Bảng Giá Nước Sinh Hoạt Mới Nhất 2022 (chi Tiết) - Việt Tín

Nội Dung

  • 1 Quy định về giá nước sinh hoạt chính thức
    • 1.1 Giá nước sinh hoạt cho hộ gia đình
    • 1.2 Giá nước sạch cho hộ nghèo
    • 1.3 Giá nước cho doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh
  • 2 Cách tính giá nước sinh hoạt
  • 3 Cách giảm hoá đơn tiền nước hiệu quả
    • 3.1 Xử lý chất thải thông qua bể phốt
    • 3.2 Giữ sạch nguồn nước ngầm
    • 3.3 Tiết kiệm nước sạch
      • 3.3.1 Related posts:
5/5 - (1 bình chọn)

Nước sinh hoạt có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của mỗi người, mỗi gia đình. Trong khi đó, tình trạng nước lưu trữ tự nhiên ngày càng giảm đã ảnh hưởng đến mức giá nước vào mỗi thời điểm khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng cập nhật bảng giá nước sinh hoạt mới nhất để có thể kiểm soát lượng nước sử dụng mỗi ngày, tránh lãng phí.

Bạn xem thêm: Hút bể phốt tại Hà Nội

Quy định về giá nước sinh hoạt chính thức

Giá nước sinh hoạt phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như nguồn nước cung cấp thuộc nhà máy nước nào, đối tượng sử dụng, mục đích sử dụng…

Tuy nhiên, nhà nước cũng quy định thống nhất giá nước để thuận tiện cho người sử dụng có phương án, kế hoạch phù hợp. Bạn có thể tham khảo bảng giá nước sinh hoạt của mỗi đối tượng sử dụng sau:

Bảng giá nước sinh hoạt 1
Bảng giá nước chính thức mới nhất

Xem thêm: Chi tiết kỹ thuật lắp đặt bệ xí xổm đúng chuẩn mới nhất

Giá nước sinh hoạt cho hộ gia đình

Giá nước sinh hoạt cho hộ gia đình điều chỉnh kể từ ngày 1/10/2015 đến nay tại thành phố Hà Nội được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định cụ thể như sau:

  • Mức 10m3 nước sạch đầu tiên: 5.973 đồng/m3
  • Từ trên 10 đến 20m3: 7.052 đồng/m3
  • Từ trên 20 đến 30m3: 8.669 đồng/m3
  • Trên 30m3: 15.929 đồng/m3

Theo biểu giá nước sạch trên, nếu người tiêu dùng sử dụng càng nhiều nước thì số tiền sẽ tăng lên theo từng mức khác nhau. Phương pháp này nhằm khuyến khích các hộ gia đình sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý để cắt giảm chi phí không cần thiết.

Giá nước sạch cho hộ nghèo

Nhà nước có mức giá khác đối với hộ nghèo để tạo điều kiện cung cấp đầy đủ nhu cầu thiết yếu của các hộ nghèo và cận nghèo. Mức giá nước sạch của hộ nghèo được ưu đãi nên thấp hơn nhiều so với mức giá thông thường bởi các hộ nghèo được nhà nước trợ cấp giá nước sinh hoạt với mức biểu giá cụ thể như sau:

  • Mức 10m3 nước sạch đầu tiên: 3.600 đồng/m3
  • Từ trên 10 đến 20m3: 4.500 đồng/m3
  • Từ trên 20 đến 30m3: 5.600 đồng/m3
  • Trên 30m3: 6.700 đồng/m3

Giá nước cho doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh

Đối với các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh thường sử dụng lượng nước lớn để sản xuất nên nhà nước áp dụng mức giá riêng đối với các đối tượng này như sau:

  • Nước sử dụng cho các cơ quan hành chính: 9.955 đồng/m3.
  • Nước sử dụng cho các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công cộng: 9.955 đồng/m3.
  • Nước sử dụng cho các đơn vị sản xuất: 11.615 đồng/m3.
  • Nước sử dụng cho kinh doanh dịch vụ: 22.068 đồng/m3.

