lượng".

Đơn vị là một đại lượng dùng để đo lường, thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như vật lý, toán học, hóa học và cả trong cuộc sống thường ngày. Ví dụ như: ki-lô-mét, mét, xen-ti-mét là đơn vị đo độ dài.

BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG

Lớn Hơn KG

KG

Nhỏ hơn KG

Tấn

Tạ

Yến

KG

hg

dag

g

1 tấn

1 tạ

1 yến

1 kg

1 hg

1 dag

1 g

= 10 tạ

= 10 yến

= 10 kg

= 10 hg

= 10 dag

= 10 g

 

= 1000 kg

= 100 kg

 

= 100 dag

= 100 g

   
     

= 1000 g

     

Khối lượng là lượng chất chứa trong vật thể mà ta cân, đo lường và để xác định được khối lượng người ta sẽ dùng cân. Ví dụ như một bao gạo có cân nặng là 10kg thì 10 chính là khối lượng của kiện hàng còn kg là đơn vị đo khối lượng của bao gạo đó.

Như vậy, đơn vị đó khối lượng chính là đơn vị để cân một vật cụ thể, tùy thuộc vào kích thước hay thể tích của từng vật mà chúng ta sẽ sử dụng đơn vị đo khối lượng tương ứng để miêu tả độ nặng của vật đó.

Ví dụ: Đối với những vật có khối lượng rất lớn như xe tải thì người ta sẽ sử dụng tấn hoặc tạ để nói về khối lượng của nó thay vì sử dụng những đơn vị đo nhỏ như Hg, Yến, Kg,...

Đối với cơ thể người, chúng ta sẽ sử dụng đơn vị đo kg để thể hiện cân nặng, ví dụ cân nặng của bạn là 32kg.

>> Xem Thêm: Bảng Đơn Vị Đo Diện Tích Đo Độ Dài Mét Vuông

2. Bảng đơn vị đo khối lượng chuẩn xác

Một bảng đơn vị đo khối lượng chuẩn xác sẽ được sắp xếp theo nguyên tắc từ lớn đến bé và theo chiều từ trái sang phải. Trong đó, đơn vị đo Kilogam (kg) sẽ được đặt ở trung tâm và Kg cũng chính là đơn vị đo khối lượng được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam.

Dưới đây sẽ là bảng đơn vị khối lượng tiêu chuẩn mà học sinh cần ghi nhớ:

Đơn vị đo khối lượng là gì

Trong đó:

  • Tấn là đơn vị đó khối lượng lớn nhất, Tạ là đơn vị đó khối lượng lớn thứ 2 và Yến là đơn vị đó khối lượng lớn thứ 3.
  • Ki-lô-gam viết tắt là Kg là đơn vị đo khối lượng trung tâm
  • Hg là Héc-tô-gam, dag là Đề-ca-gam và g là gam

Gợi ý cách đổi đơn vị đo khối lượng dễ nhớ nhất:

Để tránh được những nhầm lẫn trong quá trình quy đổi, các em học sinh cần phải nắm chắc được những nguyên tắc sau:

  • Mỗi đơn vị bé hơn sẽ bằng 1/10 đơn vị đứng liền kề trước nó, ví dụ:  1 dag = 0,1hg hay 1 tạ = 0,1 tấn
  • Mỗi đơn vị sẽ lớn hơn gấp 10 lần so với đơn vị đừng liền kề sau nó, ví dụ: 1 tấn = 10 tạ = 100 yến

Hoặc các em cũng có thể hiểu bảng chuyển đổi đơn vị khối lượng như sau: Khi đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn liền kề sẽ chia số đó cho 10, khi đổi từ đơn vị đo lớn sang đơn vị bé liền kề thì nhân số đó với 10.

>> Xem Thêm: Bảng Đơn Vị Đo Độ Dài

3. Các bài tập đơn vị đo khối lượng lớp 4

Sau khi đã nắm được thông về bảng đơn vị đo khối lượng lớp 4 và cách chuyển đổi đơn vị đo khối lượng, chúng ta hãy cùng thực hành bài tập để ghi nhớ chúng tốt hơn nhé.

Bài 1. Điền số thích hợp vào chỗ trống

  1. a) 215 dag = ? g
  2. b) 36 tấn 55 yến = ? kg
  3. c) 27kg 56hg = ?g
  4. d) 36000kg = ? tạ

Bài giải

Dựa vào bảng đơn vị đo khối lượng ta có:

  1. a) 215dag = 215 x 10 = 2150g

Vậy 215 dag = 2150g

  1. b) 36 tấn = 36 x 1000 = 36000kg

55 yến = 55 x 10 = 550kg

36 tấn 55 yến = 36000kg + 550kg = 36550kg

Vậy 36 tấn 55 yến = 36550kg

  1. c) 27kg = 27 x 1000 = 27000g

56hg = 56 x 100 = 5600g

27kg 56hg = 27000g + 5600g = 32600g

Vậy 27kg 56hg = 32600g

  1. d) 36000kg = 36000 : 100 = 360 tạ

Vậy 36000kg = 360 tạ

Bài 2. Tính các giá trị sau

  1. a) 26kg + 37 g
  2. b) 325 tấn – 698 tạ
  3. c) 26kg x 8
  4. d) 8355 g : 3

Bài giải

  1. a) 26kg = 26 x 1000 = 26000g

26kg + 37g = 26000g + 37g = 26037g

  1. b) 325 tấn = 325 x 10 = 3250 tạ

325 tấn – 698 tạ = 3250 – 698 = 2552 tạ

  1. c) 26 kg x 8 = 208 kg
  2. d) 8355g : 3 = 2785g

Bài 3: So sánh

  1. a) 2600g … 26hg
  2. b) 6352 kg …7000 g
  3. c) 3 tấn 2 tạ 6 yến …. 3260kg
  4. d) 628kg 300 dag … 2 tạ 35kg

Bài giải

  1. a) 2600g … 26hg

Đổi 2600g = 2600 : 100 = 26hg

Vậy 2600g = 26hg

  1. b) 6352 kg …7000 g

Đổi 7000g = 7000 : 1000 = 7kg

Vậy 6352kg > 7000g

  1. c) 3 tấn 2 tạ 6 yến …. 3260kg

Đổi 3 tấn 2 tạ 6 yến = 3 x 1000 + 2 x 100 + 6 x 10 = 3260kg

Vậy 3 tấn 2 tạ 6 yến = 3260kg

  1. d) 628kg 300 dag … 2 tạ 35kg

628kg 300 dag = 628kg + 3kg = 631 kg

2 tạ 35kg = 200kg + 75kg = 275kg

Vậy 628kg 300 dag > 2 tạ 35kg

Trên đây là thông tin về bảng đơn vị đo khối lượng và cách quy đổi chính xác nhất mà Mighty Math muốn chia sẻ đến các em học sinh và quý phụ huynh. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho các em những kiến thức hữu ích nhất để áp dụng vào học tập cũng như trong cuộc sống. Chúc các em thành công! 

Từ khóa » Bảng đo Khối Lượng