Bằng Lái Xe B1 – Thông Tin Chi Tiết Nhất Bạn Phải Biết

Bằng B1 là một trong những loại giấy phép lái xe ô tô phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Có rất nhiều câu hỏi mà các học viên quan tâm như: Bằng B1 lái xe gì? Hồ sơ thi bằng B1 cần những gì? Địa chỉ học lái xe B1 uy tín?… Bài viết dưới đây của Banglaixegiare sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên.

Mục lục

Toggle
  • 1. Bằng lái B1 là gì?
  • 2. Thông tin chi tiết về bằng lái xe B1
  • 2.1. Bằng B1 được lái xe gì?
  • 2.2. Điều kiện đăng ký học giấy phép lái xe B1
  • 2.3. Thời hạn sử dụng của bằng lái xe ô tô B1
  • 2.4. Hồ sơ đăng ký thi bằng ô tô B1
  • 2.5. Thời gian đào tạo bằng lái xe B1
  • 2.6. Bằng B1 có thể nâng lên hạng bằng nào?
  • 3. So sánh bằng B1, bằng B2 và bằng C?
  • 3.1. Điểm khác nhau
  • 3.2. Nên học bằng lái xe B1, hay B2, hay bằng C?
  • 4. Dự thảo luật mới: GPLX B1 không được phép lái xe ô tô?
  • 5. Câu hỏi thường gặp
  • 6. Học bằng lái xe B1 tại Hà Nội chỗ nào uy tín?

1. Bằng lái B1 là gì?

Bằng lái B1 là loại giấy phép lái xe cho phép người sở hữu điều khiển xe ô tô không phục vụ mục đích kinh doanh, với các loại xe ô tô chở khách từ 9 chỗ ngồi trở xuống (bao gồm cả chỗ ngồi của tài xế) và xe tải có thiết kế tải trọng dưới 3.5 tấn.

2. Thông tin chi tiết về bằng lái xe B1

2.1. Bằng B1 được lái xe gì?

Theo quy định tại thông tư 12/2017/TT-BGTVT, giấy phép lái xe B1 bao gồm hai loại là B1 số tự động và B1 số sàn. Tuy nhiên, trên thực tế nếu đăng ký học lái xe B1 thì cả người học, giảng viên và trung tâm tiếp nhận hồ sơ đều mặc định là học B1 số tự động vì nếu muốn học lái xe ô tô số sàn thì mọi người đều đăng ký học lái xe B2 luôn rồi. Vì thế, trong phạm vi bài viết này, chúng ta cũng sẽ mặc định bằng B1 là loại số tự động.

bang-lai-xe-b1-lai-xe-gi-banglaixegiare

Bằng B1 chỉ cho phép người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phục vụ mục đích cá nhân, không được hành nghề lái xe hoặc sử dụng xe vào mục đích kinh doanh, thương mại. Khi sở hữu bằng lái xe B1, bạn được phép điều khiển các loại xe sau đây:

  • Xe ô tô số tự động chở đến 9 người (bao gồm cả chỗ ngồi của người lái)
  • Xe ô tô tải thường, xe đầu kéo hoặc xe tải chuyên dùng số tự động với trọng tải thiết kế dưới 3500 kg
  • Các loại xe ô tô được cấp phép dành riêng cho người khuyết tật

2.2. Điều kiện đăng ký học giấy phép lái xe B1

Điều kiện đăng ký học bằng lái xe ô tô B1 vô cùng đơn giản. Cụ thể:

  • Là công dân Việt Nam. Hoặc công dân nước ngoài cư trú, làm việc, học tập hợp pháp tại Việt Nam
  • Đã đủ 18 tuổi tính đến ngày dự thi sát hạch lái xe hạng B1
  • Điều kiện sức khỏe đảm bảo để lái xe an toàn

2.3. Thời hạn sử dụng của bằng lái xe ô tô B1

Trước kia, bằng B1 có thời hạn sử dụng là 10 năm, giống với bằng lái xe B2. Nhưng theo quy định mới thì bằng lái B1 có thời hạn sử dụng đến 60 tuổi với nam và 55 tuổi đối với nữ. Trường hợp nữ trên 45 tuổi và nam trên 50 tuổi thì giấy phép lái xe B1 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.

