Băng Tải Cao Su Lòng Máng

Băng Tải Cao Su Là Gì?

Băng tải cao su được coi là một trong hai dòng băng tải sử dụng nhiều nhất trong các ngành công nghiệp. Nhắc tới băng tải cao su, chúng ta thường phân biệt khái niệm này làm hai loại. Một là dây băng tải cao su. Tức vật tư thay thế dây băng khi đã quá mòn hoặc hết hạn sử dụng. Hai là nguyên một cụm hoặc một hệ thống băng tải cao su. Tức là vấn đề thiết kế chế tạo cơ khí nguyên cụm băng tải.

Băng Tải Việt Phát tại Thành Phố Hồ Chí Minh là một trong vài đơn vị đầu ngành ngành băng tải công nghiệp, cung cấp cả hai dịch vụ nói trên. Dưới đây, các bạn có thể tham khảo bài viết chia sẻ về cách phân loại các dòng băng tải cao su, các điểm chú ý về ứng dụng kỹ thuật của từng dòng băng tải cao su, các video và hình ảnh mẫu sản phẩm băng tải cao su do Việt Phát đang cung cấp tại thị trường TPHCM. Và báo giá chi tiết cho từng dòng băng tải.

Các bạn có thể tham khảo 02 video dưới đây. Video đầu là kho hàng tồn dây băng tải cao su vật tư tại kho hàng của Việt Phát tại huyện Bình Chánh, Thành Phố Hồ Chí Minh. Video kế tiếp là hình test vận hành một cụm băng tải cao su được thiết chế chế tạo tại xưởng cơ khí Việt Phát cũng tại huyện Bình Chánh, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Tính chất kỹ thuật cơ bản nhất của băng tải cao su so với các dòng băng tải khác

Băng tải cao su ứng dụng ứng dụng chủ yếu để tải sản phẩm nặng, trung nặng… và tương đối mang tính chất “trâu bò”. Chịu va đập tốt, chịu ma sát, chịu môi trường ngoài trời. Tùy yêu cầu đặc thù có thể đặt dòng băng tải chịu nhiệt, băng tải chịu dầu, băng tải chịu hóa chất, băng tải trắng thực phẩm…

Một điểm chú ý riêng về băng tải cao su trắng thực phẩm thường phải nhập khẩu. Cũng ít nhà cung cấp sản xuất. Nên giá thành mắc. Lý do là do nhu cầu ít, nên ít sản xuất. Mỗi lần thay khuôn đúc là phải tẩy rửa toàn bộ hệ thống khuôn một lần. Không là mặt dây băng sẽ bị lem, loang lổ. Dòng băng tải cao su trắng thực phẩm này chủ yếu chỉ sử dụng trong các nhà máy chế biến mía đường. Khi tính toán đặt hàng nên kéo dài thời gian, vì thời gian đặt hãng làm khá lâu. Hãng dễ bố trí ghép đơn sản xuất, giá thành sẽ rẻ hơn.

băng tải cao su trắng
Băng tải cao su trắng an toàn thực phẩm, chủ yếu sử dụng ngành mía đường, thường phải nhập khẩu, và giá thành khá mắc.

Một Số Tên Gọi Thường Gặp Các Dòng Băng Tải Cao Su Và Phụ Kiện

Băng Tải Việt Phát liệt kê dưới đây một số tên gọi các dòng băng tải cao su thường gặp trong sử dụng công nghiệp để các bạn tham khảo. Các bạn có thể bấm trực tiếp vô liên kết để đọc các bài chia sẻ chi tiết hơn về mỗi dòng băng tải đặc thù này. Thường các bài viết này chia sẻ luôn phân tích các chi tiết đặc tính và cả giá thành của mỗi dòng băng tải, bao gồm: ứng dụng, bản vẽ thiết kế, cấu trúc, vật liệu, quy cách thường gặp, xuất xứ, giá thành, cách đặt hàng và nơi mua tốt nhất.

  • Băng tải cao su gân V;
  • Băng tải cao su tai bèo;
  • Băng tải cao su lòng máng;
  • Băng tải cao su chịu nhiệt;
  • Băng tải cao su chịu dầu;
  • Băng tải cao su mặt trơn;
  • Băng tải cao su Nhật cũ;
  • Băng tải cao su nâng hạ;
  • Băng tải cao su cánh bướm;
  • Móc nối xương cá băng tải cao su.

