Băng Thông Là Gì? Cách Tính Băng Thông Cho Hệ Thống Camera IP

  • Một số camera an ninh, thường là các loại sử dụng PIN, sẽ chỉ hoạt động khi phát hiện có chuyển động nên không phải khi nào cũng dùng đến kết nối mạng.
  • Lúc nào cũng quay là việc không cần thiết nên nếu chọn các camera này sẽ giúp giảm lượng gánh nặng cho kết nối Internet.
  • Lưu ý là việc thiết lập camera sang chế độ phát hiện chuyển động sẽ hơi khác. Camera sẽ vẫn quay mọi lúc.

5. Tách biệt camera ra khỏi mạng

  • Nếu những cách trên không giúp mạng Internet của các bạn nhanh hơn do ảnh hưởng từ IP Camera thì cách chắc chắn nhất là dùng một mạng riêng cho nó.
  • Các bạn có thể dùng 2 bộ định tuyến để kéo lưu lượng từ camera ra khỏi bộ định tuyến chính.
  • Sau đó máy chủ, ví dụ như PC, kết nối tới bộ định tuyến thứ 2 để quay và giám sát từ xa.
  • Ngoài ra, cũng có thể mua các bộ chuyển đổi để tách lưu lượng của camera ra khỏi các hoạt động mạng khác

Một số thuật ngữ về băng thông quan trọng

1. Đo lường băng thông

  • Băng thông thường được tính bằng bit (ví dụ 100Kb/s, 1Mb/s, 1000Mb/s…..).
  • Bit là đơn vị cơ bản nhất của băng thông và lưu trữ.
  • Bạn có thể kiểm tra băng thông ngay trên máy tính cá nhân.
  • Trên máy tính, điều này được thực hiện bằng cách truy cập Task Manager (trình quản lý công việc) như hình sau đây:

  • Trên máy tính của bạn, băng thông được hiển thị bằng hai thông số là Send (gửi) và Receive (nhận)

2. Bits và Bytes

  • Băng thông thường được tính bằng bit, tuy nhiên trong một số trường hợp nó còn được đo lường bằng đơn vị Byte, điều này sẽ dễ gây nhầm lẫn (8 bit sẽ bằng 1 Byte, do vậy một số người thích dùng khái niệm bit, một số người lại thích dùng Byte, tuy nhiên 400bit sẽ chẳng khác gì 50Byte về mặt giá trị).
  • Bit và Byte đều sử dụng một chữ cái để thể hiện việc viết tắt, sự khác biệt duy nhất đó là bit sử dụng chữ cái “b” viết thường, còn Byte sử dụng chữ cái “B” viết hoa.
  • Các bạn có thể dùng điều này thay cho việc phải nhớ rằng đơn vị Byte có giá trị lớn hơn so với bit. Nhiều người hay vướng phải nhầm lẫn này bởi họ thường không chịu đọc kĩ.
  • Ví dụ: 100Kb/s và 100KB/s (100KB/s có giá trị lớn gấp 8 lần 100Kb/s)

3. Kilo, Mega và Giga

  • Phải mất rất nhiều bit (hoặc Byte) để truyền dữ liệu hình ảnh.
  • Trong thực tế, các bạn sẽ không bao giờ có một luồng hình ảnh chỉ với giá trị 500b/s hoặc thậm trí 500B/s.
  • Hình ảnh thường cần ít nhất hàng ngàn hoặc hàng triệu bit.
  • Một luồng hình ảnh tổng hợp thường tiêu tốn đến hàng tỷ bit.

Các biểu hiện/ tiền tố thường gặp để thể hiện lượng băng thông lớn:

  • Kilobits, là hàng ngàn, ví dụ 500Kb/s = 500,000b/s.
    • Luồng có giá trị trong khoảng kilobit sẽ là một luồng hình ảnh độ phân giải thấp, hoặc tỉ lệ khung hình trên giây không cao (cũng có thể là cả 2 yếu tố trên).
  • Megabits, đơn vị hàng triệu, ví dụ 5Mb/s = 5,000,000b/s.
    • Các luồng hình ảnh HD/MP thường yêu cầu băng thông lớn trong khoảng này (ví dụ 2Mb/s, 4Mb/s hoặc 8Mb/s là bình thường).
    • Các luồng trên 10Mb/s ít phổ biến hơn.
    • Tuy nhiên, với 100 camera xem trực tiếp đồng thời thường sẽ phải yêu cầu băng thông lên tới 200Mb/s hoặc thậm trí 400Mb/s…
  • Gigabits là đơn vị hàng tỷ, ví dụ như 5Gb/s = 5,000,000,000b/s.
    • Rất hiếm khi cần tới 1 gigabit băng thông cho video giám sát trừ khi người ta có một hệ thống giám sát quy mô quá lớn.