thoi-han-bang-lai-xe-b1-banglaixegiare

>>> Xem thêm: Thời hạn bằng B2, C, B1

2.4. Hồ sơ đăng ký thi bằng ô tô B1

Hồ sơ đăng ký thi bằng ô tô B1 đầy đủ bao gồm:

  • 1 đơn đăng ký thi sát hạch theo mẫu quy định ứng với hạng B1
  • 1 bản photo không cần công chứng giấy Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn thời hạn
  • 2 ảnh kích thước 3*4 hoặc 4*6 đều được
  • 1 giấy khám sức khoẻ dành cho người lái xe trong vòng 6 tháng trở lại do cơ sở y tế tuyến huyện trở lên cấp
  • 1 bản photo không cần công chứng các loại bằng lái xe khác đã có

Thực tế các giấy tờ trên bạn không cần chuẩn bị, khi đến đăng ký tại các trường đào tạo lái xe, bạn chỉ cần mang CMND/CCCD/Hộ chiếu là được, phần còn lại đơn vị tiếp nhận hồ sơ sẽ tự hoàn thiện giúp bạn.

2.5. Thời gian đào tạo bằng lái xe B1

Theo quy định tại điều 8 – thông tư 12/2017/TT-BGTVT về hình thức đào tạo lái xe hạng B1 như sau:

  • Thời gian đào tạo bằng lái B1 là 3 tháng (từ lúc khai giảng khoá học cho tới khi thi sát hạch lấy bằng). Chương trình học gồm 2 phần: học lý thuyết và học thực hành
  • Đối với hạng B1 số tự động – Tổng số giờ học là 476 giờ. Đối với hạng B1 số sàn – Tổng số giờ học là 556 giờ

thoi-gian-hoc-bang-lai-xe-b1-banglaixegiare

2.6. Bằng B1 có thể nâng lên hạng bằng nào?

Theo quy định hiện hành, bằng B1 chỉ có thể nâng lên bằng lái xe B2. Để nâng bằng ô tô B1 lên bằng ô tô hạng B2, bạn cần đảm bảo những điều kiện sau đây:

  • Bằng B1 hiện còn thời hạn sử dụng
  • Sức khỏe tốt
  • Thời gian lái xe từ 1 năm trở lên và có ít nhất 12.000 km lái xe an toàn

3. So sánh bằng B1, bằng B2 và bằng C?

Bằng lái xe B1, B2 và C đều là giấy phép lái xe cho phép điều khiển ô tô chở khách từ 9 chỗ ngồi trở xuống (bao gồm cả chỗ ngồi người lái xe).

3.1. Điểm khác nhau

Về các loại xe được phép điều khiển

Khác với GPLX B1

  • Người sở hữu bằng B2 được phép lái xe số sàn và số tự động, thêm vào đó là được tham gia kinh doanh vận tải
  • Còn với bằng C, người sở hữu sẽ được lái xe tải với trọng tải trên 3.5 tấn và được tham gia kinh doanh vận tải

Về độ tuổi thi lấy bằng

Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên được phép thi sát hạch lấy bằng lái xe ô tô B1 và B2. Quy định này đối với bằng lái xe hạng C phải là từ đủ 21 tuổi trở lên.

do-tuoi-bang-lai-xe-b1-banglaixegiare

Luôn lưu ý rằng quy định về độ tuổi này cần tính đủ đến ngày, tháng, năm. Trong trường hợp bạn 18 tuổi tính theo năm nhưng vẫn chưa đủ ngày, tháng thì vẫn có thể đăng ký học nhưng chưa được dự thi sát hạch,

Về thời hạn sử dụng

Khác với bằng B1 có hạn sử dụng dài, thời hạn sử dụng bằng B2 là 10 năm kể từ ngày cấp bằng. Còn đối với bằng C thì thời hạn này là 5 năm kể từ ngày cấp bằng. 

3.2. Nên học bằng lái xe B1, hay B2, hay bằng C?

Để trả lời câu hỏi nên học hạng bằng nào, bạn cần phân tích kỹ 3 yếu tố sau:

Mục đích lái xe của bạn là gì?

  • Nếu bạn sở hữu 1 chiếc xe số tự động và chỉ có nhu cầu lái xe đi lại phục vụ cá nhân và gia đình thì B1 là sự lựa chọn tối ưu
  • Nếu bạn có nhu cầu lái xe kinh doanh chở khách (chạy taxi, chạy Grab…), không lái xe ô tô tải kinh doanh, bằng lái ô tô hạng B2 là sự lựa chọn hợp lý
  • Nếu bạn muốn lái xe tải hạng nặng, lái xe để phục vụ mục đích kinh doanh dịch vụ vận tải, hãy chọn học lái xe bằng C

Chi phí bạn có thể bỏ ra cho việc thi bằng lái ô tô là bao nhiêu?