Phân Biệt Khái Niệm Băng Tải Cao Su Nguyên Cụm Và Vật Tư Dây Băng Tải Cao Su

Cũng giống băng tải PVC, băng tải PU hay băng tải nhựa, người sử dụng hay nhầm lẫn khái niệm băng tải cao su nguyên cụm, tức nguyên hệ thống và dây băng tải cao su dạng vật tư thay thế.

Với dân thiết kế băng tải chuyên nghiệp, băng tải cao su chỉ nguyên cụm băng tải, bao gồm khung sườn, động cơ giảm tốc, tủ điều khiển, dẫn hướng, các phụ kiện khác và… dây băng tải cao su. Băng tải cao su thường thiết kế chế tạo mới, hoặc sửa chữa cải tạo.

băng tải cao su riềm tai bèo
Hình ảnh gia công băng tải cao su riềm tai bèo tại xưởng cơ khí Băng Tải Việt Phát, số 90 đường Vườn Thơm, Huyện Bình Chánh, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Dây băng tải cao su chỉ phần dây băng chuyển động tải liệu trên khung sườn, thường thay thế dây mới sau thời gian sử dụng từ khoảng 03 tới 05 năm, tùy điều kiện môi trường và cường độ sử dụng của hệ thống sản xuất.

Video trên minh họa một cụm băng tải cao su mặt trơn, thiết kế dạng băng tải cao su lòng máng. Toàn bộ hệ thống do Băng Tải Việt Phát thiết kế chế tạo tại nhà máy thức ăn gia súc Emivest, Đồng Nai.

kho hàng băng tải cao su
Hàng tồn băng tải cao su tại kho hàng Việt Phát tại Huyện Bình Chánh, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Hai phần cấu trúc bài chia sẻ bài viết về băng tải cao su và dây băng tải cao su để các bạn dễ theo dõi. Các bạn tìm mua thay thế dây băng tải cao su cho băng tải hiện hữu, có thể đọc tham khảo phần trên. Các bạn cần tư vấn thiết kế chế tạo mới băng tải cao su, vui lòng kéo xuống đọc phần dưới về thiết kế chế tạo băng tải cao su.

Dây băng tải cao su mặt trơn
Dây băng tải cao su mặt trơn tại kho hàng Băng Tải Việt Phát

Khái Niệm Băng Tải Cao Su Giá Rẻ

Do băng tải cao su trong sản xuất thường cường độ hoạt động khá cao so với các dòng băng tải khác, nên người sử dụng thường xuyên phải thay dây băng tải. Thay dây băng tải theo góc độ vật tư tiêu hao. Nếu nhà máy của các bạn sử dụng số lượng băng tải cao sư lớn, hoàn toàn có thể cân nhắc sử dụng hàng cũ hay hàng mới, miễn là tuổi thọ vật tư và hiệu quả sử dụng tính tổng thể đạt điểm cao nhất.

Thay vật tư tiêu hao thì đương nhiên phải cân nhắc tới vấn đề chi phí. Vậy nên, tùy theo ứng dụng bạn đang sử dụng, chúng ta nên cân nhắc rất nhiều tình huống và lựa chọn. Một số lựa chọn các bạn có thể suy nghĩ khi phải thay vật tư tiêu hao dây băng tải cao su dưới đây để có giá thành rẻ nhất, tiết kiệm chi phí nhất:

