Bảng Giá Tôn Lợp Mái Nhà Tháng 8, 2022 - Vật Liệu Xây Dựng

Tôn lợp mái là vật liệu lợp mái đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Được sản xuất trên công nghệ hiện đại, tôn lợp mang nhiều ưu điểm vượt trội, nhận được sự tin tưởng của các nhà thầu, đơn vị thi công và các gia chủ. Hãy cùng báo vật liệu xây dựng tìm hiểu về đặc điểm tôn lợp mái nhé.

1.1 Ưu điểm tôn lợp mái

Trên thị trường hiện nay, tôn lợp mái được sử dụng rất phổ biến là vật liệu không thể thiếu cho các công trình xây dựng nhà ở, nhà máy, khu công nghiệp..

a) Độ bền cao

Tôn lợp mái thường được sản xuất bằng các chất liệu nhôm, kẽm, hợp kim nhôm kẽm cho độ bền cao, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt như ở nước ta. Với độ bền cao kéo theo tuổi thọ sử dụng mái tôn cũng tăng cao, thông thường mái tôn có tuổi thọ từ 30 – 40 năm.

b) Trọng lượng nhẹ

Sản phẩm tôn lợp mái có trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với các vật liệu khác, đặc biệt là so với ngói và mái bê tông. Giúp giảm tải trọng cho kết cấu móng hoặc không cần phải gia cố thêm móng nhà. 

Với trọng lượng nhẹ nó còn dễ dàng vận chuyển đến các công trình xây dựng. Vì thế, việc thi công lợp mái tôn rất đơn giản, không có nhiều chi tiết quá phức tạp.

c) Tính thẩm mỹ cao

Vật liệu tôn lợp mái hiện nay vô cùng đa dạng về màu sắc, kiểu dáng. Người dùng có thể dễ dàng tìm thấy màu tôn thích hợp với kiến trúc và sở thích của mình, nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình.

d) Tiết kiệm chi phí 

Tấm tôn lợp mái có chi phí thấp hơn rất nhiều so với các kiểu lợp mái khác. Ngoài ra, với tuổi thọ dài, chi phí bảo trì gần như không đáng kể sẽ là ưu điểm lớn cho khách hàng khi lựa chọn loại vật liệu này để thi công.

e) Thân thiện với môi trường

Tôn lợp là vật liệu thân thiện vơi môi trường, có thể tái chế khi không sử dụng nữa.

1.2 Phân loại tôn lợp mái

Có nhiều cách để phân loại tôn lợp mái

  • Theo thương hiệu: tôn Hoa Sen, tôn Phương Nam, tôn Đông Á, tôn BlueScope Zacs…
  • Theo số lớp cấu tạo: tôn thường 1 lớp, tôn 2 lớp sandwich Panel, tôn cách nhiệt 3 lớp
  • Theo chất liệu: tôn nhôm, tôn kẽm, tôn thép: tôn mạ kẽm, tôn mạ hợp kim nhôm kẽm.

1.3 Các loại sóng tôn lợp mái

Tôn thép Nguyễn Thi giới thiệu đến quý khách các loại sóng tôn được sử dụng đề lợp mái nhà rất phổ biến hiện nay.

Vì là đại lý cấp 1 nên chúng tôi luôn mang đến khách hàng những sản phẩm với mức giá cạnh tranh trên thị trường, ngoài ra còn có chính sách ưu đãi đối với những đơn hàng lớn và hỗ trợ vận chuyển đến tận nơi công trình.

Sau khi đã lựa chọn được loại tôn lợp mái nào tốt nhất thì tiếp theo người dùng cần phải xem xét những vấn đề sau để có thể lựa chọn được vật liệu tốt nhất cho mái nhà của mình. Hãy cùng, Đại lý tôn Nguyễn Thi tìm hiểu về kinh nghiệm lựa chọn tôn lợp mái nhé.

Các tấm tôn hiện được cán rất nhiều sóng để phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau như lợp mái, đóng trần hay làm vách ngăn. Nếu sử dụng để lợp mái thì người dùng có thể lựa chọn tôn 5 sóng, 9 sóng hoặc 11 sóng. Dưới đây là chi tiết từng loại.

a) Tôn 5 sóng

 

  • Khổ chiều rộng: 1070mm
  • Khoảng cách giữa 2 bước sóng liên tiếp: 250mm
  • Chiều cao sóng tôn: 32mm
  • Độ dày: 0.35mm – 0.50mm
  • Chiều dài: cắt theo yêu cầu khách hàng.

b) Tôn 9 sóng

 

  • Chiều rộng khổ tole: 1000mm
  • Khoảng cách giữa các bước sóng:125
  • Chiều cao sóng tole: 21
  • Độ dày: 0.35mm – 0.50mm
  • Chiều dài: cắt theo yêu cầu khách hàng.

d) Tôn 11 sóng

 

  • Khổ tôn: 1,07m; khổ rộng hữu dụng 1m
  • Khoảng cách giữa các sóng: 10cm.
  • Chiều cao sóng tôn: 2 cm
  • Chiều dài thông dụng 2m, 2,4m, 3m

3.2 Độ dày tôn lợp mái là bao nhiêu?

Độ dày của tôn thường được tính bằng zem. 1 zem bằng 0,1mm, 2 zem bằng 0,2mm, tương tự như vậy 10 zem bằng 1mm.

Tôn càng dày thì khối lượng càng nặng và giá thành cũng càng cao. Nhưng độ bền cũng cao hơn, tuy nhiên bạn vẫn nên lựa chọn tôn có độ dày phù hợp với kiến trúc. 

Độ dày lý tưởng cho hầu hết công trình có kết cấu kẹp chặt, có khả năng chống chịu được các tác động của môi trường, thời tiết mà vẫn giữ được độ bền đó là 4 – 5 zem. 

Độ dày này giúp tăng khả năng chống nóng, giảm tiếng ồn khi mưa to, gió lốc hoặc các âm thanh khác.

3.3 Kích thước tôn lợp mái

Thông thường kích thước tôn lợp mái tiêu chuẩn sẽ giao động trong khoảng 0,9m - 1, 07m thành phẩm và khổ hữu dụng sẽ dao động trong khoảng 0,85m – 1m.

Tuy nhiên, cũng có một số loại tôn có khổ đặc biệt, kích thước sản phẩm có thể to hơn một chút khoảng 1,2m – 1,6m và khổ hữu dụng sẽ dao động trong khoảng 1,17m – 1,55m.

3.4 Khoảng cách xà gồ lợp tôn

Xà gồ thường được ứng dụng để làm mái, làm khung cho các công trình. Đối với công trình nhà xưởng, người ta thường dùng xà gồ để làm khung, còn đối với công trình xây nhà, kho thì thường dùng xà gồ làm kèo thép để tăng độ cứng chắc cho tầng mái của công trình.

Vì vậy có thể nói xà gồ là một bộ phận rất quan trọng trong một công trình, là yếu tố giúp cho công trình được bền, đẹp, cứng chắc, không bị ảnh hưởng bởi tác động của thiên tai và thời tiết.

Tùy theo từng công trình với từng loại khung kèo khác nhau mà khoảng cách xà gồ lợp tôn sẽ khác nhau. Thực tế, khoảng cách xà gồ từ 70 – 90cm với tôn 1 lớp, 80 – 120cm với tôn xốp chống nóng là hợp lý.

TƯ VẤN NHANH: 0965 234 999 - 0911 677 799

Từ khóa » độ Dày Của Tôn Lợp Mái