Bảng Giá Nước Sạch Hà Nội 2022, Cách Tính Tiền Nước Sinh Hoạt

Chọn nhanh

Toggle
  • 1. Giá bán nước sạch Hà Nội cho đối tượng là hộ gia đình sử dụng vào mục đích sinh hoạt
  • 2. Giá bán nước sạch Hà Nội cho các đối tượng là các cơ quan hành chính, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
  • 3. Giá nước sạch cho hộ nghèo ở Hà Nội
  • 4. Cách tính tiền nước sinh hoạt từ chuyên gia Trần Văn Phương
  • Lưu ý:
  • 6. Chia sẻ 5 mẹo giúp tiết kiệm nước tối đa từ chuyên gia
    • 1. Tắt vòi nước sau khi sử dụng
    • 2. Thường xuyên kiểm tra xem vòi nước có bị rò rỉ không?
    • 3. Thay thế các vòi nước thông thường bằng vòi hoa sen
    • 4. Hạn chế sử dụng loại bồn tắm nằm
    • 5. Tận dụng nguồn nước khác
  • 7. Cách Thanh Toán Hóa Đơn Nước Trực Tuyến: Bước Vào Thế Giới Tiện Lợi
    • 1. Thanh toán bằng Tài Khoản Ngân Hàng Trực Tuyến
    • 2. Sử Dụng Ứng Dụng Ví Điện Tử
    • 3. Thanh Toán Qua Máy ATM
  • 8. Câu hỏi thường gặp về việc điều chỉnh giá nước tại Hà Nội
    • 7.1. Tại sao giá nước sinh hoạt tại Hà Nội lại tăng?
    • 7.2. Làm thế nào để tiết kiệm nước trong bối cảnh giá nước tăng?
    • 7.3. Có những biện pháp hỗ trợ nào dành cho người dân bị ảnh hưởng bởi việc tăng giá nước?
    • 7.4. Giá nước tăng có ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp và doanh nghiệp tại Hà Nội không?

Giá nước sạch Hà Nội? Giá nước sạch kinh doanh Hà Nội? Giá nước sạch sinh hoạt tại Hà Nội 2024?… Đầy đều là những nội dung đang được người dân tìm kiếm khá nhiều trong khoảng thời gian gần đây.

Có thể nói không chỉ riêng Hà Nội mà nhu cầu sử dụng nước sạch là một trong những nhu cầu sống tối thiểu nhất của con người Việt Nam. Để đảm bảo cho hoạt động cung cấp và tiêu thụ nước sạch một cách đồng bộ có hệ thống, đúng quy chuẩn, đặc biệt là khu vực thủ đô Hà Nội. Nhà Nước đã được ra Bảng giá nước sạch tại Hà Nội 2024 mới nhất hiện nay như sau:

1. Giá bán nước sạch Hà Nội cho đối tượng là hộ gia đình sử dụng vào mục đích sinh hoạt

  • Định mức sử dụng nước 10m3 đầu tiền (Từ ngày 01/7/2023 đến ngày 31/12/2023 là: 7.500 VNĐ/M3 ) – (Từ ngày 01/01/2024 đến ngày 31/12/2024 là: 8.500 VNĐ/M3)
  • Định mức sử dụng nước từ 10m3 đến 20m3 là: 8.800 VNĐ/M3
  • Định mức sử dụng nước từ 20m3 đến 30m3 là: 12.000 VNĐ/M3
  • Định mức sử dụng nước trên 30m3 là: 24.000 VNĐ/M3
gia-nuoc-sach-ha-noi2

2. Giá bán nước sạch Hà Nội cho các đối tượng là các cơ quan hành chính, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

