Bằng Lái Xe A2 Và Thông Tin Cập Nhật Mới Nhất Về Bằng A2

Mục lục

Toggle
  • 1. Bằng lái xe A2 là gì? 
  • 2. Bằng lái xe A2 chạy được xe gì?
  • 3. Điều kiện để thi bằng lái xe A2
  • 4. Quy trình thi bằng lái xe A2
    • 4.1 Phần thi lý thuyết
    • 4.2 Phần thi thực hành

Bằng lái xe A2 được đánh giá là loại bằng có “quyền lực” hơn so với bằng lái xe cơ bản A1. Vậy đây là loại bằng như thế nào? Làm thế nào để sở hữu được nó? Bài viết bên dưới sẽ đưa ra đầy đủ thông tin cần tìm hiểu khi chuẩn bị thi bằng lái xe mô tô. 

1. Bằng lái xe A2 là gì? 

Theo thông tư 12/2017/TT-BGTVT mới nhất về quy định liên quan đến việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ ngày 15/4/2017. Vậy bằng A2 hay còn gọi chính xác là Giấy phép lái xe hạng A2 là một loại giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể cho phép người đó vận hành, lưu thông và tham gia giao thông theo loại xe tương ứng với hạng A2.

Bằng lái xe A2 là gì? 
Bằng lái xe A2 là gì?

Theo quy định thì bằng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

2. Bằng lái xe A2 chạy được xe gì?

Theo quy định, nếu sở hữu bằng lái xe hạng A2 thì sẽ được phép điều khiển tất cả các loại phương tiện được quy định ở bằng A1.

Bằng A2 chạy được các loại xe có tích xi lanh 175cm3 trở lên ví dụ các loại xe: KTM 200cc, Kawasaki Z300, Yamaha Mt 03, Honda CB400sf … đến những loại xe hạng khủng hơn có dung tích xi lanh trên 1000cm3 như Honda CB1000r, Yamaha R1, Honda Goldwing. Bằng lái moto A2 đã bao gồm bằng lái hạng A1 nên được chạy luôn các loại xe có dung tích nhỏ dưới 175cm3 như Exciter 150, Honda Winner, Honda Air Blade …

Tuy nhiên, ngược lại sẽ không được chấp nhận, nghĩa là có bằng A1 thì không được phép lưu thông bằng xe trên 175 phân khối.

3. Điều kiện để thi bằng lái xe A2

Điều kiện để thi bằng lái xe A2
Điều kiện để thi bằng lái xe A2

Bắt đầu từ ngày 1/3/2014 thì mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi và đủ điều kiện sức khoẻ đã có thể đăng ký thi gplx A2. Sau đó, nộp bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • 1 CMND photo hoặc CCCD (không cần công chứng)
  • 1 ảnh chân dung 3×4 hoặc 4×6
  • Đơn đề nghị học và sát hạch để cấp giấy phép lái xe
  • Giấy khám sức khỏe
  • Bản sao các hạng bằng thẻ PET khác (nếu có)
  • Học phí thi bằng: phụ thuộc vào từng trung tâm và từng thời điểm (thường từ 1.500.000VNĐ trở lên)

Cũng giống như một số loại bằng lái xe khác, nếu muốn sở hữu bằng lái xe máy A2, bạn chỉ cần đến trung tâm đào tạo lái xe uy tín để được gửi bộ hồ sơ trên để đăng ký thi sát hạch bằng lái. Đây cũng là loại giấy phép lái xe không có thời hạn sử dụng nên chỉ cần đăng ký thi một lần và sử dụng trọn đời.

Đến ngày đi thi, bạn sẽ được tham gia một kỳ thi gồm 2 phần, lý thuyết và thực hành. Nội dung cụ thể sẽ được giới thiệu ở phần tiếp theo.

4. Quy trình thi bằng lái xe A2

Quy trình thi bằng lái xe A2
Quy trình thi bằng lái xe A2

4.1 Phần thi lý thuyết

Đây là phần thi khiến nhiều thí sinh e ngại nhất. Đây cũng là phần thi có nhiều thay đổi khi áp dụng Bộ luật mới năm 2020. Những thay đổi cụ thể như sau

Về số lượng câu hỏi trong bộ đề:

Bộ đề ôn tập thi lý thuyết sẽ tăng từ 365 câu hỏi lên 450 câu. Nội dung các câu hỏi ôn tập sẽ lấy nguyên nội dung của bộ câu hỏi sát hạch bằng lái ô tô. Chỉ bỏ 85 câu về cấu tạo, sửa chữa, bảo dưỡng động cơ. Các câu hỏi bao gồm:

