Bảng Test Mù Màu Chuẩn - .vn
Có thể bạn quan tâm
- Mù màu là gì?
- Những biểu hiện và nguyên nhân của bệnh mù màu
- Một số bài test mù màu phổ biến hiện nay
- Kiểm tra mù màu Ishihara
- Test mù màu Cambridge
- Test mù màu Farnsworth-Munsell
- Test mù màu bằng kính kiểm tra loạn sắc
- Mù màu có chữa được không?
Mắt của bạn gặp vấn đề trong việc phân biệt các màu sắc? Bạn lo sợ đây là dấu hiệu của bệnh mù màu. Vậy làm sao để biết được bạn có bị bệnh mù màu hay không? Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho bạn một số phương pháp test mù màu hiện nay.
Mù màu là gì?
Mù màu còn được gọi là bệnh rối loạn sắc giác, đây là tình trạng mắt không có khả năng phân biệt được các màu sắc của sự vật ví dụ như màu đỏ, xanh lá, xanh biển hoặc khi pha trộn các màu này với nhau.
Người bị bệnh mù màu vẫn có thể nhìn rõ các sự vật, hiện tượng tuy nhiên khả năng nhận biết về màu sắc của họ bị giảm đáng kể, dù vậy trường hợp mù màu đa sắc hay không thể nhìn thấy màu gì cũng vẫn rất hiếm gặp. Bệnh mù màu không ảnh hưởng quá lớn đến vấn đề tồn tại hay sinh sản của người bị mù màu, tuy nhiên thế hệ sau có thể bị di truyền gen bệnh này.
Sự phân tích màu sắc của mắt chủ yếu do các tế bào nón đảm nhận, đây là những tế bào tập trung ở hố trung tâm võng mạc. Khi các tế bào nón này mất khả năng phân biệt màu sắc sẽ gây ra tình trạng rối loạn sắc giác hay còn gọi là bệnh mù màu.
Những biểu hiện và nguyên nhân của bệnh mù màu
Theo như thống kê thì tỷ lệ mắc bệnh mù màu ở phương Tây nhiều hơn phương Đông và ở nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn. Các biểu hiện của mù màu cũng khác nhau tuỳ vào các bệnh nhân và tùy mức độ của bệnh. Một số triệu chứng thường gặp ở người bị mù màu bao gồm:
- Không phân biệt được một hoặc một vài màu sắc thường biểu hiện các dấu hiệu sau: thường dùng sai màu khi vẽ hay khó phân biệt các màu sắc, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu.
- Nhạy cảm với điều kiện ánh sáng quá sáng.
- Khó đọc khi xuất hiện nhiều màu sắc trên cùng một trang giấy.
- Đau mắt và đau đầu khi nhìn vào màu mà trẻ kém phân biệt được.
- Một số trường hợp bệnh nhân chỉ thấy được màu đen, trắng và xám (hiếm gặp).
- Rối loạn thị lực.
Có rất nhiều yếu tố là nguyên nhân gây ra bệnh mù màu. Những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bệnh mù màu như:
- Rối loạn di truyền: đây là tình trạng bị mù màu do bẩm sinh khá thường gặp với tỷ lệ nam giới mắc phải nhiều hơn. Thông thường người bệnh sẽ mất đi khả năng nhìn thấy màu xanh hoặc hiếm gặp hơn thì sẽ không nhìn thấy cả màu vàng. Tùy vào mức độ bệnh mà mù màu được chia thành các thể nhẹ, nặng hoặc trung bình.
- Do tác dụng phụ không mong muốn của thuốc: một số loại thuốc hiện nay có khả năng làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt màu sắc của mắt và gây ra bệnh mù màu như thuốc tim mạch, huyết áp, nhiễm trùng, rối loạn thần kinh, rối loạn cương dương…
- Biến chứng khi mắc bệnh mãn tính: một số bệnh như tiểu đường, tim mạch, Alzheimer, Parkinson, tăng nhãn áp, bạch cầu hay thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm có thể làm ảnh hưởng đến thị giác của người bệnh gây ra bệnh mù màu. Những trường hợp này thường sẽ bị mù màu một bên mắt, đôi khi là cả hai mắt. Tuy nhiên sau khi điều trị thì bệnh mù màu có thể thuyên giảm và phục hồi.
- Tình trạng lão hóa của mắt: khả năng phân biệt màu sắc cũng sẽ giảm dần khi độ tuổi tăng lên, gây ra tình trạng mù màu ở người già.
Một số bài test mù màu phổ biến hiện nay
Test mù màu nên được thực hiện cho bất kì đối tượng nào có nhu cầu kiểm tra bệnh khi có biểu hiện hoặc đang làm việc cần đến khả năng nhận biết màu sắc chính xác như thợ điện, nhà thiết kế, kĩ thuật viên…
Sự ảnh hưởng của bệnh mù màu đối với khả năng làm việc của một người phụ thuộc vào sự đòi hỏi của công việc về việc phân biệt màu sắc và mức độ mù màu của người đó.