  • Giá nước sử dụng cho cơ quan hành chính (Từ ngày 01/7/2023 đến ngày 31/12/2023 là: 12.000 VNĐ/M3 – Từ ngày 01/01/2024 đến ngày 31/12/2024 là: 13.500 VNĐ/M3)
  • Giá nước sử dụng cho các đơn vị dịch vụ công cộng (Từ ngày 01/7/2023 đến ngày 31/12/2023 là: 12.000 VNĐ/M3 – Từ ngày 01/01/2024 đến ngày 31/12/2024 là: 13.500 VNĐ/M3)
  • Giá nước cho đơn vị sản xuất (Từ ngày 01/7/2023 đến ngày 31/12/2023 là: 15.000 VNĐ/M3 – Từ ngày 01/01/2024 đến ngày 31/12/2024 là: 16.000 VNĐ/M3)
  • Giá nước sử dụng cho đơn vị kinh doanh dịch vụ (Từ ngày 01/7/2023 đến ngày 31/12/2023 là: 27.000 VNĐ/M3 – Từ ngày 01/01/2024 đến ngày 31/12/2024 là: 29.000 VNĐ/M3)
Giá bán nước sạch Hà Nội

3. Giá nước sạch cho hộ nghèo ở Hà Nội

Nhà nước đã điều chỉnh mức giá khác ưu ái hơn với hộ nghèo để tạo điều kiện cung cấp đầy đủ nhu cầu thiết yếu của các hộ nghèo và cận nghèo. (Từ ngày 01/7/2023 đến ngày 31/12/2023 là: 5.973 VNĐ/M3 – Từ ngày 01/01/2024 đến ngày 31/12/2024 là: 5.973 VNĐ/M3)

4. Cách tính tiền nước sinh hoạt từ chuyên gia Trần Văn Phương

Từ bảng giá nước sinh hoạt Hà Nội được nêu trên, đơn giá nước sạch sẽ được tính theo công thức lũy tích. Dựa vào đối tượng, mục đính, nhu cầu sử dụng để áp dụng đúng mức giá đi kèm.

Ví dụ: Nếu bạn là đối tượng thuộc hộ gia đình, mục đính sử dụng nước sạch để sinh hoạt, nấu ăn, tắm giặt…, một tháng bạn có thể sử dụng hết 35m3 nước thì hòa đơn tiền nước của gia đình bạn sẽ được tính như sau:

  • Bậc 1 = giá định mức sử dụng nước 10m3 đầu tiên (7.500 VNĐ/M3) x 10
  • Bậc 2 = giá định mức sử dụng nước 10 – 20m3 (8.800 VNĐ/M3) x 10
  • Bậc 3 = giá định mức sử dụng nước 20 – 30m3 (12.000 VNĐ/M3) x 10
  • Bậc 4 = giá định mức sử dụng nước 30m3 trở lên (24.000 VNĐ/M3) x 4

Như vậy, tổng số tiền nước của gia định bạn = bậc 1 + bậc 2 + bậc 3 + bậc 4

Lưu ý:

  • Giá bán nước sạch tại Hà Nội trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt. Vì vậy, khi tính hóa đơn thanh toán, bạn sẽ được cộng thêm thuế giá trị gia tăng là 5% và phí bảo vệ môi trường là 10%.
  • Các hộ gia đình tại các khu chung cư sử dụng nước với mục địch sinh hoạt. Mỗi hộ gia đình sẽ được đăng ký riêng sử dụng nước sinh hoặt bằng một hợp đồng sử dụng nước.
  • Đối với các trường hợp cung cấp nước sạch không nằm trong hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh của thành phố. UBND thành phố sẽ phê duyệt mức giá bán nước sạch cụ thể cho từng dự án.
  • Đối với người lao động và sinh viên thuê nhà để ở ( hợp đồng thuê nhà trên 12 tháng, căn cứ và hợp đồng thuê nhà, giấy tạm trú có xác nhận của cơ quan có thẩm quyến) thì cứ 04 người sẽ được tính là một hộ và được áp dụng giá nước sinh hoạt.

6. Chia sẻ 5 mẹo giúp tiết kiệm nước tối đa từ chuyên gia

Để giúp người dân kìm hãm tốc độ gia tăng của hóa đơn tiền điện nước, dưới đây Thông Hút Bể Phốt Hà Nội 1 xin được chia sẻ 7 mẹo nhỏ giúp tiết kiệm nuóc tối đa nhưng vẫn đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất hàng ngày của các bạn.

