[ Bảng Mã Lỗi điều Hòa MIDEA INVERTER ] EC, E1, E2, E3, E4, E5 ...

Bạn đang tìm hiểu bảng mã lỗi điều hòa Midea inverter và điều hòa Midea thường ? Do nhu cầu người tìm hiểu nhiều hôm nay chúng tôi xin cập nhật thông tin các mã lỗi ở máy điều hòa Midea để mọi người có thể tham khảo mỗi khi cần.

+ Một số lỗi cơ bản ở điều hòa Midea bạn có thể biết như : Máy báo EC, E1, E2, E3, E4, E5, E6, E7 ,E8 ….Còn rất nhiều các mã lỗi khác. Nào cùng xem nguyên nhân dẫn đến các mã lỗi trên nhé.

bang ma loi dieu hoa midea

Bảng mã lỗi điều hòa Midea thường và âm trần

Nội dung bài viết

Toggle
  • Bảng mã lỗi điều hòa Midea thường và âm trần
    • 1. Điều hòa Midea báo lỗi EC
    • 2. Điều hòa Midea báo E1
    • 2. Mã lỗi E2
    • 3. Mã lỗi E3
    • 4. Mã lỗi E4
    • 5. Mã lỗi E5
    • 6. Mã lỗi E6
    • 7. Mã lỗi E7
    • 8. Mã lỗi E8
    • Xem thêm một số mã lỗi khác ở máy âm trần
  • Hướng dẫn kiểm tra mã lỗi điều hòa Midea inverter qua đèn nháy
    • Lỗi hiển thị tại bo mạch dàn nóng điều hòa midea
    • Bảng mã lỗi máy điều hòa Midea inverter Chính Xác

1. Điều hòa Midea báo lỗi EC

+ Hiện tượng lỗi EC ở máy giặt Midea sẽ sảy ra khi máy chạy một thời gian tầm 5 đến 10 phút mà cảm biến nhiệt độ bên trong phòng không cảm nhận được độ lạnh ở dàn máy sẽ nháy đèn EC.

Nguyên nhân

  1. Block máy không chạy
  2. Máy bị thiếu gas
  3. Cảm biến bị hỏng

2. Điều hòa Midea báo E1

+ Thường khi bật máy điều hòa Midea lên máy ngay lập tức nháy đèn báo E1 ngay lập tức.

Nguyên nhân

+ Máy điều hòa bị lỗi cảm biến nhiệt độ phòng, thợ kỹ thuật cần kiểm tra giắc cắm giữa bo mạch và đầu nối cảm biến, đo giá trị điện trở của cảm biến, thay thế cảm biến trước nếu không được thay thế bo mạch dàn lạnh.

2. Mã lỗi E2

+ Lỗi tín hiệu kết nối từ bo mạch, thợ kỹ thuật nên kiểm tra dây điện kết nối tín hiệu, nguồn hoặc tháo bo mạch ra cắm lại hoặc thay bo mạch mới.

3. Mã lỗi E3

+ Lỗi cấp nguồn cho dàn lạnh, thợ kỹ thuật nên kiểm tra lại đường điện kết nối tín hiệu, dùng tay xoay motor hoặc thay motor cho dàn lạnh

4. Mã lỗi E4

+ Lỗi điện áp hoặc nguồn điện có sự cố vấn đề. Thợ kỹ thuật nên kiểm tra điện áp ra từ nơi cấp điện.

5. Mã lỗi E5

+ Cảm biến nhiệt độ dàn lạnh bị lỗi, trường hợp này khách hàng nên chủ động báo lên trung tâm bảo hành của hãng đễ kỹ thuật viên có thể qua thay thế, xử lý.

6. Mã lỗi E6

+ Cảm biến nhiệt độ dàn lạnh bị chập điện, thợ kỹ thuật nên kiểm tra dắc cắm của cảm biến tại bo mạch, kiểm tra điện trở cảm biến hoặc thay thế bo mạch cho dàn lạnh.

7. Mã lỗi E7

+ Cảm biến nhiệt độ dàn lạnh bị chập điện (đối với máy 2 chiều nóng lạnh), thợ kỹ thuật kiểm tra và xử lý như lỗi E6.

8. Mã lỗi E8

+ Điều hòa âm trần Midea lỗi E8: Lỗi Môtơ quạt máy trong.

Xem thêm một số mã lỗi khác ở máy âm trần

  • Eb: Lỗi tốc độ quạt máy trong.
  • Ed: Máy ngoài bị lỗi ( đường dây, pha, tiếp đất, cảm biến..)
  • EE: Cảm biến mực nước Bơm thoát nước có vấn đề.
  • F0: Đèn hiển thị không kết nối được tính hiệu từ bo mạch, đường dây đèn có vấn đề.
  • F1: Đèn Led có vấn đề.
  • F2: Đèn Led không đóng mở được.
  • F3: Đường dây máy trong có vấn đề (dây tính hiệu)
  • F4: Vấn đề trục trặc khác.
  • FC: Lỗi về Gas ( xì gas, dư gas, thiếu gas, gas bẩn…).