Kiểm tra mù màu Ishihara
Đây là bài test mù màu dành cho những người không thể phân biệt sắc tố đỏ và xanh lá cây. Bạn sẽ nhìn vào một loạt các vòng tròn với những chấm có màu sắc và kích cỡ khác nhau. Một số chấm tạo thành hình dạng nhất định hoặc số đếm từ một đến hai chữ số. Nếu thuộc nhóm mù màu đỏ và xanh lá cây, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nhận ra những hình dạng đó hoặc thậm chí là không nhìn thấy chúng. Ví dụ như:
Test mù màu Cambridge
Bài test này nguyên tắc tương tự như với test mù màu Ishihara, nhưng thay vào đó bảng test mù màu Cambridge chỉ yêu cầu nhận biết hướng của chữ C trên nền bài kiểm tra. Chính bởi bảng yêu cầu khá đơn giản hơn so với bảng test mù màu Ishihara nên bài test Cambridge còn có thể thực hiện cho cả những đối tượng không biết chữ hoặc trẻ em chưa biết đọc.
Test mù màu Farnsworth-Munsell
Khác với hai bài test mù màu định tính ở trên, bài test mù màu Farnsworth-Munsell được xếp vào nhóm bài test mù màu định lượng.
Bảng test mù màu Farnsworth-Munsell gồm rất nhiều màu sắc và cả các sắc thái khác nhau của cùng một màu sắc. Yêu cầu cho người kiểm tra là phải sắp xếp được các màu sắc trong bảng test theo một quy luật nhất định. Kết quả sắp xếp các màu sắc không chỉ giúp nhận biết được một người có bị mù màu hay không màu còn đánh giá được người kiểm tra có khả năng nhận biết được các thay đổi nhỏ trong màu sắc hay không.
Test mù màu bằng kính kiểm tra loạn sắc
Bài test này cũng thường dành cho người bị bệnh mù màu đỏ và xanh lục, thực hiện bằng cách cho người kiểm tra nhìn vào một vòng tròn trên thị kính. Vòng tròn này được tạo thành bằng hai nửa, nửa trên là ánh sáng từ đèn vàng, nửa dưới là do ánh sáng từ màu đỏ và xanh lục. Người kiểm tra cần phải xoay các nút điều chỉnh sao cho màu trên vòng tròn đồng nhất toàn bộ. Nếu màu trên vòng tròn không điều chỉnh đồng nhất được thì có nghĩa là có sự bất thường khi nhận biết màu đỏ và xanh lục.
Mù màu có chữa được không?
Hiện nay y học vẫn chưa tìm ra cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh mù màu tuy nhiên vẫn có thể điều trị thuyên giảm. Trường hợp người bệnh bị mù màu do sử dụng thuốc hoặc do biến chứng từ các bệnh khác, việc điều trị các bệnh đó có thể làm thuyên giảm triệu chứng mù màu.
Ngày nay, các nhà khoa học đã cũng phát triển được một loại kính có khả năng lọc màu sắc, từ đó giúp tăng độ tương phản giữa những màu mà bạn không thể phân biệt được, giúp bạn có thể nhận ra chúng tốt hơn. Đây cũng được xem như một phương pháp hỗ trợ khả năng phân biệt màu sắc của bạn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể khắc phục khiếm khuyết của mình bằng những mẹo vặt khác như nếu bạn không thể phân biệt các màu khác nhau của đèn giao thông thì hãy ghi nhớ vị trí của chúng để xác định màu.
Cuối cùng, bệnh mù màu có thể gây cho bạn một số khó khăn cản trở trong công việc và sinh hoạt nhưng nói chung thì vẫn không quá nghiêm trọng. Hãy tìm ra một số cách phù hợp với bản thân để giải quyết những khó khăn sau khi thực hiện test mù màu nhé!
Chia sẻ
- Đã sao chép
Từ khóa » Hình ảnh Kiểm Tra Mù Màu
-
Bài Kiểm Tra Mù Màu
-
Kiểm Tra Mù Màu Ishihara
-
Mù Màu Và Những Cách Kiểm Tra Mù Màu Thông Dụng • Hello Bacsi
-
Bài Test Hình ảnh đo độ Mù Màu
-
Bài Kiểm Tra Mù Màu - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Hình ảnh Kiểm Tra Mù Màu?
-
Kiểm Tra độ Mù Màu Của Bạn?
-
Kiểm Tra Mù Màu Và Có Các Loại Mù Màu Nào | All About Vision
-
Kiểm Tra Mù Màu Ishihara - Tạp Chí Đáng Nhớ
-
Kiểm Tra Mù Màu Hình ảnh Sẵn Có - IStock
-
Kiểm Tra Mù Màu Hình Minh Họa Sẵn Có - IStock