Bảng Giá Máy ép Gạch Không Nung

Trang chủ Máy Ép Gạch Bảng giá máy ép gạch không nung Bảng giá máy ép gạch không nung

Ngày đăng: 09/04/2020, 09:08

Giá thành rẻ, năng suất cao, tận dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn, do vậy máy ép gạch không nung đang được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng.

1. Bảng giá máy ép gạch không nung

STT

Tên sản phẩm

Tình trạng

Giá bán (VNĐ)

1

Máy ép gạch không nung 2008GXM

Mới, còn hàng

32.000.000

2

Máy ép gạch không nung BQ2013GXM

Mới, còn hàng

36.000.000

3

Máy ép gạch bê tông MEDV - 03

Mới, còn hàng

45.000.000

4

Máy ép gạch không nung GBTD.2013

Mới, còn hàng

45.000.000

5

Máy ép gạch terrazzo BC-EP02

Mới, còn hàng

146.000.000

6

Máy ép gạch không nung PL01

Mới, còn hàng

215.000.000

7

Máy ép gạch bê tông nhẹ EB1000T

Mới, còn hàng

245.000.000

2. Thông số kỹ thuật

Trọng lượng

1.500kg

Kích thước (Dài x rộng x cao)

1.100 x 1.400 x 2.300

Hình thức rung

Rung khuôn máy

Tần số rung

2900÷4200 (lần/phút)

Kích thước pallet

450 x 650 x 20mm (Thay đổi linh hoạt tùy kích thước khuôn gạch)

Chu kỳ hình thành viên gạch

35÷40

Công suất

5.000 – 15.000 viên/ca (Thay đổi tùy theo từng sản phẩm)

Kích thước viên gạch

- Loại 210x10x60 (2 lỗ hoặc đặc)

- Loại 240x140x100 (02 lỗ)

- Loại gạch lỗ: 150x100x220 (6 lỗ)

- Loại 390x190x190 (2 lỗ rỗng)

- Loại 390x190x150 (2 lỗ rỗng)

- Loại 390x190x120 (2 lỗ rỗng)

 

Chất lượng gạch

Tùy theo loại cấp phối mà chất lượng sẽ khác nhau

Tổng công suất dây chuyền

20W

3. Những điều cần biết về máy ép gạch không nung

Máy ép gạch không nung còn có nhiều tên gọi khác như máy ép gạch không nung liên hoàn, máy ép gạch block thủ công, máy đóng gạch xi măng thủ công,...Loại máy này có thể tạo nên được các loại gạch 2 lỗ, gạch đặc, gạch ống, gạch block,…dựa theo yêu cầu mà khách hàng đưa ra.

Chỉ cần hai người công nhân vận hành máy là đủ. Với thiết kế nhỏ gọn, máy chỉ chiếm khoảng 70m2 diện tích. Nhiều khuôn gạch để lựa chọn như khuôn 8 viên, 10 viên, 12 viên, 21 viên, 24 viên.

Kích thước gạch mà máy ép gạch không nung tạo ra khá đa dạng tùy theo nhu cầu của khách hàng. Dĩ nhiên, không thể thiếu được các nguyên liệu dùng để sản xuất gạch như cát, đá, xi măng, xỉ than, cát sỏi, phế liệu,…

4. Quy trình vận hành máy ép gạch không nung

Bước 1: Người công nhân nhấn vào nút 2 đầm rung

Bước 2: Tiến hành kéo tay phanh

Bước 3: Tiếp tục kéo tay cầm

Bước 4: Nhấn nút 3 đầm rung

Bước 5: Bấm nút lên lên khuôn

Bước 6: Lấy gạch ra bằng cách sử dụng xe lấy gạch chuyên dụng.

5. Cách làm gạch không nung

Để làm gạch không nung có hai công thức phối trộn nguyên liệu như sau:

Công thức 1:

- Đá mạt hoặc đá dăm (<5mm): còn lại (thay đổi theo trọng lượng)

- Xi măng PC400: 5÷7% (thay đổi theo trọng lượng)

- Nước sạch: 4÷5 % (thay đổi theo trọng lượng)

Công thức 2:

- Đá mạt, đá dăm (<5mm): còn lại (thay đổi theo trọng lượng)

- Cát vàng: 15÷20% (thay đổi theo trọng lượng)

- Xi măng PC 400: 5÷7% (thay đổi theo trọng lượng)

- Nước sạch: 4÷5% (thay đổi theo trọng lượng)

6. Quy trình sản xuất bằng máy ép gạch không nung

Bước 1: Chuẩn bị máy

Vì những thiết bị tiếp xúc với xi măng, đá mạt để qua đêm mà không được vệ sinh, bảo dưỡng tốt rất dễ bị mắc kẹt. Vậy nên, trước khi cho máy vận hành bạn cần phải kiểm tra toàn bộ hệ thống máy. Để máy chạy không tải để kiểm tra hệ thống. Trường hợp máy chạy không tải vận hành trơn tru thì mới tiến hành cho nguyên liệu vào sản xuất. Đảm bảo đủ các điều kiện như sau:

- Nguồn điện yêu cầu là 3 pha

- Kiểm tra cơ cấu cơ khí bằng cách cho thiết bị chạy thử, nếu không có vấn đề gì thì mới cho máy hoạt động.