  • Xem xét xem đã cần thay toàn dây băng tải chưa? Có thể chỉ sửa, vá, ép nối lại và tái sử dụng để làm rẻ hơn chi phí;
  • Cân nhắc mua băng tải cao su đã sử dụng rồi, thường là hàng Nhật cũ. Tuy chất lượng hên xui, nhưng tính trung bình thì thường tuổi thọ băng tải cao su Nhật cũ sẽ cao hơn băng tải cao su xuất xứ Trung Quốc hàng mới chút đỉnh, và giá mua cũng rẻ hơn chút đỉnh;
  • Không quá coi trọng xuất xứ dây băng tải sử dụng ứng dụng không đặc thù. Hàn cũng được. Nhật cũ cũng được. Trung Quốc cũng được. Hãy test tuổi thọ sử dụng của vật tư dây băng tải so với chi phí đầu tư sao cho hiệu suất sử dụng rẻ nhất, tiết kiệm nhất;
  • Với các ứng dụng đặc thù như băng tải cao su chịu nhiệt, băng tải cao su chịu dầu, băng tải cao su chịu hóa chất, băng tải cao su trắng an toàn thực phẩm… thì sử dụng nhiều nguồn cung cấp khác nhau và có tài liệu theo dõi, đo tuổi thọ sử dụng của dây băng tải. Qua thời gian sử dụng và sàng lọc sẽ chọn được dòng hàng hay nhà cung cấp với giá thành rẻ nhất.

Xuất Xứ Hàng Và Nơi Mua Băng Tải Cao Su

Dây băng tải cao su được nhập khẩu từ nước ngoài, nguyên container, về cắt ép nối theo yêu cầu quy cách, kích thước của khách hàng. Thường dây băng tải cao su được các nhà cung cấp nhập khẩu theo container nguyên cuộn lớn theo quy cách tiêu chuẩn. Khi bán lẻ sẽ cắt ép theo yêu cầu riêng từng khách hàng. Xuất xứ hàng nhiều nhất từ Trung Quốc. Thứ đến là Hàn Quốc. Băng tải cao su Nhật những năm trước thường là dây băng tải cũ đã qua sử dụng. Mấy năm trở lại đây đã xuất hiện một số dòng băng tải cao su Nhật mới hoàn toàn.

Dây băng tải cao su khi thay thế thường được nối ép tại xưởng Băng Tải Việt Phát trước khi giao cho khách hàng. Các thông tin yêu cầu cần có khi đặt hàng: dây băng tải mặt trơn hay gân V, gân V aco bao nhiêu mm, có tai bèo hay không có tai bèo, bản rộng bao nhiêu, dài chu vi (sau khi nối tròn) bao nhiêu, độ dày băng tải, số lớp bố, và nếu kỹ thì có thể yêu cầu chỉ số EP sức chịu kéo giãn của dây băng tải.

Trường hợp cấu trúc thiết bị băng tải đang sử dụng phức tạp, khách hàng không thể tháo lắp tăng-đua tự thay, Băng Tải Việt Phát có dịch vụ nối ép tận nơi tại nhà máy khách hàng trong khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành Miền Nam.

Với các khách hàng địa bàn ngoài Bắc, Băng Tải Việt Phát có thể giới thiệu đối tác làm hàng tin cậy, và tuyệt không tham gia vô vấn đề chia lợi nhuận với các đối tác cung cấp dịch vụ.

băng
Băng tải cao su gân V tại kho hàng Băng Tải Việt Phát.

Độ Dày Của Dây Băng Tải Cao Su

Độ dày của dây băng tải cao su: băng tải cao su thường sử dụng nhất là băng tải cao su đen, các độ dày dây băng tải 05mm, 08mm, 10mm, 15mm. Với cấu trúc băng tải cao su gân V, gân V thường cao 5mm, có cho băng tải dày 8mm trở lên, thường sử dụng trong ứng dụng kỹ thuật tải lên dốc, xuống dốc, tăng ma sát mặt băng và chống trôi ngược tải liệu. Khi có mang gân V, độ dày tổng của dây băng tải sẽ thành 13mm, 15mm hay 20mm, thông thường thế, có thể thay đổi tùy chút xíu tùy hãng sản xuất và nhà cung cấp.

Phụ Kiện Băng Tải Cao Su

Cũng giống các dòng băng tải khác, băng tải cao su có đủ các ứng dụng phụ kiện như cánh gạt, tai bèo, gân định vị, gân dẫn hướng, riềm biên… Do tính chất sử dụng trâu bò, các phụ kiện của băng tải cao su cũng dễ tự chế, tự áp dụng hơn các dòng băng tải khác. Dây băng tải cao su cũng có hàng Nhật cũ, giá tương đối rẻ và chất lượng khá ổn định.

cánh gạt băng tải cao su
Một phương thức tự chế cánh gạt băng tải cao su Băng Tải Việt Phát thường xuyên sử dụng, tuy ngoại quan không đẹp, nhưng cực bền, cực… trâu bò, và rất tùy biến khi thiết kế chế tạo băng tải.

