BẢNG THỊ LỰC VÀ HƯỚNG DẪN ĐO THỊ LỰC NHÌN XA

BẢNG THỊ LỰC VÀ HƯỚNG DẪN ĐO THỊ LỰC NHÌN XA

  1. 1. Phân loại các bảng thị lực theo hình thể các ký tự và đối tượng sử dụng 

a) Bảng chữ C (Vòng hở Landolt) và  Bảng chữ E: dành cho người không biết chữ.

b) Bảng chữ cái:  dành cho người biết đọc

c) Bảng hình: dành cho trẻ em

  1. 2. Hướng dẫn thử thị lực nhìn xa

Các bước thực hiện:

Bước 1: Giải thích cho bệnh nhân cách đo này dùng để xem bệnh nhân nhìn xa tốt đến mức nào. Nếu là bảng thị lực Landolt (Vòng tròn hở), giải thích cho bệnh nhân là sẽ hỏi phần hở của vòng tròn quay về phía nào: trên, dưới, phải, trái (tương tự như vậy nếu bảng thị lực có chữ E quay theo cách hướng). Bệnh nhân có thể giơ tay ra hiệu xem phần hở của vòng tròn (hoặc hướng quay của chữ E) về phía nào nếu đọc rõ ở dòng đó. Trên bảng chữ cái, bệnh nhân được yêu cầu đọc các chữ hoặc số trên từng dòng. Trẻ em cần nói tên những vật được người thử thị lực chỉ vào trên bảng hình.

Bước 2: Đặt bảng thị lực vào vị trí đủ ánh sáng với nguồn sáng chủ yếu chiếu về phía bảng thị lực, không để hoặc hạn chế tối đa ánh sáng chiếu vào mắt bệnh nhân. Đối với bảng thị lực hộp, đặt ở trong phòng và có nguồn sáng ở trong thì tắt các nguồn sáng khác chiếu về phía bệnh nhân. Nếu thử thị lực ngoài trời, cũng cần theo nguyên tắc trên để mặt trời chiếu từ phía sau bệnh nhân.

Bước 3: Bệnh nhân đứng hoặc ngồi cách bảng thị lực treo ngang tầm mắt bệnh nhân với khoảng cách đã được ghi sẵn trên bảng thị lực. 

Chú ý: Kích cỡ các ký tự trên bảng thị lực đã được thiết kế sẵn cho từng khoảng cách đặt bảng thị lực khác nhau. Cần đặt bảng thị lực cách bệnh nhân đúng theo khoảng cách được ghi ở phía trên từng bảng.

Bước 4: Đo thị lực cho từng mắt. Quy ước chung là đo mắt phải (MP) trước, mắt trái (MT) sau.

Bước 5: Để thử thị lực được nhanh và hợp lý, nên bắt đầu từ hàng giữa của bảng thị lực. Nếu bệnh nhân không nhìn thấy thì chỉ lên dòng trên với các ký tự lớn hơn. Nếu bệnh nhân nhìn thấy thì tiếp tục thử cho bệnh nhân các dòng phía dưới theo thứ tự từ phải sang trái cho tới khi bệnh nhân không thấy được chỗ hở của vòng tròn. Sai số cho phép là 1/4 ký tự.

Bước 6: Ghi lại thị lực (TL) ở mức cao nhất bệnh nhân có thể thấy (phía trên dòng không nhìn thấy). Ví dụ: nếu mắt phải (MP) bệnh nhân nhìn thấy hết dòng 3/10 mà không nhìn thấy dòng 4/10 thì thị lực được ghi lại là Thị lực mắt phải 3/10 (viết tắt: TL MP 3/10) . Vinhomes Smart City Cao Xà Lá

Nếu bệnh nhân không nhìn thấy ký tự lớn nhất trên bảng thì yêu cầu bệnh nhân đi gần đến bảng cho đến khi có thể nhìn thấy ký tự lớn nhất và ghi lại khoảng cách bệnh nhân có thể nhìn thấy. Nếu bệnh nhân không thấy ký tự lớn nhất thì tiếp tục quá trình như sau cho đến khi bệnh nhân trả lời được:

Diễn giải một số mức thị lực:

Thị lực ở mức ” Đếm ngón tay” (ĐNT): Nếu bệnh nhân không thể nhìn thấy ký tự lớn nhất thì bạn hãy giơ tay của bạn ở khoảng cách 30 cm trước mặt bệnh nhân với một số ngón tay nhất định. Hỏi bệnh nhân số ngón tay bạn đưa ra nếu bệnh nhân trả lời chính xác thì đưa khoảng cách ra 1M và hỏi lại bệnh nhân. Nếu bệnh nhân vẫn trả lời chính xác thì nhắc lại ở khoảng cách 2M và 3M cho đến khi bệnh nhân không thể nhìn thấy và ghi lại khoảng cách bệnh nhân thấy được. Ví dụ nếu MP của bệnh nhân có thể đếm ngón tay ở khoảng cách tối đa là 4M thì ghi TL là MP ĐNT 4M.

Thị lực ở mức “Bóng bàn tay” (BBT) nếu bệnh nhân không đếm được ngón tay ở khoảng cách 30cm thì vẫy bàn tay và hỏi họ có nhìn thấy bàn tay không. Nếu bệnh nhân có nhìn thấy thì hỏi lại cho đến khoảng cách xa nhất mà bệnh nhân không thấy và ghi lại kết quả. Ví dụ: MT bệnh nhân có thể thấy bàn tay chuyển động ở khoảng cách 20 cm nhưng không thấy ở 30 cm thì ghi TL là MT BBT 20 cm.

Thị lực ở mức “Nhận biết sáng tối”: nếu bệnh nhân không nhìn thấy bóng bàn tay thì hãy dùng đèn pin chiếu sáng vào mắt bệnh nhân và hỏi bệnh nhân có thể phát hiện được không. Nếu bệnh nhân nhận biết được thì ghi thị lực là ST (+), nếu không nhận biết được thì ghi là ST (-).

Bước 7: Nhắc lại các bước trên cho mắt trái (MT)

Từ khóa » Bảng Chữ Test Mắt