Bảng Lương Của Y Sĩ, Y Tá, Bác Sĩ Theo Quy định Mới Nhất Năm 2022
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Chế độ tiền lương và nguyên tắc trả lương các cán bộ y tế:
- 2 2. Công thức tính tiền lương của y sĩ, y tá, bác sĩ:
- 3 3. Bảng lương của y sĩ, y tá, và bác sĩ mới nhất:
- 4 4. Giải thích các khái niệm có liên quan trong bảng lương:
1. Chế độ tiền lương và nguyên tắc trả lương các cán bộ y tế:
Căn cứ theo Điều 12 Luật Viên chức 2010 có quy định: “Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương:
– Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
-Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
-. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập”.
Khoản 3 Điều 3 nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có quy định về nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương: “Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương:
a) Cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi thay đổi công việc thì được chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (trừ trường hợp bị kỷ luật bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại) để làm công việc khác hoặc giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lại lương hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.
b) Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn, thì được giữ mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ.
c)Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ…
d) Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập phải theo đúng đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền”.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên viên chức sẽ được hưởng lương phù hợp với công việc, vị trí làm việc.
2. Công thức tính tiền lương của y sĩ, y tá, bác sĩ:
Mức lương của y sĩ, y tá, bác sĩ được tính theo công thức như sau
Lương = hệ số x lương cơ sở
Theo Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV, bác sĩ được phân hạng thành: bác sĩ cao cấp (hạng I), bác sĩ chính (hạng II), Bác sĩ (hạng III). Tương ứng mỗi hạng là hệ số lương khác nhau.
Bác sĩ ra trường được hưởng lương của cử nhân (trình độ đại học nói chung), có hệ số 1 là 2,34. Sau 3 năm sẽ được xét tăng lương một lần lên 0,33 thành hệ số 2 (2,67), rồi hệ số 3 (3,00) … Tối đa sẽ có 9 bậc lương (hệ số 9 là 4,98).
Đối với cấp học thạc sĩ, bác sĩ sẽ được hưởng lương khởi điểm bậc 2 là 2,67 và tiến sĩ sẽ được hưởng lương khởi điểm bậc 3 là 3,00.
Nếu là bác sĩ chính, Phó Giáo sư được công nhận tương đương giảng viên chính (tương đương chuyên viên chính), sẽ được hưởng lương bậc 1 là 4,40 và cứ 3 năm tăng một bậc thêm hệ số 0,34 cho tới tối đa là bậc 8 (hệ số 6,78).
Nếu là bác sĩ cao cấp, giảng viên cao cấp, Giáo sư được công nhận tương đương giảng viên cao cấp (tương đương chuyên viên cao cấp) sẽ được hưởng lương bậc 1 là 6,20 và cứ 3 năm tăng thêm một bậc là 0,36 cho tới tối đa là bậc 6 (hệ số là 8,00).
Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP về mức lương của bác sĩ thuộc nhóm ngạch viên chức loại A3 nhóm 1 (A3.1), mức lương của bác sĩ thuộc nhóm ngạch viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), mức lương của bác sĩ nhóm ngạch viên chức loại A1.
Trong đó, bắt đầu từ 01/7/2020, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng sẽ kéo theo mức lương của bác sĩ trong năm 2020 có nhiều biến động.
Lúc này, tính đến 30/6/2020, bác sĩ sẽ vẫn áp dụng mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng như hiện nay; bắt đầu từ 01/7/2020, mức lương này mới được tính theo mức lương cơ sở mới là 1,6 triệu đồng/tháng.
Về hệ số lương của bác sĩ thì thực hiện theo Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV.
Do đó, căn cứ vào Nghị định 204 năm 2004 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung, bắt đầu từ ngày 01/7/2020, lương của y, bác sĩ sẽ đồng loạt tăng mạnh
3. Bảng lương của y sĩ, y tá, và bác sĩ mới nhất:
Bác sĩ cao cấp hạng I; Bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng I:
Đơn vị: triệu đồng/tháng
Bác sĩ chính hạng II, bác sĩ y học dự phòng chính hạng II:
Bác sĩ hạng III, bác sĩ y học dự phòng hạng III
Y sĩ
Bảng lương của Y tá khi áp dụng mức lương cơ sở 1.600.000 đồng/ tháng.
Y tá cao cấp
Bậc 1: 3.744.000 đồng.
Bậc 2: 4.272.000 đồng.
Bậc 3: 4.800.000 đồng.
Bậc 4: 5.328.000 đồng.
Bậc 5: 5.856.000 đồng.
Bậc 6: 6.384.000 đồng.
Bậc 7: 6.912.000 đồng.
Bậc 8: 7.440.000 đồng.
Bậc 9: 7.968.000 đồng.
6. Y tá chính
Bậc 1: 2.976.000 đồng.
Bậc 2: 3.296.000 đồng.
Bậc 3: 3.616.000 đồng.
Bậc 4: 3.936.000 đồng.
Bậc 5: 4.256.000 đồng.
Bậc 6: 4.576.000 đồng.