Bước 2: Kiểm tra định lượng vật liệu đầu vào

Kiểm tra định lượng vật liệu đầu vào ở khu vực máy trộn. Công việc này chỉ nên làm 1 lần vào buổi sáng để xác định chính xác độ ẩm của vật liệu.

Bước 3: Sử dụng mạt đá, xi măng theo định lượng thể tích đã các định trước đó. Lời khuyên là chỉ nên trộn 550kg cả mạt đá và xi măng cho mỗi mẻ. Cụ thể lượng nguyên liệu sẽ là 500kg - 550 kg đá mạt, 30 -50kg xi măng và nước tầm 45 lít ÷ 50 lít;

Bước 4: Vận hành máy trộn

- Trộn khô hỗn hợp xi măng và đá mạt trong thời gian từ 30 đến 40 giây

- Cấp nước và trộn thêm 45 đến 50 giây nữa là được.

Bước 5: Xả vật liệu

Để xả vật liệu bạn phải mở cửa và thời gian xả là 30 đến 35 giây để vật liệu được xả hoàn toàn.

Bước 6: Trộn mẻ tiếp theo

Khi đã xả hết nguyên liệu trong thùng trộn bạn tiếp tục quay lại những bước trên để trộn mẻ tiếp theo.

Bước 7: Thực hiện ép

Khởi động máy ép, cho vật liệu vào trong khuôn để ép

Bước 8: Lấy gạch ra

Dùng xe đẩy gạch lấy gạch ra khỏi khu sản xuất. Xếp gạch vào vị trí đúng theo quy định.

Bước 9: Bảo dưỡng gạch

Khi đủ thời gian từ 12 đến 24 giờ và cường độ gạch đảm bảo thì vận chuyển ra khỏi vị trí cũ và xếp gạch vào khu vực thích hợp để bảo dưỡng. Thời gian bảo dưỡng gạch là 2 ngày.

7. Lưu ý chọn nơi sản xuất gạch bằng máy ép gạch không nung

- Chọn nơi gần với nơi cấp nguồn nguyên vật liệu để giảm chi phí vận chuyển.

- Chọn nơi có nguồn nước, nguồn điện, tiện cho việc giao thông vận tải.

- Chọn nơi gần khu tiêu thụ, khu đông đúc dân cư.

8. Lưu ý khi sản xuất gạch bằng máy ép gạch không nung

- Sau mỗi ca làm việc phải vệ sinh, bảo dưỡng máy cẩn thận, đảm bảo năng suất máy và chất lượng của viên gạch.

- Vì gạch là dạng đặc hay rỗng có lỗ, vậy nên khe hở tiếp liệu của khuôn nhỏ. Khi chọn nguyên vật liệu cần đảm bảo chất lượng đá mạt ở mức đồng đều. Bởi khi độ hàng càng đồng đều thì chất lượng gạch sẽ càng cao.

- Thành phần trộn phải đúng quy định. Nếu quá nhiều sẽ gây nhão, khó hình thành viên gạch. Còn nếu quá ít thì gạch cũng sẽ không hình thành hoặc có đi chăng nữa thì cũng dễ bị bở tơi.

- Việc vận chuyển viên gạch lúc đầu sau khi ép phải được thực hiện nhẹ nhàng, chính xác. Mặt nền nhà xưởng phải bằng phẳng, di chuyển phải nhẹ nhàng, tránh làm vỡ kết cấu bê tông ảnh hưởng đến chất lượng viên gạch.

- Trong quá trình vận hành máy nếu có sự cố bất thường phải ngưng lại kiểm tra ngay.

9. Một số lỗi thường gặp ở máy ép gạch không nung

+ Đối với phần cơ khí

STT

Nội dung hỏng hóc

Nguyên nhân

Cách khắc phục

1

Phát sinh, tiếng kêu lạ trong các máy: Trộn, máy ép gạch...