  • Câu điểm liệt
  • Câu hỏi khái niệm định nghĩa
  • Câu hỏi về nghiệp vụ vận tải
  • Câu hỏi về văn hóa giao thông
  • Câu hỏi về kĩ thuật lái xe
  • Câu hỏi về cấu tạo sửa chữa
  • Câu hỏi về tình huống sa hình

Theo quy định mới của Bộ GTVT, bộ đề thi gồm 25 câu hỏi thay vì 20 câu như trước kia. Thí sinh muốn đạt phải trả lời đúng 23/25 câu hỏi trong vòng 19 phút. Mỗi đề thi sẽ có từ 2 – 4 câu điểm liệt. Trả lời sai câu điểm liệt là trượt luôn.

Có thể nói, phần thi lý thuyết bằng lái A2 đã khó, hiện nay lại khó hơn. Nhiều người đánh giá độ khó thậm chí còn cao hơn thi lý thuyết bằng lái xe ô tô B2. Bạn chỉ được trả lời sai 2 câu thay vì 4 câu như thi B2, hay thi A1. Điều này khiến tỉ lệ thí sinh trượt phần lý thuyết tăng lên rõ rệt.

Về mẹo làm bài thi 

Riêng về phần luật giao thông thì bạn có thể áp dụng một số mẹo sau đây: 

  • Câu hỏi có từ Làn – Tiên – Giới: chọn đáp án 2.
  • Câu hỏi có từ Bộ + Phương: chọn đáp án 2.
  • Câu hỏi nhường phương tiện nào đi trước: Ưu tiên chọn đáp án “nhường cho phương tiện đường sắt”“người đi bộ đang đi trên phần đường ưu tiên người đi bộ” và “xe đang đi trên đường chính”.
  • Câu hỏi có 2 ĐÁP ÁN: Nếu câu hỏi có từ “những” hoặc “các”, hãy chọn luôn cả 2 đáp án đó.
  • Câu hỏi có 3 ĐÁP ÁN: 2 đáp án dài, 1 ngắn. Các bạn hãy đọc đáp án ngắn trước nếu đúng hãy chọn luôn đáp án đấy. Còn ngược lại chọn cả 2 đáp án là câu D.
  • Câu hỏi liên quan đến KHÁI NIỆM và ĐỊNH NGHĨA được đặt trong dấu ngoặc kép về Vạch – Phố – Dải – Phần: Hãy chọn đáp án 1.
  • Câu hỏi tuân theo hiệu lệnh của ai: Chọn đáp án “hiệu lệnh của người điều khiển giao thông” và “biển báo giao thông”.
  • Những câu hỏi liên quan đến khuân vác, vận chuyển chất gây hại, vật nặng: Chọn ngay “bị nghiêm cấm”.
  • Những câu hỏi có đáp án chứa các từ: “bị nghiêm cấm”“không được”“UBND cấp tỉnh”“Cơ quan, tổ chức, cá nhân” thì mình chọn luôn đáp án đó.
  • Khi câu hỏi có nhắc đến HIỆU LỆNH của người điều khiển giao thông: “Giơ” chọn đáp án 2, “Giang” chọn đáp án 1.
  • Câu hỏi về VÒNG XUYẾN: Nếu “có báo hiệu đi theo vòng xuyến” nhường bên tay trái, “không có dấu hiệu đi theo vòng xuyến” nhường bên tay phải.
  • Các câu hỏi về CON SỐ: Các đáp án đúng 5m, 5 năm, 18 tuổi, 40 km/h, nhỏ hơn 70 km/h.
  •  Câu hỏi về ĐÔNG DÂN CƯ: Đề bài không có số: chọn đáp án 2, đề bài có số: chọn đáp án có từ “xe gắn máy” ở cuối đáp án.
  • Câu hỏi về ĐƯỜNG CAO TỐC: Vào đường cao tốc: Chọn đáp án 1 + 3, ra đường cao tốc: Chọn đáp án 1.
  • Câu hỏi về VÒNG XUYẾN: Có báo hiệu đi theo vòng xuyến thì nhường bên tay TRÁI. Không có báo hiệu đi theo vòng xuyến thì nhường bên tay PHẢI.
  • Câu hỏi về NỒNG ĐỘ CỒN: Mô tô: thì chọn đáp án 1. Ô tô: thì chọn đáp án 2.
  • Nguyên tắc nhường đường: nhường đường cho xe ưu tiên, đường chính, người đi bộ. 

