Băng Thông Là Gì? Cách Tính Băng Thông Cho Website - Bizfly Cloud

  • Techblog
  • Kiến thức cơ bản
Băng thông là gì? Cách tính băng thông cho website Bizfly Cloud275208-07-2024
Băng thông là gì? Cách tính băng thông cho website

Băng thônglà một trong số những yếu tố quan trọng cấu thành nên website của bạn và mức sử dụng băng thông cũng là một tiêu chí để đánh giá chi phí khi tính đến các dịch vụ web hosting. Vậy hãy cùngBizfly Cloudtìm hiểu băng thông là gì và giới hạn sử dụng của băng thông là bao nhiêu? Liệu có tồn tại loại băng thông không giới hạn hay không?

Băng thông là gì?

Băng thông (Bandwidth) là thuật ngữ dùng để chỉ tốc độ truyền dữ liệu tối đa thông qua thiết bị truyền dẫn "không dây" hoặc "có dây" trong một khoảng thời gian nhất định. Băng thông được ví như khối lượng nước có thể chảy qua một đường ống. Đường kính của ống càng lớn thì càng có nhiều nước có thể chảy qua nó cùng một lúc. Có thể nói, băng thông đại diện cho tốc độ truyền dữ liệu của đường truyền Internet. Kết nối internet có băng thông lớn hơn có thể xử lý nhiều dữ liệu hơn mỗi giây (chẳng hạn như file, video..). Tuy nhiên, nhiều máy tính được kết nối với cùng một tốc độ băng thông sẽ làm chậm băng thông đối với những người chia sẻ cùng một kết nối.

Băng thông ban đầu được đo bằng bit trên giây và được biểu thị bằng bps. Song, các mạng ngày nay thường có băng thông cao hơn nhiều so với đơn vị nhỏ như vậy. Giờ đây, người ta thường thấy những con số cao hơn được biểu thị bằng Mbps (megabit trên giây), Gbps (gigabit trên giây) hoặc Tbps (terabit trên giây).

Nhu cầu băng thông dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong vài năm tới. Đến năm 2025, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ước tính rằng 463 exabyte dữ liệu sẽ được tạo ra mỗi ngày trên toàn cầu. Con số đó tương đương với hơn 212 tỷ DVD giá trị dữ liệu mới mỗi 24 giờ.

Phân biệt băng thông và truyền dữ liệu

Băng thông là một dạng đo lường mức độ tối đa dữ liệu có thể được truyền trong một khoảng thời gian nhất định, thường là tính bằng giây.

Truyền dữ liệu, mặt khác là lượng dữ liệu được truyền đi trong khi băng thông là định mức truyền.

Phân biệt băng thông và truyền dữ liệu

Băng thông giúp đo lường tối đa dữ liệu trên website

Nói một cách dễ hiểu hơn, bạn hãy tưởng tượng băng thông là chiều rộng của ống dẫn nước nhà bạn, còn dữ liệu truyền là lượng nước chảy ra từ đường ống. Chiều rộng của ống (băng thông) rộng bao nhiêu sẽ quyết định tốc độ dòng chảy (dữ liệu) của nước. Về cơ bản, truyền dữ liệu là tiêu thụ băng thông.

Đối với chủ sở hữu trang web, lượng băng thông mà công ty dịch vụ cung cấp được ví như một chỉ báo tốt về năng lực dịch vụ - băng thông càng cao thì tốc độ mạng kết nối và hệ thống càng mạnh mẽ.

Các dạng băng thông phổ biến

Phụ thuộc vào từng hạ tầng, phương tiện và các tiêu chí khác nhau mà băng thông được ứng dụng theo từng dạng như sau:

Dựa vào phạm vi sử dụng

Băng thông trong nước: Là tốc độ đường truyền của mạng Internet tương tác giữa các máy chủ trong cùng một nước. Loại bandwidth này thích hợp sử dụng cho các mạng nội bộ.

Băng thông quốc tế: Là tốc độ đường truyền mạng Internet từ một quốc gia nhất định ra ngoài phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Ví dụ như băng thông từ Việt Nam truyền đi sang Mỹ.

Với băng thông quốc tế, có thể sẽ có những rủi ro như bị đứt dẫn tới không truy cập được các website nước ngoài.