Bậc 7: 4.896.000 đồng.
Bậc 8: 5.216.000 đồng.
Bậc 9: 5.536.000 đồng.
Bậc 10: 5.856.000 đồng.
Bậc 11: 6.176.000 đồng.
Bậc 12: 6.496.000 đồng.
7. Y tá
Bậc 1: 2.640.000 đồng.
Bậc 2: 2.928.000 đồng.
Bậc 3: 3.216.000 đồng.
Bậc 4: 3.504.000 đồng.
Bậc 5: 3.792.000 đồng.
Bậc 6: 4.080.000 đồng.
Bậc 7: 4.368.000 đồng.
Bậc 8: 4.656.000 đồng.
Bậc 9: 4.944.000 đồng.
Bậc 10: 5.232.000 đồng.
Bậc 11: 5.520.000 đồng.
Bậc 12: 5.808.000 đồng.
Tại Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV, mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp của bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ làm việc trong các cơ sở y tế công lập được quy định như sau:
– Nhóm chức danh bác sĩ gồm: Bác sĩ cao cấp hạng I có mã số V.08.01.01; Bác sĩ chính hạng II có mã số V.08.01.02; Bác sĩ hạng III có mã số V.08.01.03;
– Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng gồm: Bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng I có mã số: V.08.02.04; Bác sĩ y học dự phòng chính hạng II có mã số: V.08.02.05; Bác sĩ y học dự phòng hạng III có mã số: V.08.02.06;
– Nhóm chức danh y sĩ gồm: Y sĩ hạng IV có mã số V.08.03.07.
Trong đó, với chức danh nghề nghiệp nêu trên, việc bổ nhiệm và xếp lương được thực hiện theo 02 nguyên tắc:
– Căn cứ vào vị trí việc làm, nhiệm vụ được giao của viên chức;
– Khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Như vậy, với chức danh bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ, khi bổ nhiệm chức danh sẽ không kết hợp với nâng lương hoặc thăng hạng.
Hiện mức lương cơ sở đang là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết 70/2018/QH14. Đến năm 2020, mức lương sẽ tăng thêm 110.000 đồng/tháng với số tiền là 1,6 triệu đồng/tháng. Trong đó, hệ số lương cao nhất của công chức là 10,0 áp dụng với chuyên gia cao cấp không giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong lĩnh vực chính trị, hành chính, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hóa và nghệ thuật.
4. Giải thích các khái niệm có liên quan trong bảng lương:
Tiền lương là gì? Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm
Số tiền thù lao trả cho người lao động theo định kỳ, thường là hàng tháng. Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, người thuê lao động trả công cho người lao động (công nhân viên chức) theo số lượng và chất lượng lao động họ đã đóng góp. Mức tiền lương sẽ khác nhau giữa các ngành nghề khác nhau do người lao động cung cấp giá trị lao động khác nhau. Mức tiền lương cũng phụ thuộc vào nơi thuê lao động và nhu cầu.
Phụ cấp? Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương
Như vậy, phụ cấp lương được hiểu là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương.
Bảng lương là gì? Bảng lương là Văn bản do Nhà nước ban hành và quy định các mức lương cụ thể cho các loại công việc, nghề nghiệp, chức vụ khác nhau, tương quan tỉ lệ tiền lương giữa các lao động trong cùng ngành nghề theo trình độ, kinh nghiệm làm việc hoặc theo công việc thực tế mà người lao động đảm nhiệm. Cấu tạo bảng lương gồm ngạch lương, bậc lương và hệ số lương.
Từ khóa » Hệ Số Bác Sĩ Chính
-
Lương Bác Sỹ Mới Nhất Năm 2022 - Luật Hoàng Phi
-
Bảng Lương Bác Sĩ, Y Sĩ Chính Thức Năm 2021 - Chi Tiết Tin Tức
-
Bảng Lương, Hệ Số Lương, Mã Ngạch Bác Sĩ Y Sĩ Y Tá Mới Nhất
-
Bảng Xếp Lương Hệ Số Viên Chức Ngành Y Tế Mới Nhất
-
Bảng Lương Của Y Sĩ, Y Tá, Bác Sĩ Theo Quy định Mới Nhất Hiện Nay
-
Lương Chính Thức Của Bác Sĩ, Y Sĩ Năm 2021 - Báo Lao động
-
Bảng Lương Bác Sĩ, Y Sĩ Chính Thức Năm 2021 - LuatVietnam
-
Bảng Lương Y, Bác Sĩ Năm 2022 Sẽ Thế Nào? - LuatVietnam
-
Bảng Lương Bác Sĩ 2021
-
Bảng Lương Của Bác Sĩ Y Sĩ Theo Quy định Mới Nhất - Luật Lao Động
-
Bảng Lương Của Bác Sĩ Y Sĩ Theo Quy định Mới Nhất - Luật Sư Lao động
-
Lương Bác Sĩ Mới Ra Trường Hiện Nay Là Bao Nhiêu? Hướng Dẫn ...
-
Lương Bác Sĩ Bao Nhiêu Một Tháng