Chỉ Số EP Của Băng Tải Cao Su

Chỉ số EP của băng cao su là lực chống co giãn của các lớp bố lọt lòng trong dây băng tải cao su. Chỉ số này hay được ghi trực tiếp trong mã hàng dây băng tải. Hiểu một cách nôm na, đó là thông số tiệm cận lực kéo đứt của dây băng tải. Trước đây, Băng Tải Việt Phát đã có bài chia sẻ chi tiết về thông số kỹ thuật này của băng tải cao su. Các bạn đọc thêm ở đây: Chỉ Số EP Và Lực Kéo Đứt Của Băng Tải Cao Su.

Băng Tải Việt Phát sẽ lấy 02 mã băng tải và minh họa tính luôn trọng lượng kéo tiệm cận lực kéo đứt của dây băng tải cao su để các bạn tham khảo.

Mã băng tải cao su EP 500/5. Ý nghĩa: dây băng tải cao su có 05 lớp bố. Lực kéo phương ngang theo chiều dọc dây băng có bản rộng 01 mét sẽ tương đương khoảng 50 tấn.

Mã băng tải cao su EP 300/6. Ý nghĩa: dây băng tải cao su có 06 lớp bố (các lớp bố khá mỏng, EP mỗi lớp có 50). Lực kéo phương ngang theo chiều dọc dây băng có bản rộng 01 mét sẽ tương đương khoảng 30 tấn.

Chỉ số ep của băng tải cao su
Chỉ số EP của băng tải cao su là một thông số kỹ thuật liên quan tới các lớp bố đúc chìm trong lòng dây băng tải. Thường chúng ta nhìn thấy các lớp bố này thì cắt mặt cắt thiết diện dây băng như trong hình minh họa. Hình chụp minh họa là một lô hàng chuẩn bị giao đi của Băng Tải Việt Phát.

Các Ứng Dụng Đặc Thù Của Băng Tải Cao Su

Dây băng tải cao su cũng có các dòng băng tải có tính năng đặc thù khác, và giá thường cao hơn băng tải cao su phổ thông. Có thể tạm liệt kê một số loại: băng tải cao su trắng thực phẩm, băng tải cao su chịu dầu, băng tải cao su chịu nhiệt, băng tải cao su chịu hóa chất, băng tải cao su lõi thép… Thường với các dòng băng tải cao su này, các bạn nên liên hệ với các đơn vị chuyên băng tải để nhận tư vấn kỹ thuật chuẩn xác về tính năng và ứng dụng của từng dòng băng tải cao su. Số điện thoại liên lạc tư vấn kỹ thuật và đặt mua hàng băng tải cao su có in tại các hình ảnh minh họa đính kèm.

Băng tải cao su lòng máng
Băng tải cao su lòng máng do Băng Tải Việt Phát thiết chế và chế tạo.

Các Thiết Kế Băng Tải Cao Su Phổ Thông

Về thiết kế chế tạo băng tải cao su, cơ bản băng tải cao su có mấy dòng ứng dụng khá phổ thông như sau: băng tải cao su phẳng, băng tải cao su lòng máng, băng tải nâng hạ, băng tải cao su tai bèo, băng tải cao su nâng hạ cánh bướm…

Băng tải cao su thường tải nặng, có thể chịu được thời tiết ngoài trời, nên khung sườn thường làm bằng thép sơn chứ không làm inox vì vấn đề chi phí chế tạo và cả vấn đề năng lực chịu tải khung sườn.

Băng Tải Cao Su Lòng Máng

Khái niệm băng tải cao su lòng máng được gọi theo cấu trúc thiết kế đặc thù của băng tải. Có con lăn đỡ phía dưới. Dây băng được tạo hình cong lên hình chữ V, tương tự như lòng máng hứng nước. Nên gọi là băng tải cao su lòng máng.

Về dòng băng tải cao su lòng máng này, Băng Tải Việt Phát đã có bài viết chia sẻ rất chi tiết. Các bạn tham khảo tại đây: Băng Tải Cao Su Lòng Máng.