  • Chi phí học bằng B1 sẽ giao động từ 8.500.000 VNĐ – 10.500.000 VNĐ
  • Chi phí học bằng B2 sẽ giao động từ 8.000.000 VNĐ – 10.000.000 VNĐ
  • Chi phí học bằng C sẽ giao động từ 12.000.000 VNĐ – 14.000.000 VNĐ

Tuỳ thuộc vào điều kiện tài chính của bản thân mà bạn có thể lựa chọn học bằng B1 hoặc các hạng bằng khác.

chi-phi-bang-lai-xe-b1-banglaixegiare

Điều kiện, thời gian học có phù hợp không?

  • Thời gian đào tạo bằng B1, B2 sẽ kéo dài khoảng 3 tháng
  • Thời gian đào tạo bằng C sẽ diễn ra trong vòng 6 tháng, gấp 2 lần bằng B1 và B2

4. Dự thảo luật mới: GPLX B1 không được phép lái xe ô tô?

Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi đang rất thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Đáng chú ý nhất là theo dự thảo, bằng lái xe hạng B1 sẽ không được phép điều khiển ô tô nữa.

Cụ thể, tại điều 97 dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, hạng B1 sẽ được cấp cho người lái xe mô tô 3 bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A0, A1. Tuy nhiên, dự thảo này hiện vẫn chưa được thông qua. Vì vậy tính tới thời điểm hiện tại, không có chuyện bằng lái ô tô B1 không được phép lái ô tô.

5. Câu hỏi thường gặp

Bằng B1 có được lái xe số sàn không?

Hiện nay, GPLX hạng B1 được chia ra thành 2 loại:

  • Giấy phép lái xe hạng B1 số sàn
  • Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động

Vậy nên câu trả lời cho câu hỏi: “Bằng B1 có được lái xe số sàn không?” thì câu trả lời là CÓ.

Bằng B1 có được lái xe công ty, xe taxi hay lái xe kinh doanh không?

Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đã chỉ rõ bằng lái xe B1 không cho phép hành nghề lái xe. Do vậy, nếu chỉ sở hữu bằng B1 thì bạn không được phép tham gia kinh doanh. Hay nói cách khác là bạn KHÔNG ĐƯỢC lái xe kinh doanh dịch vụ vận chuyển, lái xe taxi hay lái xe công ty hoặc trong cơ quan nhà nước.

bang-lai-xe-b1-banglaixegiare-1

Bằng B1 có được lái xe máy không?

Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển xe cơ giới khi tham gia giao thông bắt buộc phải có bằng lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển. Bằng lái B1 là bằng lái cho phép người dùng sử dụng xe ô tô. Do đó, khi bạn sở hữu bằng B1 bạn muốn lái xe máy thì bạn bắt buộc phải có bằng lái xe máy hợp lệ.

Tuy nhiên, người đã có bằng ô tô được bỏ qua phần thi luật và chỉ cần thi phần thực hành để lấy bằng xe máy.

>>> Xem thêm: thi bằng lái xe máy A1

>>> Xem thêm: thi bằng A2

6. Học bằng lái xe B1 tại Hà Nội chỗ nào uy tín?

Tại Hà Nội hay các thành phố lớn khác, có hàng trăm đơn vị chuyên tiếp nhận hồ sơ và đào tạo lái xe hạng B1. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng có chất lượng đào tạo tốt. Để chọn ra được một cái tên xứng đáng gửi gắm niềm tin, bạn có thể đánh giá một số tiêu chí sau

  • Chi phí như thế nào? Đã trọn gói hay chưa?
  • Chương trình đào tạo có rõ ràng hay không?
  • Hệ thống sân tập có nhiều không?
  • Chất lượng xe tập thế nào?
  • Đội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm không?
  • Tỉ lệ thi đỗ của những học viên cũ
  • Có được thi ngay không?

Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp mọi thắc mắc liên quan về bằng lái xe B1. Hy vọng rằng, những chia sẻ của Banglaixegiare sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hạng giấy phép lái xe loại này. Vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu còn thắc mắc và cần giải đáp.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Bằng B1 Xe Gì