Bảng Giá Xi Măng Xây Dựng Phổ Biến Tại Việt Nam 2022 - CafeLand.Vn

Xi măng là thành phần quan trọng nhất của bê tông, là yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng của bê tông và độ bền của công trình. Điều các nhà thầu cần là lựa chọn loại xi măng phù hợp để công trình đạt chất lượng cao nhất, có được độ bền, vững chãi nhất.

Ngày nay, xi măng được sử dụng rất rộng rãi do ưu điểm thi công đơn giản, nguyên vật liệu ban đầu đã có sẵn, có tính chất cơ học tốt, tuổi thọ cao.

Xi măng là sản phẩm nghiền mịn của clinker xi măng với những phụ gia như vỏ sò, đất sét

Trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, xi măng chính là loại vật liệu chính để xây nhà, cầu cống. Đây là sản phẩm nghiền mịn của clinker xi măng với những phụ gia (vỏ sò, đất sét) khác theo tỷ lệ thích hợp. Khi được trộn với nước và cát, đá, nó sẽ thiết lập và cứng như đá ngay lập tức, bền, chịu đựng các tác động từ bên ngoài rất tốt.

Các loại xi măng dùng trong xây dựng

Với sự phát triển không ngừng của khoa kỹ thuật hiện đại, ngày càng xuất hiện nhiều hơn các loại xi măng với chất lượng và thương hiệu khác nhau.

Mỗi loại xi măng có những đặc điểm, tính chất và khả năng ứng dụng riêng biệt. Do đó, trước khi chọn mua loại xi măng nào, người dùng thường căn cứ vào các yếu tố như mác xi măng, độ cứng và độ bền của bê tông, quy mô tính chất công trình, yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng.

Thị trường hiện nay có 2 loại xi măng phổ biến đó là PCB và PC

Trước đây, trên thị trường chỉ có duy nhất một loại xi măng pooc lăng (Portland) thông dụng, nay đã có 2 loại xi măng PCB và PC. Bên cạnh đó còn có một số chủng loại xi măng đặc chủng bao gồm: xi măng bền sun phát, xi măng giếng khoan dầu khí, xi măng ít tỏa nhiệt, xi măng tro bay…

Xi măng pooc lăng

Xi măng pooc lăng được cấu tạo chủ yếu từ Clinker Portland (chiếm tỷ lệ 95-96%) và thạch cao (chiếm tỉ lệ 4-5%). Xi măng pooc lăng được sử dụng chủ yếu trong các công trình xây dựng.

Bên cạnh 2 thành phần chủ yếu là Clinker Portland và thạch cao, xi măng pooc lăng còn bao gồm các chất phụ gia khác như xỉ lò cao, tro than, puzolan tự nhiên… nhưng không quá 20%. Trong trường hợp những chất trên > 20%, thì người ta gọi nó là xi măng pooc lăng hỗn hợp. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng phải được thực hiện trong một giới hạn nhất định, không vượt quá 40% thành phần của xi măng pooc lăng.

Xi măng PC30

Xi măng PC30 hay còn được gọi là xi măng Portland Cement là một loại xi măng pooc lăng có chỉ số mác bằng 30. Mác xi măng được hiểu là cường độ chịu nén sau 28 ngày của hỗn hợp xi măng, và đo bằng đơn vị N/m2.

Xi măng PC40

Tương tự như xi măng PC30, xi măng PC40 là một loại xi măng pooc lăng có mác bằng 40, nghĩa là cường độ chịu nén bằng 40 N/m2.

Nhờ có khả năng chịu lực cao, nên loại xi măng này thường được dùng trong lĩnh vực xây dựng cao ốc, cầu đường, nhà xưởng, khu công nghiệp, những công trình đòi hỏi tiêu chí kỹ thuật cao và.

Xi măng PCB40

Xi măng PCB40 là loại xi măng PCB có chỉ số mác xi măng bằng 40. Xi măng PCB thực chất là hỗn hợp xi măng pooc lăng được tạo nên từ clinker, thạch cao và khoảng 20% các chất phụ gia khác. Đây là một trong những loại xi măng pooc lăng hỗn hợp được ưa chuộng và ứng dụng phổ biến trong ngành xây dựng.

Xi măng bền sunfat

Xi măng bền sunfat là một loại xi măng pooc lăng, được thiết kế để cải thiện tính chất bê tông ở những nơi có sự xâm thực bởi sunfat. Trong đó, hàm lượng chất tricalcium aluminate (C3A) bị hạn chế ở mức < 5% và hợp chất 2C3A+C4AF thấp hơn 25%. Mục đích của việc này là giảm sự hình thành muối sunfat, ngăn chặn khả năng xâm nhập của sunfat vào bê tông.

