Bảng đơn Vị đo Khối Lượng

Bảng đơn vị đo khối lượngBài tập đổi đơn vị đo khối lượngNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Bảng đơn vị đo khối lượng bao gồm chi tiết khái niệm, các ví dụ minh họa, các dạng bài tập về đo độ dài có cách giải chi tiết và các dạng bài tập tự luyện cho các em học sinh tham khảo, củng cố kiến thức Toán số học Tiểu học.

Bảng đơn vị đo khối lượng

  • Đơn vị đo khối lượng là gì?
  • Bảng đơn vị đo khối lượng
  • Những lưu ý khi học bảng đơn vị đo khối lượng
  • Bài tập áp dụng đơn vị đo khối lượng
  • Giải Toán lớp 5 SGK, SBT về đo khối lượng

Đơn vị đo khối lượng là gì?

Đơn vị là gì? Là một đại lượng dùng để đo, sử dụng trong các lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học, và trong cuộc sống.

Ví dụ:

Đơn vị đo độ dài là ki-lô-mét, mét, xen-ti-mét.

Chiều dài cái bàn học là 1 mét.

Khối lượng là gì? Là lượng chất chứa trong vật đó khi ta cân được.

Muốn đo khối lượng vật thì người ta thường dùng cân.

Ví dụ:

Khối lượng bao gạo là lượng gạo trong bao và bao bì.

Đơn vị đo khối lượng là gì? Là một đơn vị đo dùng để cân 1 sự vật cụ thể. Chúng ta thường dùng cân để đo khối lượng của một đồ vật. Nhưng có những vật đo khối lượng không thể dùng cân được.

Ví dụ:

Cân nặng của bạn A là 30kg thì 30 là khối lượng, kg là đơn vị để đo.

Bảng đơn vị đo khối lượng

Sau đây là Bảng đơn vị đo khối lượng thể hiện như sau:

Lớn hơn ki-lô-gam

Ki-lô-gam

Bé hơn ki-lô-gam

tấn

tạ

yến

kg

hg

dag

g

1 tấn = 10 tạ

1 tạ = 10 yến=\frac{1}{10}\(\frac{1}{10}\)tấn

1 yến = 10 kg

= \frac{1}{10}\(\frac{1}{10}\)tạ

1 kg = 10 hg

= 10hg = \frac{1}{10}\(\frac{1}{10}\)yến

1 hg = 10 dag = \frac{1}{10}\(\frac{1}{10}\)kg

1 dag = 10 g = \frac{1}{10}\(\frac{1}{10}\)hg

1 g = dag

Bảng đơn vị đo khối lượng được thiết lập theo quy tắc từ lớn đến bé và theo chiều từ trái qua phải. Đặc biệt lấy đơn vị đo khối lượng kg (kg) là trung tâm để quy đổi ra các đơn vị khác hoặc ngược lại.

Giới thiệu về đơn vị đo khối lượng Tấn

Tấn là đơn vị đo khối lượng. Không có viết tắt, ghi “tấn” sau số khối lượng.

Giới thiệu về đơn vị đo khối lượng Tạ

Tạ là đơn vị đo khối lượng. Không có viết tắt, ghi “tạ” sau số khối lượng.

Giới thiệu về đơn vị đo khối lượng Yến

Yến là đơn vị đo khối lượng. Không có viết tắt, ghi “yến” sau số khối lượng.

Giới thiệu về đơn vị đo độ khối lượng ki-lô-gam

Ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng. Viết tắt là kg.

Giới thiệu về đơn vị đo độ khối lượng héc-tô-gam

Hec-tô-gam là đơn vị đo khối lượng. Viết tắt là hg.

Giới thiệu về đơn vị đo độ khối lượng đề-ca-gam

Đề-ca-gam là đơn vị đo khối lượng. Viết tắt là dag.

Giới thiệu về đơn vị đo độ khối lượng gam

Gam là đơn vị đo khối lượng. Viết tắt là g.

Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn ki-lô-gram, người ta thường dùng những đơn vị: tấn, tạ, yến.

Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn gam, người ta thường dùng các đơn vị: đề-ca-gam, héc-tô-gam.

Những lưu ý khi học bảng đơn vị đo khối lượng

Bài toán Đổi đơn vị đo khối lượng là cần có kỹ năng đổi đơn vị đo cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, chính lại là phần rất dễ mắc sai của các em do viết sai đơn vị hoặc đổi nhầm giữa các đại lượng đo với nhau.

Mỗi đơn vị gấp 10 lần đơn vị liền sau

Ví dụ:

1 yến = 10kg

Mỗi đơn vị bằng 1/10 đơn vị liền trước

Ví dụ:

1g = 1/10 dag

Khi đổi đơn vị độ dài thì thừa số, số chia không phải là số đo

Ví dụ:

Đổi 3 ki-lô-gam (kg) ra gam (g) thì ta làm như sau :

3 x 1000 = 3000 cm

Trong đó: 1000 là thừa số (không có đơn vị đằng sau).

Hoặc hiểu một cách như sau:

Khi đổi từ đơn vị đo lớn hơn sang đơn vị đo bé hơn liền kề, thì nhân số đó với 10 (Ví dụ: 1kg = 10hg = 100dag = 1000g).

Khi đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, thì chia số đó cho 10 (Ví dụ: 30dag = 3hg).