Theo dung lượng sử dụng

Băng thông được cam kết: Bạn sẽ được nhà mạng cung cấp dung lượng cố định để kết nối mạng. Khi sử dụng hết băng thông, bạn sẽ phải trả thêm tiền để có thể sử dụng tiếp.

Băng thông được chia sẻ: Có thể sử dụng cho nhiều máy chủ chia sẻ khác nhau để hạn chế tình trạng nghẽn mạng của server.

Băng thông riêng: Với gói băng thông này, bạn cần phải trả phí sử dụng và không được chia sẻ với người khác.

Đơn vị đo băng thông

Băng thông được đo bằng bit/giây và biểu thị bằng bps. Tuy nhiên, mạng hiện nay sẽ có băng thông lớn hơn rất nhiều so với đơn vị nhỏ trước kia. Băng thông (Bandwidth) hiện nay được đo bằng Megabit/giây (Mbps), Gigabit/giây (Gbps) hoặc Terabit/giây (Tbps). Định lượng như sau:

  • Kilobit = 1.000 bits
  • Megabit = 1,000 kilo = 1.000.000 bits
  • Gigabit = 1.000 mega = 1.000.000.000 bits
  • Terabit = 1.000 giga = 1.000.000.000.000 bits

Dưới Terabit còn có Petabit, Exabit, Zettabit và Yottabit, mỗi đơn vị gấp 10 đơn vị đo liền trước nó.

Ngoài ra, bandwidth còn biểu thị bằng byte/giây và ký hiệu Bps. Ví dụ, 100 Megabyte/giây được biểu thị bằng 100 MB/s hoặc 100 MBps.

Mức giới hạn băng thông là bao nhiêu?

Khách hàng có thể chạy nhiều dữ liệu và lưu lượng truy cập đến trên web theo ý muốn, mà không cần quan tâm đến giới hạn.

Tuy nhiên trên thực tế, điều này được hiểu theo một nghĩa khác. Tức là hầu hết các công ty sẽ cung cấp các gói băng thông mặc định với phạm vi cung cấp rất cao, thường ở mức ít hoặc khó có thể tới hạn hoặc vượt qua giới hạn được. Các gói băng thông này vẫn sẽ có một giới hạn nhất định nằm trong định mức chi phí của gói đó nhưng chúng ta không thể biết chính xác giới hạn đó là bao nhiêu.

Ước tính băng thông cho website của bạn

Ước tính băng thông cho website của bạn

Ứớc tính băng thông giúp bạn kiểm soát website tốt hơn

Nếu bạn sắp ra mắt trang web mới, việc ước tính lượng băng thông lưu trữ cho web đó có thể mất nhiều thời gian phỏng đoán.

Do đó, việc hữu ích nhất mà bạn nên làm là đánh giá web đó trong vài tháng đầu tiên sau khi khởi chạy. Từ đó, bạn có thể xác định được mức sử dụng băng thông hàng tháng thực tế và đưa ra những điều chỉnh thích hợp.

Ước tính băng thông cho website hiện tại

Công thức tham khảo để tính băng thông lưu trữ cho website đang hoạt động:

Kích thước trang trung bình × Số khách truy cập trung bình hàng tháng × Trung bình số lần truy cập trang trên mỗi khách truy cập = Băng thông

Để tìm kích thước trang trung bình trang web, hãy kiểm tra một số trang web tại Pingdom Website Speed Test và tính trung bình kết quả.

Ví dụ: Kích thước tệp của một số trang blog được tính như sau:

Trang chủ (2.4MB)

Tổng số 25 bài viết ngẫu nhiên trong blog (30MB)

(30MB 2,4MB) ÷ 26 trang = 1,25MB

Do đó, kích thước trang trung bình (ước tính) cho blog đó là 1,25MB.

Việc ước tính nên bao gồm mọi trang web được lưu trữ trên cùng một máy chủ. Nếu tài khoản hosting của bạn quản lý nhiều tên miền, hãy đảm bảo hợp nhất kích thước trang, số lượng khách truy cập trung bình và số lần xem trang trên mỗi khách truy cập trên tất cả các tên miền.

Phép tính cơ bản này sẽ giúp bạn ước tính sơ bộ về lượng băng thông mà website của bạn có thể tiêu thụ. Tuy nhiên, vì phương pháp này chỉ áp dụng cho mức sử dụng hiện tại nên sẽ không thể cho bạn cái nhìn tổng thể về mức sử dụng thực tế.