1. Tắt vòi nước sau khi sử dụng

Nhiều người thường hay quên tắt vòi nước sau khi sử dụng , vặn van nước không chặt khiến nước vẫn tiếp tục chảy nhỏ giọt. Điều này làm cho hóa đơn tiền nước tăng cao. Vậy nên hãy nhớ kĩ là tắt vòi nước cũng như khóa chặt van khi không có nhu cầu sử dụng nhé!

gia-nuoc-sach-ha-noi3

2. Thường xuyên kiểm tra xem vòi nước có bị rò rỉ không?

Sau một thời gián ử dụng, các khớp nối của ống nước sẽ xảy ra hiện tượng rò rỉ, nếu phát hiện nước chảy nhỏ giọt, mặc dù đã khóa van bạn nhanh chóng mua keo dán óng về dán lại hoặc thay óng mới nhé!

gia-nuoc-sach-ha-noi

3. Thay thế các vòi nước thông thường bằng vòi hoa sen

Với các loại vòi nước thông thường nếu không có chậu hứng ở dưới thì 60% lượng nước sẽ bị lãng phí, vậy nên để tiết kiệm nước bạn nên đầu tư lắp đặt voi hoa sen dạng phun nhỏ.

gia-nuoc-sach-ha-noi1

4. Hạn chế sử dụng loại bồn tắm nằm

Sự thoải mái nằm trong bồn tắm rất tuyệt vời nhưng nếu bạn muốn tiết kiệm nước thì hạn chế sử dụng loại bồn tắm này, do kích thước của bồn tắm khá lớn ( có thể chứa tới 1 – 2 khối nước) nên đây được coi là vật dụng làm tiêu tốn lượng nước nhiều nhất.

gia-nuoc-sach-ha-noi4

5. Tận dụng nguồn nước khác

Khi gặp trời mưa, bạn có thể sử dụng sô chậu hoặc bồn chứa để hứng nước mưa. Nếu ở nông thôn có chất lượng không khí trong lành thì bạn có thể dùng nước mưa để nấu ăn, đun sôi để uống… Còn ở thành phố bạn có thể dùng lượng nước mưa này để tưới cây, rửa sân, lau nhà, dội bồn cầu..v.v.

gia-nuoc-sach-ha-noi5

>>> Mời bạn xem thêm: Bảo vệ rừng là gì? hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

7. Cách Thanh Toán Hóa Đơn Nước Trực Tuyến: Bước Vào Thế Giới Tiện Lợi

Đối với nhiều người, việc thanh toán hóa đơn nước trực tuyến vẫn còn là một điều mới mẻ và xa lạ. Nhưng thực tế, việc này lại đơn giản và tiện lợi hơn nhiều so với phương thức truyền thống. Dưới đây là các bước cụ thể mà bạn có thể làm để thanh toán hóa đơn nước một cách nhanh chóng và hiệu quả.

1. Thanh toán bằng Tài Khoản Ngân Hàng Trực Tuyến

  • Bước 1: Truy cập vào trang web hoặc ứng dụng di động của ngân hàng mà bạn đang sử dụng.
  • Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản của bạn bằng thông tin đăng nhập được cung cấp.
  • Bước 3: Chọn mục “Thanh Toán Hóa Đơn” hoặc “Dịch Vụ Thanh Toán” trong giao diện ngân hàng trực tuyến.
  • Bước 4: Chọn loại hóa đơn là “Hóa Đơn Nước”.
  • Bước 5: Nhập mã khách hàng và số tiền cần thanh toán.
  • Bước 6: Xác nhận thông tin và hoàn tất giao dịch.

2. Sử Dụng Ứng Dụng Ví Điện Tử

  • Bước 1: Tải và cài đặt ứng dụng ví điện tử như MoMo, ZaloPay, hoặc AirPay từ cửa hàng ứng dụng trên điện thoại của bạn.
  • Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản của bạn hoặc thực hiện đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản.
  • Bước 3: Chọn mục “Thanh Toán Hóa Đơn” hoặc “Dịch Vụ” trong ứng dụng.
  • Bước 4: Chọn loại hóa đơn là “Hóa Đơn Nước”.
  • Bước 5: Nhập mã khách hàng và số tiền cần thanh toán.
  • Bước 6: Xác nhận thông tin và hoàn tất giao dịch.