Bài tập áp dụng đơn vị đo khối lượng

“Học đi đôi với hành”, do vậy để học tốt bảng đơn vị đo khối lượng, các em cần thường xuyên làm các bài tập đơn vị đo khối lượng các mức độ từ cơ bản đến nâng cao.

Dưới đây là một số dạng Bài tập đơn vị đo khối lượng thường gặp trong các đề thi.

Dạng 1: Đổi các đơn vị đo khối lượng

Cách làm: Sử dụng và áp dụng những lưu ý trong bảng đơn vị đo khối lượng.

Bài tập:

Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ trống

123hm = ? dag

34 tấn 12 yến = ? kg

67kg 45g = ? g

8900kg = ? tạ

Giải: Dựa vào bảng đơn vị đo khối lượng ta có:

123hg = 123 x 10 = 1230 dag

Vậy 123hg = 1230 dag.

34 tấn 12 yến = 34 x 1000 + 12 x 10 = 34120kg

Vậy 34 tấn 12 yến = 34120kg.

67kg 45g = 67×1000 + 45 = 67045g

Vậy 67kg 45g = 67045g.

8900kg = 8900: 100 = 89 tạ

Vậy 8900kg = 89 tạ.

Dạng 2: Các phép tính toán với đơn vị đo khối lượng

Cách làm:

Khi các khối lượng cùng đơn vị đo thì thực hiện phép cộng trừ như phép tính toán bình thường;

Khi các khối lượng không cùng đơn vị đo cần quy đổi về cùng một đơn vị, sau đó thực hiện phép tính toán bình thường;

Khi nhân hoặc chia 1 đơn vị đo khối lượng với một số, thì nhân hoặc chia số đó với 1 số như thông thường, sau đó thêm đơn vị khối lượng ở kết quả.

Bài tập:

Bài 1: Tính các giá trị sau:

17kg + 3kg = ?

23kg + 123g = ?

54kg x 2 = ?

1055g : 5 = ?

Giải:

17kg + 3kg = 20kg

23kg = 23 x 1000 = 23000g

23kg + 123g = 23000g + 123g = 23123g

54kg x 2 = 108kg

1055g : 5 = 211g

Bài 2: Tính các giá trị sau:

6 tạ 4 yến + 20kg =

10kg 34 dag – 5523 g =

70hg 6g x 7 =

40 tấn 5 tạ : 5 =?

Giải:

6 tạ 4 yến = 6×100 + 4×10 = 640kg

6 tạ 4 yến + 20kg = 640kg + 20kg = 660kg

10kg 34dag = 10 x1000 + 34×10 = 10340g

10kg 34 dag – 5523 g = 10340g – 5523g = 4817g

70hg 6g = 70×100 + 6= 706g

70hg 6g x 7 = 706g x 7 = 4942g

40 tấn 5 tạ = 40×10 + 5= 405 tạ

40 tấn 5 tạ :5 = 405 tạ :5 = 101 tạ

Dạng 3: So sánh các đơn vị đo khối lượng

Cách làm:

Khi các khối lượng cùng đơn vị đo, ta so sánh tương tự như 2 số tự nhiên.

khi các khối lượng không cùng đơn vị đo, ta phải quy đổi về cùng một đơn vị đo, sau đó so sánh tương tự như 2 số tự nhiên.

Bài tập:

Bài 1: So sánh

5600g và 560 dag

7kg và 8000g

4 tấn 3 tạ 1 yến và 4370kg

623kg 300 dag và 4 tạ 35kg

Giải:

56dag = 560 x 10 = 5600g

7kg = 7 x 1000 = 7000g < 8000g

4 tấn 3 tạ 1 yến = 4 x 1000 + 3 x 100 + 1 x 10 =4310kg < 4370kg

623kg 300dag = 623 + 300:100 = 626 kg

4 tạ 35kg = 4 x 100 + 35 = 435kg < 626kg

vậy 623kg 300 dag > 4 tạ 35kg.

Dạng 4: Bài toán có lời văn

Cách làm:

Đọc đề và xác định yêu cầu của bài

Thực hiện phép tính toán nếu cùng đơn vị, nếu không cùng đơn vị thì phải quy đổi về cùng 1 đơn vị chung.

Kiểm tra lại và xác định kết quả.

Bài tập:

Bài 1: Bạn Lan đi chợ mua hoa quả gồm 2kg 300g Cam sành, 1700g táo đỏ, và 400g quất hồng bì. Vậy Lan mang bao nhiêu khối lượng về nhà?

Giải:

Đổi 2kg 300g = 2 x 1000 + 300 = 2300g

Vậy tổng là: 2300 + 1700 + 400 = 4400g

Bài 2: Ba bạn An, Chi, Sơn đi kiểm tra sức khỏe, lần lượt số cân nặng là 40,5kg, 375hg và 42000g. Hỏi tổng cân nặng của 3 bạn là bao nhiêu?

Giải:

Đổi 375hg = 375 : 10 = 37,5 kg

42000g = 42000 : 1000 = 42kg

Vậy tổng cân nặng là: 40,5 + 37,5 + 42 = 98 kg.

Giải Toán lớp 5 SGK, SBT về đo khối lượng

  • Giải bài tập trang 23, 24 SGK Toán 5: Ôn tập: Bảng đơn vị khối lượng
  • Giải vở bài tập Toán 5 bài 22: Ôn tập - Bảng đơn vị đo khối lượng
  • Lý thuyết Bảng đơn vị đo khối lượng

Từ khóa » Bảng đổi đơn Vị Kg Lớp 3