Bạn sẽ không muốn mỗi lần có thay đổi mức tiêu thụ dữ liệu là phải thay đổi kế hoạch. Do đó, bạn cần cân nhắc thêm các thách thức kỹ thuật khác và dự phòng cho tăng trưởng trong tương lai.

Ước tính băng thông cho trang web mới

Ước tính băng thông cho các web mới (chưa được khởi chạy) sử dụng cùng một công thức. Sự khác biệt duy nhất là bạn sẽ phải ước tính các con số:

Kích thước trang trung bình × Số khách truy cập trung bình hàng tháng × Trung bình số lần truy cập trang trên mỗi khách truy cập = Băng thông

Trên thực tế, hầu hết các trang web không sử dụng nhiều băng thông đến như vậy. Thế thì 10 GB băng thông liệu có đủ cho một trang web không?

Nếu web của bạn không lưu trữ các loại tài nguyên media như video streaming và hình ảnh ở độ phân giải HD, thì lượng băng thông cần thiết có thể sẽ ít hơn 10 GB mỗi tháng.

Thông thường, các web thu hút một lượng truy cập khổng lồ mỗi ngày sẽ cần các kế hoạch lưu trữ có giới hạn băng thông cao hơn. Facebook và Google là hai ví dụ điển hình về website có lưu lượng truy cập cao như vậy.

Làm rõ sự khác biệt giữa băng thông và một số thuật ngữ

Băng thông (Bandwidth) là tốc độ truyền dữ liệu tối đa được đo trong 1 giây. Thuật ngữ này dùng để mô tả dữ liệu lớn nhất mà người truy cập có thể đăng lên hoặc tải xuống giữa các website trên máy tính trong một khoảng thời gian nhất định. Để hiểu rõ băng thông là gì các bạn cần nắm được sự khác biệt của nó với các thuật ngữ dưới đây.

1. Băng thông và thông lượng

Băng thông là thuật ngữ đại diện cho tổng khối lượng dữ liệu mà người dùng có thể truyền qua mạng được đo bằng megabyte mỗi giây (MBps). Khi tìm hiểu băng thông là gì bạn có thể coi nó như là thông lượng tối đa dựa trên lý thuyết của mạng.

Hiểu đơn giản hơn thì băng thông là lượng dữ liệu có thể truyền còn thông lượng là lượng dữ liệu thực tế mà bạn truyền ở một thời điểm bất kỳ. Nó được tính dựa trên giới hạn mạng thực tế. Băng thông cao không có nghĩa là mang lại tốc độ hoặc hiệu năng mạng cao nhưng băng thông cao hơn chắc chắn sẽ giúp thông lượng cao hơn.

2. Băng thông và tốc độ

Băng thông là gì? Tốc độ internet là gì? Đây đều là thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho nhau trong ngôn ngữ thông thường. Cả hai từ này đều sự liên hệ mật thiết với nhau nhưng không có nghĩa giống nhau nên nhiều người vẫn bị nhầm lẫn khi sử dụng.

Khi tìm hiểu băng thông là gì bạn sẽ thấy thuật ngữ này thường sử dụng để nói đến lượng dữ liệu có thể gửi qua internet ở một thời điểm bất kỳ. Còn tốc độ được dùng để chỉ tốc độ truyền dữ liệu trong một thời điểm nhất định cũng được đo bằng đơn vị Mbps như băng thông.

3. Băng thông và độ trễ

Băng thông có thể hiểu là công cụ đo lường tốc độ truyền dữ liệu của mạng, còn độ trễ là tốc độ mà mạng đi qua. Độ trễ sẽ tăng lên trong giờ cao điểm khi có ít băng thông nhưng có nhiều băng thông không đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều dữ liệu hơn.

Độ trễ của một yêu cầu được gửi đi thường nhỏ hơn so với lượng dữ liệu có thể di chuyển qua các kết nối nó thường tỷ lệ nghịch với tốc độ của internet. Độ trễ càng nhỏ thì tốc độ truy cập mạng càng nhanh và ngược lại.

Các yếu tố làm tăng việc sử dụng băng thông lưu trữ (dự phòng cho tăng trưởng)

Bandwidth - Băng thông là gì? Bao nhiêu băng thông thì đủ cho 1 website? - Ảnh 3.