3. Thanh Toán Qua Máy ATM

  • Bước 1: Tìm và đi đến máy ATM gần nhất của ngân hàng mà bạn đang sử dụng.
  • Bước 2: Đặt thẻ ATM vào máy và nhập mã PIN của bạn.
  • Bước 3: Chọn mục “Thanh Toán Hóa Đơn” trên màn hình.
  • Bước 4: Chọn loại hóa đơn là “Hóa Đơn Nước”.
  • Bước 5: Nhập mã khách hàng và số tiền cần thanh toán.
  • Bước 6: Xác nhận thông tin và hoàn tất giao dịch.

8. Câu hỏi thường gặp về việc điều chỉnh giá nước tại Hà Nội

7.1. Tại sao giá nước sinh hoạt tại Hà Nội lại tăng?

Việc điều chỉnh giá nước sinh hoạt tại Hà Nội được thực hiện nhằm điều chỉnh lại chi phí sản xuất, vận hành và bảo trì hệ thống cung cấp nước sạch. Nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng cùng với sự khan hiếm nguồn nước và giá nguyên liệu sản xuất, các cơ quan quản lý ngành nước đã đưa ra quyết định điều chỉnh giá để đảm bảo đủ nguồn kinh phí duy trì, nâng cấp và cải thiện hệ thống cung cấp nước cho cộng đồng.

7.2. Làm thế nào để tiết kiệm nước trong bối cảnh giá nước tăng?

Trước việc điều chỉnh giá nước, việc tiết kiệm nước đã là một chủ đề quan trọng, nhưng hiện nay càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Có một số biện pháp mà người dân và doanh nghiệp có thể áp dụng để tiết kiệm nước trong cuộc sống hàng ngày, như:

  • Sử dụng vòi nước có tính năng điều chỉnh áp lực, giúp tiết kiệm lượng nước sử dụng mỗi lần mở vòi.
  • Kiểm tra và sửa chữa các thiết bị, đường ống có dấu hiệu rò rỉ để tránh lãng phí nước.
  • Sử dụng máy rửa bát và máy giặt có tính năng tiết kiệm nước, chọn chương trình giặt phù hợp với lượng quần áo và đồ dùng.
  • Thay đổi thói quen tắm và rửa tay tiết kiệm nước, hạn chế thời gian sử dụng nước khi không cần thiết.
  • Thu thập nước mưa và tái sử dụng nước để tưới cây, lau chùi nhà cửa.

7.3. Có những biện pháp hỗ trợ nào dành cho người dân bị ảnh hưởng bởi việc tăng giá nước?

Đối với những hộ gia đình và người dân có hoàn cảnh khó khăn, chính quyền Hà Nội đã triển khai một số chính sách hỗ trợ nhằm giảm bớt áp lực do tăng giá nước. Các biện pháp hỗ trợ bao gồm:

  • Ưu đãi giá nước cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, gia đình chính sách, người cao tuổi và người khuyết tật.
  • Khuyến khích sử dụng nước tái sử dụng và các nguồn nước thay thế để giảm chi phí nước sinh hoạt.
  • Tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn về việc tiết kiệm nước và sử dụng hiệu quả nguồn nước trong cộng đồng.

7.4. Giá nước tăng có ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp và doanh nghiệp tại Hà Nội không?

Điều chỉnh giá nước cũng đồng thời ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và ngành công nghiệp tại Hà Nội. Giá nước tăng làm tăng chi phí sản xuất và kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp tiêu thụ nước lớn như sản xuất, nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Việc tăng giá nước có thể tạo áp lực lên doanh nghiệp và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Trên đây là Bảng giá nước sạch tại Hà Nội mới nhất 2024, cách tính tiền nước sinh hoạt từ chuyên gia Trần Văn Phương mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp tiết kiệm được tiền điện nước và sử dụng nước một cách an toàn khoa học. Chúc bạn thành công.

>>> Có thể bạn quan tâm, xem ngay: Bảng giá dịch vụ vệ sinh hút bể phốt tại Hà Nội chuẩn nhất hiện nay

Theo: Tuka

4.7/5 - (16 bình chọn)

Từ khóa » đơn Giá M3 Nước