Băng tải cao su lòng máng, cũng có khi gọi là băng tải cao su lồng máng, là gọi theo thói quen của từng địa phương. Dòng băng tải này thường chạy bằng băng tải cao su dày 5mm, 8mm, 10mm, có khi mặt trơn hoặc gân V tăng ma sát. Băng tải cao su lòng máng là một dòng băng tải cao su sử dụng khá phổ thông trong các dòng băng tải cao su, hay sử dụng để tải hàng xá, hàng rời, sản phẩm dạng bột, cát…

Đọc thêm: Thiết Kế Chuyển Băng Tải Cao Su Lòng Máng Sang Băng Tải Cao Su Ống

Băng Tải Cao Su Mặt Trơn

Từ góc độ thiết kế mặt dây băng tải, chúng ta có thể xếp băng tải cao su mặt trơn thành một dòng băng tải cao su. Thường có màu đen. Và hay được gọi là băng tải cao su trơn đen. Có thể coi đây là dạng mẫu băng tải cao su thường gặp nhất.

Băng tải cao su mặt trơn có đầy đủ các tính năng như các dòng băng tải cao su khác. Nhưng khác bề mặt thiết kế trơn trên dây băng tải. Nên thường sử dụng thiết kế các hệ thống băng tải chạy ngang. Còn thiết kế chạy lên xuống dốc thì chúng ta sử dụng dòng băng tải cao su gân V hoặc băng tải cao su tai bèo.

Xem thêm về băng tải cao su mặt trơn tại đây: Băng Tải Cao Su Mặt Trơn.

Băng Tải Cao Su Nhật Cũ

Thực tế, chúng ta rất khó gọi được đây là một dòng băng tải. Với các bạn sử dụng băng tải cao su để tải sản phẩm trâu bò, phải thường xuyên thay vật tư dây băng tải, có thể băng tải cao su Nhật cũ là một lựa chọn.

Lý do chính là: Giá rẻ hơn, tuy chất lương có ít nhiều hên xui nhưng tỷ lệ trung bình về chất lượng tuổi thọ băng tải cao su Nhật cũ cao hơn hàng mới cùng loại xuất xứ Trung Quốc.

Nhược điểm của băng tải cao su Nhật cũ là: nguồn cung hàng không ổn định, có hên xui ít nhiều về chất lượng, và khi chưa quen xài thì có cảm giác không được thoải mái khi phải sử dụng… hàng cũ.

Chi tiết về dòng băng tải cao su Nhật cũ, Việt Phát đã có bài chia sẻ, so sánh tất cả các mặt của băng tải cao su Nhật cũ với các dòng băng tải cao su mới xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc. Các so sánh bao gồm: tính năng sử dụng, quy cách kỹ thuật, hình ảnh và video hàng mẫu, chất lượng, tuổi thọ, giá thành. Các bạn đọc thêm bài viết này tại đây: Băng Tải Cao Su Nhật Cũ.

móc gân V cho dây băng tải cao su Nhật cũ
Móc gân V cho dây băng tải cao su Nhật cũ, sau khi làm đẹp và ráp lên máy không khác gì băng tải cao su hàng mới.

Băng Tải Cao Su Gân V

Xét theo thiết kế mặt dây băng tải, băng tải cao su gân V được tính là dòng băng tải sử dụng nhiều thứ hai sau băng tải cao su mặt trơn. Ứng dụng thường thiết kế các cụm băng tải lên xuống dốc. Rất hay gặp trong các cụm băng tải di động tải hàng lên xuống xe tải, xe container.

Về các đặc tính kỹ thuật, ứng dụng thiết kế, các video và hình ảnh mẫu cũng như báo giá tham khảo của dòng băng tải này, các bạn có thể đọc thêm chi tiết tại liên kết sau: Băng Tải Cao Su Gân V.

mẫu băng tải cao su gân V
Một mẫu băng tải cao su gân V do Việt Phát cung cấp. Các bạn để ý thường băng tải cao su gân V là thiết kế tải lên xuống dốc, hai bên mép dây băng tải có khoảng trống để bố trí thiết kế con lăn chuyển hướng. Thuật ngữ kỹ thuật khoảng trống bên mép dây băng tải này gọi là indent băng tải (in-đen).