Xem thêm: Những loại máy hút bể phốt thông dụng

Cách tính giá nước sinh hoạt

Theo quy định về bảng giá nước sinh hoạt nêu trên, đơn giá nước sạch sẽ được tính theo công thức luỹ tích. Bạn cần xác định rõ đối tượng, mục đích, nhu cầu sử dụng để áp dụng đúng mức giá.

Nếu bạn thuộc đối tượng là hộ gia đình, mục đích sử dụng nước để sinh hoạt hàng ngày như tắm giặt, nấu ăn…, một tháng bạn sử dụng hết 34 m3 nước thì hoá đơn tiền nước của bạn được tính như sau:

  • Bậc 1 = Giá nước 10m3 đầu tiên (5.973 đồng/m3) x 10
  • Bậc 2 = Giá nước 10 – 20 m3 (7.052 đồng/m3) x 10
  • Bậc 3 = Giá nước 20 – 30 m3 (8.669 đồng/m3) x 10
  • Bậc 4 = Giá nước 30 m3 trở lên (15.929 đồng/m3) x 4

Như vậy, tổng số tiền nước của hộ gia đình bạn = bậc 1 + bậc 2 + bậc 3 + bậc 4

Lưu ý:  Giá bán nước sạch trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt. Vì thế, khi tính mức giá thanh toán, bạn cần tính thêm thuế giá trị gia tăng 5% và phí bảo vệ môi trường 10%.

Bảng giá nước sinh hoạt 2
Bảng giá nước sinh hoạt mới nhất 2024

Xem thêm: Cách lắp quạt hút mùi nhà vệ sinh

Cách giảm hoá đơn tiền nước hiệu quả

Xử lý chất thải thông qua bể phốt

Hiện nay, các hộ gia đình sử dụng hệ thống bể phốt tự hoại để sử dụng nguồn nước thải sau khi xử lý phục vụ cho việc tưới tiêu hoa màu, cây ăn quả nên cắt giảm rất nhiều chi phí sử dụng nước. Tuy nhiên, để đảm bảo hệ thống bể phốt hoạt động đúng quy trình, bạn cần hút bể phốt định kỳ 3 – 4 năm/1 lần và tiến hành kiểm tra tình trạng bể phốt để hút kịp thời nếu bị đầy hay gặp phải tắc nghẽn.

Bảng giá nước sinh hoạt 3
Sử dụng bể phốt tự hoại hiệu quả giúp tiết kiệm nước

Giữ sạch nguồn nước ngầm

Hầm cầu, hầm vệ sinh thường được đào sâu trong lòng đất nên rất dễ gây ảnh hưởng đến hệ thống nước ngầm. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm có thể do chất thải đầy, tích tụ trong hầm cầu, hầm vệ sinh dễ ngấm vào lòng đất gây ô nhiễm môi trường nước. Vậy nên, cần giữ sạch nguồn nước ngầm bằng cách xây dựng hệ thống bể phốt hiệu quả.

Tiết kiệm nước sạch

Để tránh lãng phí nước khi sử dụng, bạn cần tránh nước chảy rò rỉ bằng cách kiểm tra hệ thống đường ống, bể chứa, van, vòi mở nước khi không sử dụng. Bạn cũng có thể tái sử dụng nguồn nước để phục vụ cho việc thích hợp…

Bạn xem thêm dịch vụ sửa chưa điện nước tại Hà Nội 

Trên đây là bảng giá nước sinh hoạt cập nhật mới nhất 2024 cũng như và các cách sử dụng nước tiết kiệm mà Việt Tín muốn gửi đến các bạn. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, bạn sẽ chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn nước hiệu quả. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các bạn trong các bài tiếp theo!

Related posts:

Top 5 máy thông tắc cống lò xo giá rẻ nhấtHướng dẫn chi tiết kỹ thuật lắp đặt bệ xí xổm đúng chuẩnCác loại chất thải nguy hại từ y tế,sinh hoạt và công-nông nghiệpCách sử dụng chai thả bồn cầu diệt khuẩn khử mùi hiệu quảVì sao luôn có nước trong bồn cầu? Có quan trọng không?Ô nhiễm môi trường biển: Nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp

Từ khóa » đơn Giá Tiền Nước Tphcm