Bảng Lương Giáo Viên, Giáo Viên Tập Sự Mới Nhất Năm 2022

Mục lục bài viết

  • 1 1. Chế độ tiền lương và nguyên tắc trả lương của giáo viên:
  • 2 2. Công thức tính lương của giáo viên:
  • 3 3. Bảng lương của giáo viên mới nhất năm 2023:
  • 4 4. Bảng lương của giáo viên tập sự:
  • 5 5. Lương và thu nhập của giáo viên sẽ tăng đột biến sau 1/7/2023:

1. Chế độ tiền lương và nguyên tắc trả lương của giáo viên:

Căn cứ theo Điều 12 Luật Viên chức 2010 có quy định: “Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương:

1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập. 3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập”.

Khoản 3 Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có quy định về nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương: “Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương:

a) Cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi thay đổi công việc thì được chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (trừ trường hợp bị kỷ luật bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại) để làm công việc khác hoặc giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lại lương hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.

b) Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn, thì được giữ mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ.

c)Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ…

d) Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập phải theo đúng đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền”.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên viên chức sẽ được hưởng lương phù hợp với công việc, vị trí làm việc.

2. Công thức tính lương của giáo viên:

Bảng lương giáo viên từ 1/7/2020 sẽ được tính theo mức lương cơ sở mới là 1,6 triệu đồng. Như vậy cách tính lương giáo viên các bạn có thể tham khảo theo cách tính dưới đây:

Các bảng lương trên có tính chất tham khảo. Cách tính cơ bản như sau:

Lương = Hệ số lương x 1.600.000 đồng

Phụ cấp ưu đãi = Lương x 30%

Đóng bảo hiểm xã hội = Lương x 10,5% (phụ cấp ưu đãi không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội)

Thực nhận = Lương + phụ cấp ưu đãi – đóng bảo hiểm xã hội

Khi thực hiện lương cơ sở mới tăng nhưng thực nhận của nhiều giáo viên lại giảm do mất các khoản phụ cấp.

Cùng với việc ban hành mức lương mới thì Bộ nội vụ cũng điều chỉnh một số quy định về thi tuyển viên chức, thăng hạng viên chức, nâng ngạch công chức

Hiện nay, lương và các khoản phụ cấp của công chức đang được tính theo công thức:

Mức lương cơ sở hiện nay đang là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Từ 01/7/2020, tại Nghị quyết 86/2019/QH14, Quốc hội đã “chốt” tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2020 này do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid – 19 đến tình hình kinh tế, xã hội nên Bộ Chính trị cũng đưa ra giải pháp trước mắt chưa điều chỉnh lương cơ sở từ 01/7/2020 tại Kết luận số 77-KL/TW.

Đồng thời, chiều ngày 19/6/2020, Quốc hội đã chính thức đồng ý chưa điều chỉnh tăng lương cơ sở cho công chức từ 01/7/2020 tại Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.

Như vậy, có thể thấy, mức lương cơ sở không tăng đồng nghĩa lương và phụ cấp của công chức từ 01/7/2020 cũng sẽ không thay đổi.

3. Bảng lương của giáo viên mới nhất năm 2023:

Ngày 12/11/2019 Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, trong đó có việc tăng lương cơ sở lên mức 1,6 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ ngày 01/7/2020.

Như vậy, việc tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức đã được thông qua, thu nhập của cán bộ, công chức từ 01/7/2020 sẽ tăng lên đáng kể. Thời điểm bắt đầu thực hiện là từ 01/7/2020. Vậy nên, từ thời điểm này, mức lương của giáo viên các cấp sẽ được thực hiện theo bảng lương mới dưới đây:

4. Bảng lương của giáo viên tập sự:

Cách tính lương giáo viên tập sự

Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 29/2012/NĐ-CP  của Chính phủ, trong thời gian tập sự, giáo viên sẽ được hưởng 85% mức lương và các khoản phụ cấp của chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng.

Đáng lưu ý: Nếu giáo viên có trình độ thạc sĩ và chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm thì được hưởng 85% mức lương bậc 2; nếu là tiến sĩ thì được hưởng 85% mức lương bậc 3.