Điểm Chú Ý Khi Thiết Kế Trục Tang Ru-lô Cho Băng Tải Cao Su

Ru lô băng tải đôi khi còn được gọi là trục tang, quả tang, hoặc pulley băng tải. Khi thiết kế chế tạo băng tải cao su, các bạn cần chú ý đường kính trục tang ru lô tối thiểu cần tương ứng với mỗi loại độ dày dây băng tải cao su.

Đường kính tang ru lô nhỏ quá sẽ nứt mối nối ép băng tải. Với các ứng dụng băng tải cao su cánh gạt, băng tải cao su tai bèo, đường kính tang ru lô chủ động và bị động thường đều khá lớn, dao động từ 270mm tới 450mm. Trường hợp đường kính trục tang ru lô quá lớn, các bạn có thể sử dụng cơ chế ru lô tang lồng thay cho các tang ru lô ống, để tiết kiệm chi phí chế tạo.

băng tải cao su tai bèo
Chế tạo băng tải cao su tai bèo vách ngăn tại xưởng cơ khí Băng Tải Việt Phát

Số Con Lăn Đỡ Khi Thiết Kế Băng Tải Cao Su Lòng Máng Bao Nhiêu Là Hợp Lý?

Băng tải cao su lòng máng có thống con lăn đỡ có thể làm 03 con lăn mỗi trục hoặc 02 con lăn mỗi trục (giảm chi phí, không ổn định bằng).

Băng tải cao su lòng máng với bản rộng lọt lòng 600m trở xuống có thể làm mỗi trục chỉ 02 con lăn đỡ. Băng tải cao su với bản rộng lọt lòng dây băng từ 700mm trở lên nên làm 03 con lăn đỡ mỗi trục. Bản rộng 500mm trở xuống rất khó thiết kế dạng lòng máng cho băng tải, vì độ cứng dây băng khiến lòng máng không đủ độ võng.

thiết kế băng tải cao su lòng máng
Bản rộng lọt lòng dây băng tải +/- 600mm có thể thiết kế chỉ cần hai con lăn trên một trục đỡ.

Tùy độ dày của dây băng tải và tải trọng chỉ định, chúng ta sắp xếp khoảng cách mỗi trục đỡ con lăn từ 400mm tới 800mm. Con lăn đỡ có thể dễ dàng thay thế, đồng thời có thể sử dụng để tăng đưa một bên cao thấp của băng tải. Mục đích để điều chỉnh chống sàng băng. Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn tại tài liệu hướng dẫn thiết kế của Băng Tải Việt Phát tại liên kết sau: Hướng Dẫn Tính Toán Thiết Kế Băng Tải.

Băng tải cao so lòng máng khi tải lên dốc thừng thế kế đi kèm phễu hứng liệu. Video dưới đây là một ví dụ trực tiếp về băng tải cao su lòng máng loại nhỏ có gắn phễu hứng liệu.

Vật Liệu Khung Sườn Băng Tải Cao Su

Khung sườn băng tải cao su lòng máng thường làm bằng thép, tùy điều kiện môi trường sử dụng có thể sơn tĩnh điện để tăng khả năng chịu môi trường. Hầu như không khi nào băng tải cao su thiết kế khung sườn sử dụng inox như các dòng băng tải khác.

Lý do chúng ta không nên làm khung sườn băng tải cao su bằng inox là vì kích thước băng tải cao su thường lớn. Do kích thước lớn nên chênh lệch chi phí vật tư gia công giữa thép và inox rất lớn, đặc biệt là inox 304. Trường hợp yêu cầu môi trường chống gỉ sét, ví dụ băng tải để ngoài trời, chúng ta sử dụng khung thép dày 05mm, sơn epoxy hoặc sơn tĩnh điện.