Sản phẩm xi măng bền sunfat sử dụng các công trình trong những môi trường khắc nghiệt như ngoài bờ biển hoặc các môi trường nhiễm mặn. Xi măng bền sunfat giúp giảm thiểu sự ăn mòn và phá hủy kết cấu thép. Những thiết kế đặc biệt sử dụng xi măng bền sunfat cũng giảm thiểu tính thấm nước của bê tông.

Tổng quan về thị trường xi măng

Hiện nay, ngành xi măng Việt Nam đang ở trong tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”, dư thừa nguồn cung khi công suất sản xuất vượt quá nhu cầu thị trường nội địa, trong khi lại thiếu các nhà máy xi măng quy mô lớn.

Cụ thể, trong khi nhu cầu xi măng nội địa hiện nay chỉ đạt dưới 65 triệu tấn thì quy mô công suất toàn ngành đã lên tới gần 107 triệu tấn. Điều này dẫn đến tình trạng dư cung trầm trọng và ngày càng phụ thuộc vào kênh tiêu thụ xuất khẩu. Theo đó, việc thiếu hiệu quả sản xuất theo quy mô và tình trạng dư cung kéo dài là những lý do chính ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành xi măng hiện nay.

Ngành xi măng Việt Nam đang ở trong tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”

Hiện cả nước có 90 dây chuyền sản xuất xi măng, với tổng công suất gần 110 triệu tấn/năm. Sản lượng xi măng của Việt Nam gần như liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2000 là 13,3 triệu tấn, đến năm 2020 là 109 triệu tấn, riêng năm 2021 do tác động của đại dịch Covid-19 giảm còn 101,2 triệu tấn.

Trong năm 2022, cả nước dự kiến sẽ có thêm 3 dây chuyền sản xuất xi măng mới đi vào hoạt động, gồm dự án xi măng Xuân Thành 3, dự án xi măng Long Thành và dự án xi măng Đại Dương 1, với công suất khoảng 8,8 triệu tấn/năm. Theo đó, ước tính công suất trong nước sẽ tăng từ 10-15%, thị trường xi măng cung vượt cầu ở mức cao sẽ dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn giữa các thương hiệu.

Năm nay, tiêu thụ xi măng sẽ tiếp tục tăng theo đà phục hồi của nền kinh tế. Nhờ hưởng lợi từ các dự án đầu tư hạ tầng trong giai đoạn này, nên sản lượng tiêu thụ xi măng trong nước tăng đáng kể. Cụ thể, ước tính tiêu thụ xi măng nội địa trong 5 tháng đầu năm đạt gần 27 triệu tấn, cộng với hơn 17 triệu tấn xuất khẩu, nâng tổng sản lượng tiêu thụ xi măng khoảng 44 triệu tấn.

Dự báo thời gian tới, tiêu thụ xi măng thị trường nội địa sẽ tiếp tục tăng theo đà phục hồi của nền kinh tế và nhờ hưởng lợi từ các dự án đầu tư hạ tầng. Mặt khác, các doanh nghiệp đang đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu khi các nhà sản xuất xi măng lớn trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc cắt giảm công suất.

Giá một số thương hiệu xi măng phổ biến

Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều thương hiệu xi măng với chất lượng và giá bán khác nhau. Giá bán xi măng trong nước tăng mạnh trong thời gian qua. Bộ Xây dựng cho biết, do ảnh hưởng của việc tăng giá các nguyên liệu đầu vào trong sản xuất xi măng như xăng dầu, than... nhiều doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh giá bán xi măng ra thị trường.

Theo đó, giá bán xi măng tăng khoảng gần 200.000 đồng/tấn so với thời điểm đầu năm, tùy từng loại xi măng và thương hiệu xi măng. Dưới đây là giá bán cụ thể của các thương hiệu xi măng nổi tiếng và được nhiều công trình sử dụng.

STT

Thương hiệu

Đơn vị

Xi măng PCB40

(Xi măng Pooc lăng hỗn hợp)

1

Xi măng Cẩm Phả

Đồng/tấn

1.430.259

2

Xi măng Vicem Hà Tiên

Đồng/tấn

1.675.926

3

Xi măng Fico Tây Ninh

Đồng/bao

91.000

4

Xi măng Công Thành

Đồng/bao

74.586

5

Xi măng Hạ Long

Đồng/bao

83.308

6

Xi măng Thăng Long

Đồng/bao

70.000

Bảng giá xi măng mới nhất năm 2022

Một trong các yếu tố bạn cần quan tâm khi mua xi măng là tiêu chuẩn trên bao bì. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6260:2009 là tiêu chuẩn được tiến hành chính thức và ép buộc đối với sản phẩm xi măng hỗn hợp tại Việt Nam hiện nay.

Việc quyết định đúng loại xi măng sẽ giúp tiết kiệm được chi phí xây dựng cũng tương tự đảm bảo được chất lượng của xi măng và chất lượng của công trình.

Từ khóa » Giá Xi Măng Công Trình