Ngoài ra, trong 03 trường hợp sau đây, giáo viên sẽ được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của chức danh nghề nghiệp tương ứng vị trí việc làm tuyển dụng:

– Làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

– Làm việc trong các ngành, nghề độc hại, nguy hiểm;

– Đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.

Như vậy, giáo viên tập sự vẫn được hưởng 100% mức lương và phụ cấp nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

Kể từ khi Thông tư số 27/2018/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số Thông tư liên tịch về phụ cấp ưu đãi với giáo viên dạy trường công lập có hiệu lực từ ngày 10/12/2018 thì giáo viên tập sự không còn được hưởng phụ cấp ưu đãi nữa nên thu nhập sẽ giảm đáng kể như sau:

Giáo viên trung học phổ thông: 2,34 x 1.490.000 x 85% khoảng 2,96 triệu đồng/tháng

Giáo viên trung học cơ sở là: 2,1 x 1.490.000 x 85% khoảng khoảng 2,65 triệu đồng.

Giáo viên mầm non, tiểu học: 1,86 x 1.490.000 x 85% khoảng 2,35 triệu đồng.

Tăng lương cơ sở lên mức 1,6 triệu đồng/tháng trong thời gian tới thì mức lương của giáo viên tập sự thay đổi như sau:

Giáo viên trung học phổ thông: 2,34 x 1.600.000 x 85% =3,182 triệu đồng/tháng

Giáo viên trung học cơ sở là: 2,1 x 1.600.000 x 85% = 2,856 triệu đồng/ tháng

Giáo viên mầm non, tiểu học: 1,86 x 1.600.000 x 85% = 2,529 triệu đồng/tháng

5. Lương và thu nhập của giáo viên sẽ tăng đột biến sau 1/7/2023:

Hiện nay, mức lương của giáo viên các cấp được tính theo công thức:

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Trong đó, hệ số lương giáo viên các cấp được quy định lần lượt tại các Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT.

Về mức lương cơ sở:

  • Trước 01/7/2023: Áp dụng mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP.
  • Sau 01/7/2023: Áp dụng mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng (được Quốc hội thông qua vào chiều ngày 11/11/2022)

Hiện nay, thu nhập của giáo viên không chỉ có mỗi lương cơ bản mà còn có thêm các khoản phụ cấp khác, cụ thể:

– Phụ cấp ưu đãi theo nghề = Mức lương cơ sở x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

­Trong đó, tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi gồm các mức: 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, 50%.(theo Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC).

– Phụ cấp cho giáo viên công tác ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn gồm:

  • Phụ cấp lưu động cho giáo viên chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục bắt buộc phải đi lại thường xuyên giữa các thôn là 0,2 so với mức lương cơ sở.
  • Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số là 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

– Phụ cấp khu vực cho giáo viên làm việc tại vùng khí hậu khắc nghiệt, xa xôi, vùng biên giới, hải đảo, đường xá đi lại khó khăn…mức phụ cấp dao động từ 10 – 100% mức lương cơ sở (theo Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT).

Nhìn chung, tất cả các khoản tiền tính vào thu nhập của giáo viên đều phụ thuộc, chịu sự ảnh hưởng của mức lương cơ sở. Việc tăng lương cơ sở không chỉ giúp giáo viên tăng lương cơ bản mà còn tăng cả các khoản phụ cấp, theo đó thu nhập hàng tháng cũng cao hơn.

Trước khi tăng lương cơ sở, nếu tính cả các khoản phụ cấp thì thu nhập của giáo viên các cấp sẽ dao động trong khoảng từ 4,2-14 triệu đồng/tháng.

Sau khi tăng lương cơ sở, thu nhập của giáo viên các cấp được cải thiện đáng kể, trung bình có thể tăng từ 01-03 triệu đồng/tháng. Với mức lương cơ bản cao nhất của giáo viên áp dụng cho hạng I bậc 8 là 12,204 triệu đồng/tháng, khi cộng thêm các khoản phụ cấp thì thu nhập thậm chí có thể lên tới gần 20 triệu đồng/tháng.

Từ khóa » Bảng Lương Của Giáo Viên Mầm Non