4. Tốc độ Bit (Bit Rates)

  • Khái niệm Bitrate cũng giống như tốc độ của phương tiện đi lại, đều chỉ một tỷ lệ theo thời gian.
  • Do đó về mặt hình tượng, khi nói bạn đang chạy xe với vận tốc 96km/h cũng giống như băng thông của camera là 600Kb/s (600kilobit được truyền đi trong 1 giây đồng hồ).
  • Bitrate luôn được thể hiện dưới dạng dữ liệu (bit hoặc Byte) trong một giây.
  • Mỗi phút hoặc mỗi giờ sẽ không được áp dụng, điều này là do các thiết bị mạng được đánh giá là những thiết bị có khả năng xử lý dữ liệu nhanh chóng chỉ trong mỗi giây đồng hồ.

Khái niệm nén (Compression):

  • Về cơ bản, tất cả các hình ảnh giám sát được truyền tải qua một mạng IP đều được nén lại. Camera giám sát có thể xuất hình ảnh nguyên dạng không bị nén (ví dụ như analog) tuy nhiên nó sẽ bị nén lại trước khi truyền tải qua mạng.
  • Về mặt lý thuyết, các bạn có thể truyền tải một hình ảnh giám sát không bị nén qua mạng, tuy nhiên nó yêu cầu một tỉ lệ Bitrate rất lớn (ngay cả với mỗi luồng đơn yêu cầu phải có trên 1000 Mb/s) điều này khiến nó trở nên không thực tế.

5. Băng thông trên mỗi Camera

  • Băng thông thường được tính trên mỗi camera và số lượng băng thông cần cho mỗi camera có thể thay đổi đáng kể.
  • Người ta có thể tổng hợp nhu cầu băng thông trên mỗi camera để xác định tổng dung lượng băng thông yêu cầu cho cả hệ thống.

Ví dụ: Nếu các bạn có 10 camera, trong số đó có 3 camera sử dụng 4Mb/s, 4  camera sử dụng 2Mb/s và 3 camera sử dụng 1Mb/s, tổng tải yêu cầu bạn phải cung cấp cho hệ thống này là 23Mb/s, thể hiện qua bảng dưới đây:

6. Tốc độ bit cố định và thay đổi (CBR vs VBR)

  • Số lượng băng thông một camera cần tại bất kỳ thời gian nhất định để duy trì một mức độ chất lượng hình ảnh cụ thể sẽ thay đổi theo từng thời điểm.

  • Có 2 cách để ứng phó với điều này:
    • Tốc độ bit cố định (CBR): Tỷ lệ Bitrate được giữ nguyên ngay cả khi khung cảnh quan sát thay đổi
    • Tốc độ bit thay đổi (VBR): Tỷ lệ Bitrate thay đổi khi khung cảnh quan sát thay đổi.
  • Hiểu về Bitrate một camera sử dụng là điều rất quan trọng, bởi nó tác động đáng kể tới băng thông truyền tải.
  • Theo thống kê, hiện nay hầu hết các mạng giám sát đều sử dụng Bitrate thay đổi. Tuy nhiên, đối với một số tổ chức, họ thường thích sử dụng Bitrate cố định bởi họ có thể dễ dàng lên kế hoạch kiểm soát băng thông.

Như vậy, qua bài viết trên đây bạn có thể hiểu được Băng thông là gì? Cách tính băng thông cho hệ thống Camera IP như thế nào? Nếu có thắc mắc gì bạn có thể comment ngay dưới bài viết để được hỗ trợ nhé.

Từ khóa » Tốc độ Bit Camera