Kết cấu khung sườn thép của băng tải
Thiết kế khung sườn bằng thép của băng tải cao su lòng máng

Gia Công Con Lăn Dạng Phụ Kiện Và Khung Đỡ Con Lăn Cho Băng Tải Cao Su

Như đã chia sẻ ở trên, cấu trúc khung đỡ băng tải bằng con lăn khi sử dụng hệ thống 02 con lăn sẽ tiết kiệm chi phí đầu tư hơn. Thường thích hợp với các thiết kế băng chuyền băng tải không quá dài, bản rộng dây băng nhỏ. Các bạn coi khung sườn hệ thống 02 con lăn trên một bộ đỡ bên trên để tham khảo. Trường hợp băng tải cao su lòng máng có dây băng tải với bản rộng từ 700mm trở nên thì nên làm 03 con lăn trên một bộ đỡ.

Băng Tải Việt Phát gia công riêng con lăn và bộ đỡ con lăn của băng tải cao su lòng máng theo yêu cầu khách hàng.

băng tải cao su riềm tai bèo
Băng tải cao su riềm tai bèo.

Thông Số Kỹ Thuật Cần Chú Ý Khi Đặt Hàng Băng Tải Cao Su

Khi đặt hàng dây băng tải cao su, các bạn chú ý các điểm sau:

  • Bản rộng dây băng tải;
  • Độ dài chu vi băng tải;
  • Độ dày băng tải;
  • Số lớp bố;
  • Thiết kế mặt dây băng là mặt trơn, gân V, có riềm tai bèo không, ép cánh gạt không…
băng tải cao su gân V
Dây băng tải cao su gân V

Phụ kiện băng tải cao su

Về cơ bản, băng tải cao su ít phụ kiện có sẵn hơn các dòng băng tải nhựa, băng tải xích nhựa, băng tải xích inox hay băng tải PVC. Chủ yếu là gia công cơ khí và đặt dây băng. Tuy nhiên, cũng có một số vật tư phụ kiện cho băng tải cao su hay sử dụng. Ví dụ: dẫn hướng, con lăn đỡ bị động, pulley chủ động bị động, bộ con lăn tạo hình lòng máng, con lăn chuyển tiếp, móc xương cá nối băng tải, các dòng bản mã…

Đọc thêm: Móc xương cá nối băng tải cao su

Băng tải cao su dễ chế tạo. Không có phụ kiện chuyên dụng đi kèm cũng không sao. Chi phí tự chế với chi phí có phụ kiện cũng gần gần như nhau thôi. Không có thì tốn nhân lực gia công hơn chút xíu, chứ không hay gây sai số kỹ thuật khi gia công không có phụ kiện chuyên dụng như các dòng băng tải khác.

Đọc thêm: Phụ Kiện Băng Tải

Liên Hệ Nhận Tư Vấn Và Đặt Hàng Mua Băng Tải Cao Su Ở Đâu Tại TP HCM?

Các bạn tìm hiểu thêm về dòng băng tải cao su và các dòng băng tải công nghiệp thông dụng khác tại liên kết sau: Top 10 dòng băng tải công nghiệp thông dụng.

Liên quan tới việc tính toán thiết kế chế tạo băng tải, hoặc cần nhận tư vấnkỹ thuật thiết kế băng tải cao su các loại hoặc tư vấn tính năng kỹ thuật và đặt hàng dây băng tải cao su, vui lòng liên hệ:

Địa chỉ văn phòng: 134 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

Địa chỉ kho 1: 127/31 Ba Vân, Phường 14, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

Địa chỉ kho 2: 67 Nguyễn Quang Bích, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

Địa chỉ xưởng gia công 1: Xưởng Cơ Khí Việt Phát, C90 Vườn Thơm, Bình Chánh, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ xưởng gia công 2: Xưởng Cơ Khí Việt Phát, 84 Nguyễn Thị Bảy, Tân Hiệp Thành, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại P. Kinh Doanh: O9I2.I36.739

Điện thoại P. Kỹ Thuật: 093.323.55.88

Điện thoại tổng đài, fax: 028-62936994 / 028-62966307.

Các bài viết chia sẻ chuyên ngành kỹ thuật về băng tải khác tại Thư Việt Kỹ Thuật Băng Tải sau đây: 100 BÀI VIẾT CHIA SẺ KIẾN THỨC KỸ THUẬT NGÀNH BĂNG TẢI.

Từ khóa » Hệ Thống Băng Tải Cao Su