Gãy vỡ các cơ cấu máy

Hàn lại hoặc thay thế

Vỡ bạc, bi

Thay thế ổ bi, bạc mới theo tiêu chuẩn

Vỡ bánh răng (hộp số)

Thay cả hộp số hoặc động cơ hộp số

Bu lông, ê cu bị gãy vỡ

Thay thế ê cu, bu lông

2

Máy không chạy: Máy trộn, băng tải vận chuyển vật liệu ép gạch, máy ép gạch

Bị kẹt vì bám dính hỗn hợp

Ngừng hoạt động, vệ sinh lại

Vướng, mắc các vật lạ

Ngừng hoạt động máy, kiểm tra và vệ sinh máy

Vì một số nguyên nhân khác

Thông báo với kỹ thuật

+ Đối với phần điện

STT

Nội dung hỏng hóc

Nguyên nhân

Cách khắc phục

1

Không khởi động các động cơ điện trong hệ thống

Các nút bấm tương ứng bị hỏng

Kiểm tra, thay mới nút bấm

Rơ le nhiệt quá tải

Kiểm tra, thay đổi mức rơ le nhiệt

Động cơ tương ứng bị cháy, đứt dây,...

Kiểm tra và xử lý đứt dây, cuốn lại động cơ.

2

Khi khởi động các động cơ, động cơ quay chậm, có tiếng kêu lạ nếu để 1¸2 (phút) động cơ nóng lạ thường

Mất 01 pha trong 3 pha điện

Tắt máy kiểm tra pha và khắc phục ngay

Sát cốt động cơ

Gỡ động cơ, xử lý sát cốt động cơ

10. Một số loại máy ép gạch không nung thông dụng nhất

- Máy ép gạch CT6

Chế độ vận hành

  Tự động

 Công suất điện (Kw)

  45

 Lực ép (Tấn)

  120

 Kích thước máy (DxRxC)m

  6.5x 1.2x 4.5

 Chu kỳ ép (giây)

  30

 Công nhân vận hành (người)

  3- 4

 Diện tích nhà xưởng (m2)

  600- 800           

 Diện tích sân phơi (m2)

  1.200- 2.000

 - Máy ép tĩnh song động CT9

Chế độ vận hành

  Tự động

 Công suất điện (Kw)

  60

 Lực ép (Tấn)

  120

 Kích thước máy (DxRxC)m

  12 x 1.5 x 4.5

 Chu kỳ ép (giây)

  35

 Công nhân vận hành (người)

  4 - 6

 Diện tích nhà xưởng (m2)

  600 - 800           

 Diện tích sân phơi (m2)

  1.200 - 2.000

- Máy ép gạch CT12

Chế độ vận hành

  Tự động

 Công suất điện (Kw)

  45

 Lực ép (Tấn)

  120

 Kích thước máy (DxRxC)m

  6.5x 1.2x 4.5

 Chu kỳ ép (giây)

  35

 Công nhân vận hành (người)

  3- 4

 Diện tích nhà xưởng (m2)

  600- 800           

 Diện tích sân phơi (m2)

  1.200- 2.000

- Máy ép gạch CT16

Chế độ vận hành

  Tự động

 Công suất điện (Kw)

  110

 Lực ép (Tấn)

  350

 Kích thước máy (DxRxC)m

  13.5 x 1.8 x 4.5

 Chu kỳ ép (giây)

  35

 Công nhân vận hành (người)

  6 - 8

 Diện tích nhà xưởng (m2)

  800 - 1.000           

 Diện tích sân phơi (m2)

  1.500- 2.000

- Máy ép gạch CT24

Chế độ vận hành

  Tự động

 Công suất điện (Kw)

  110

 Lực ép (Tấn)

  350

 Kích thước máy (DxRxC)m

  13.5x 1.8x 4.5

 Chu kỳ ép (giây)

  35

 Công nhân vận hành (người)

  6- 8

 Diện tích nhà xưởng (m2)

  800- 1200           

 Diện tích sân phơi (m2)

  1.200- 2.000

- Máy ép gạch CT30

Chế độ vận hành

  Tự động

 Công suất điện (Kw)

  120

 Lực ép (Tấn)

  350-450

 Kích thước máy (DxRxC)m

  13.5 x 1.8 x 4.5

 Chu kỳ ép (giây)

  35-45

 Công nhân vận hành (người)

  6 - 8

 Diện tích nhà xưởng (m2)

  1.000 - 1.200           

 Diện tích sân phơi (m2)

  1.500- 2.000

- Máy ép gạch CT40

Chế độ vận hành

  Tự động

 Công suất điện (Kw)

  120

 Lực ép (Tấn)

  450-500

 Kích thước máy (DxRxC)m

  13.5 x 1.8 x 4.5

 Chu kỳ ép (giây)

  35-45

 Công nhân vận hành (người)

4-5

 Diện tích nhà xưởng (m2)

  1.000 - 1.200           

 Diện tích sân phơi (m2)

  1.500- 2.000

Trên đây là chia sẻ về bảng giá máy ép gạch không nung và những kinh nghiệm bổ ích khi sử dụng loại máy này. Nếu còn thắc mắc gì, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn đầy đủ hơn bạn nhé!

Thùy Duyên

Chia sẻ

Tin liên quan

Từ khóa » Giá Máy ép Gạch Block