Mẹo thi lý thuyết A1 ở phần biển báo giao thông

Biển báo giao nhau với đường không ưu tiên:

  • Khi gặp biển báo này các bạn đang ở trên đường ưu tiên và được chuyển hướng sang nơi giao nhau.
  • Còn ngược lại nếu bạn gặp biển báo giao nhau với đường ưu tiên, bắt buộc phải chờ cho xe trên đường ưu tiên đi trước.
  • Còn các biển báo khác yêu cầu mỗi học viên phải học nhận dạng và trải nghiệm nên các bạn phải xem hình thật kỹ.

Mẹo thi lý thuyết A1 phần sa hình

a. Thứ tự đi phần sa hình:

Thứ 1: Xe nào vào nơi giao nhau đi trước.

Thứ 2: Xe ưu tiên đi trước: Quân sự, công an, cứu thương…

Thứ 3: Xe nào đi trên đường ưu tiên thì được đi trước.

Thứ 4: Xe bên phải không vướng đi trước.

Thứ 5: Rẽ phải – Đi thẳng – Rẽ trái.

b. XE CON LUÔN ĐÚNG: Tức là xe con là từ khóa, xe con luôn chấp hành đúng quy tắc giao thông.

  • Khi đề bài hỏi xe nào được quyền đi trước, xe nào chấp hành đúng luật giao thông => Chọn đáp án có xe con.
  • Khi đề bài hỏi xe nào vi phạm quy tắc giao thông => Chọn đáp án không có xe con (Vì xe con luôn đúng).

c. Có hình CSGT hoặc VÒNG TRÒN hoặc VÒNG XUYẾN: Chọn đáp án số 3.

Trong phần sa hình, câu nào xuất hiện hình CSGT hoặc VÒNG TRÒN, hoặc VÒNG XUYẾN thì chọn luôn đáp án số 3.

d. ĐẾM SỐ XE: Trong phần sa hình , trong hình chỉ có mỗi xe không, không có biển , không có đèn gì cả, thì đếm số xe chọn đáp án: Có 3 xe chọn đáp án 3, 4 xe chọn đáp án 4.

e. Có mũi tên màu đỏ:

Đếm ngã – 1 => ra đáp án. (Có 3 ngã thì đáp án 2, có 4 ngã thì đáp án 3).

f. Có chữ Xe con (E) và “Xe xích lô”: chọn đáp án đúng luôn.

4.2 Phần thi thực hành

Các lỗi thường gặp ở phần thi thực hành: bị ngã hay đổ xe, cả 2 bánh xe đều bị ra khỏi hình,… Và hiện tại thì khi chống chân xuống đất đã bị trừ 10 điểm thay vì 5 điểm như trước đây.

Ở phần thi thực hành, thí sinh sẽ không được phép mang xe của mình tới mà thi bằng xe của trung tâm như xe Rebel hoặc xe LA, đây là những mẫu xe classic, đôi khi hơi khác với loại xe bạn thường đi dáng sport hay naked.

Sau khi thi đậu, thí sinh sẽ chờ có bằng trong khoảng thời gian 7-10 ngày. Nếu đăng ký nhận bằng tại nhà thì bằng sẽ được gửi về địa chỉ đã đăng ký. Ngoài ra, bạn vẫn có thể đến địa chỉ nộp hồ sơ để nhận bằng. Lưu ý khi đến mang đầy đủ giấy tờ như giấy hẹn, CMND/CCCD để tránh phát sinh rắc rối sau này.

Nếu có bằng lái A1 và muốn thi bằng A2 thì quá trình nhận thẻ PET sẽ đặc biệt hơn so với việc bạn mới thi. Mỗi người chỉ sở hữu 1 số GPLX thẻ Pet mới, nên nếu có bằng lái A1 thẻ Pet mới, sẽ có 2 tình huống sau: + Bằng lái A1  nằm riêng – chỉ có 1 mình A1 thẻ Pet – sau khi thi xong bằng A2, từ 3-4 tuần, bạn phải nộp lại bản chính của bằng A1 – cắt góc huỷ đi và sau 1-2 tuần được nhận bằng A2. + Nếu bằng A1 của bạn đang ghép chung với hạng bất kì khác, sau 5-6 tuần nộp lại bản chính của bằng này, từ 1-2 tuần được nhận bằng mới gồm A2 và hạng bằng ô tô kia.

Như vậy, bài viết trên đã tổng quan thông tin về Bằng lái xe A2, một loại bằng lái thích hợp với những người yêu thích tốc độ. Mong rằng nội dung bài viết đã mang lại kiến thức hữu ích cho bạn đọc. 

Từ khóa » Bằng A2 Luật Mới