Hướng dẫn kiểm tra mã lỗi điều hòa Midea inverter qua đèn nháy

+ Đối với các dòng máy Midea inverter lại khác với một số hãng khác là chúng ta xác định mã lỗi thông qua đèn nháy ở bo mạch cục nóng chứ không phải qua mặt lạnh như một số hãng.

Lỗi hiển thị tại bo mạch dàn nóng điều hòa midea

  • Xanh sáng – đỏ tắt: Chế độ chờ
  • Xanh tắt – đỏ sáng: đang hoạt động
  • Xanh sáng –đỏ sáng: Lỗi điện áp không đạt chuẩn
  • Xanh sáng –đỏ chớp nháy: Lỗi blog ( giống lỗi P0)
  • Xanh tắt-đỏ nháy: Tốc độ blog không kiểm soát được ( lỗi P0)
  • Xanh nháy-đỏ sáng: Lỗi mất pha cấp cho động cơ và máy nén
  • Xanh nháy-đỏ tắt- Lỗi bo dàn nóng hoặc lỗi P0
  • Xanh nháy- đỏ nháy – Chip quá nhiệt ( tắt nguồn kiểm tra giải nhiệt/ tháo bo ra lắp lại khởi động lại sau 10 phút )

Bảng mã lỗi máy điều hòa Midea inverter Chính Xác

  • E0-Lỗi bo mạch dàn lạnh ( kiểm tra nguồn cấp bo, tắt nguồn, tháo bo ra lắp lại, chờ 5 phút khởi động lại hoặc thay bo )
  • E1: Lỗi kết nối dây cục lạnh và cục nóng
  • E2: Lỗi không có tính hiệu ra từ bo mạch, kiểm tra dây nguồn cấp cho bo mạch hoặc lỗi bo mạch.
  • E3: Quạt quay không kiểm soát được tốt độ ( kiểm tra cánh quạt dàn lạnh , motor hoặc bo mạch)
  • E4: Cảm biến nhiệt độ gió vào không nhận tính hiệu ( đoản mạch hoặc bị hở ) cảm biến nhựa dàn lạnh.
  • E5: Cảm biến đồng dàn lạnh không nhận tính hiếu ( đoản mạch hoặc bị hở ).
  • F0: Lỗi báo quá dòng tự bảo vệ ( kiểm tra sự giải nhiệt hoặc điện áp bất thường)
  • F1: Cảm biến nhiệt độ môi trường dàn nóng ( quá nhiệt, kiểm tra giải nhiệt máy ngoài hoặc đoản mạch hoặc bị hở )
  • F2: Lỗi cảm biến đồng ở dàn nóng ( đối với model MSMA-24CR / HR hoặc MSMA1-24CR/HR ) không nhận tính hiếu ( đoản mạch hoặc bị hở )
  • F3: Cảm biến nhiệt ở blog ( quá nhiệt, kiểm tra giải nhiệt máy ngoài hoặc đoản mạch hoặc bị hở )
  • F4: Lỗi bo dàn nóng ( kiểm tra nguồn cấp bo, tắt nguồn, tháo bo ra lắp lại, chờ 5 phút khởi động lại hoặc thay bo )
  • F5: Lỗi quạt dàn nóng ( kiểm tra cánh quạt máy trong, motor hoặc nguồn cấp cho motor )
  • P0: Lỗi tính hiệu dàn nóng ( kiểm tra Motor, máy nén hoặc bo mạch máy ngoài )
  • P1: Lỗi tính hiệu giống lỗi EC ( kiểm tra lỗi về gas hoặc giải nhiệt dàn nóng, hoặc cảm biến bị không chính xác / lỗi bo mạch chủ )
  • P2: P1: Lỗi tính hiệu giống lỗi EC ( kiểm tra lỗi về gas hoặc giải nhiệt dàn nóng hoặc cảm biến bị không chính xác / lỗi bo mạch chủ )
  • P4: Lỗi đấu sai dây hoặc lỗi tính hiệu giống lỗi EC ( kiểm tra lỗi về gas hoặc giải nhiệt dàn nóng , hoặc cảm biến bị không chính xác / lỗi bo mạch chủ )

+ Thông qua những nội dung chúng tôi chia sẻ bên trển rất mong sẽ giúp ích được các bạn mỗi khi cần. Nếu bạn cần dịch vụ sửa điều hòa hãy gọi ngay cho chúng tôi theo hotline.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » điều Hoà Báo E1