Yếu tố giúp băng thông lưu trữ luôn ổn định

Tăng trưởng lưu lượng truy cập

Việc sử dụng băng thông web sẽ tăng lên khi lượt truy cập vào web nhiều hơn. Các tình huống truy cập tăng bất ngờ có thể làm tăng mức sử dụng băng thông mỗi tháng.

Chỉnh sửa thiết kế web

Thay đổi thiết kế trang web của bạn có thể làm tăng kích thước trang, và tiêu thụ nhiều băng thông hơn.

Tăng thêm số trang

Việc thêm nhiều trang web hơn cũng đồng nghĩa với việc tăng số lần truy cập trang.

Như vậy, một kế hoạch để xác định băng thông cho website cần được tính toán kỹ lưỡng và sẽ cần thêm những tính toán để dự phòng cho tăng trưởng sau này.

Làm thế nào để hạn chế độ trễ của mạng?

Để hạn chế độ trễ mạng người dùng có thể thực hiện bằng cách tối ưu hóa cả mạng và mã ứng dụng. Những giải pháp cụ thể đang được áp dụng như sau:

  • Tùy chọn cấu hình mạng, phần cứng và phần mềm mới nhất trên thị trường và bảo trì mạng thường xuyên để nâng cấp thiết bị mạng.
  • Giám sát hiệu năng mạng bằng các công cụ quản lý và giám sát mạng có thể thực hiện các chức năng kiểm thử API mô phỏng, phân tích trải nghiệm người dùng cuối. Chúng sẽ giúp bạn kiểm tra độ trễ mạng theo thời gian thực và khắc phục sự cố độ trễ mạng hiệu quả.
  • Tạo mạng con để giảm thiểu bước nhảy qua bộ định tuyến không cần thiết cũng là giải pháp để cải thiện độ trễ mạng.
  • Ưu tiên sử dụng các gói dữ liệu dựa theo loại. Ví dụ ưu tiên ứng dụng định tuyến mạng như lưu lượng truy cập các cuộc gọi VoIP và trung tâm dữ liệu, các loại lưu lượng truy cập khác sẽ trì hoãn lại sẽ giúp cải thiện độ trễ ở mức chấp nhận được.
  • Giảm khoảng cách mạng về mặt địa lý bằng cách lưu trữ máy chủ và cơ sở dữ liệu gần với người dùng cuối hơn để tăng trải nghiệm cho người dùng.
  • Giảm bước nhảy mạng của gói dữ liệu bằng cách sử dụng nhiều giải pháp đám mây để chạy các ứng dụng gần hơn với người dùng cuối.

Hướng dẫn tự đo băng thông đang sử dụng

Hiện nay các doanh nghiệp có thể tự đo băng thông đang sử dụng bằng 2 phương pháp. Cụ thể đó là kiểm tra băng thông mạng truyền thống và phần mềm hỗ trợ với cách thực hiện như sau.

Cách đo băng thông mạng truyền thống

Bước 1: Kết nối máy tính/laptop với Router thông qua dây cáp.

Bước 2: Chọn máy chủ Việt Nam và cho phép download các dữ liệu không giới hạn băng thông sau đó bạn tải một tập tin từ website về.

Bước 3: So sánh tốc độ tải thực tế với tốc độ trên lý thuyết. Nếu thông số không chênh lệch nhiều có nghĩa với nhà cung cấp đã cung cấp dịch vụ băng thông đúng như cam kết.

Cách đo bằng phần mềm hỗ trợ (Speedtest)

Bước 1: Người dùng truy cập vào Speedtesst.com sau đó chọn Begin Test.

Bước 2: Chờ khoảng 30 giây kết quả sẽ hiển thị trên giao diện. Thông số ping càng nhỏ thì đường truyền tải mạng càng nhanh và ổn định.

Trong đó:

  • Ping Rate là thời gian một gói tin gửi thông tin đến máy khách nhận được phản hồi.
  • Speed Download phản ánh tốc độ tải dữ liệu xuống máy tính.
  • Speed Upload là tốc độ tải dữ liệu lên từ máy tính thường nhỏ hơn so với tốc độ tải xuống.

Trên đây là những kiến thức cơ bản xoay quanh chủ đề băng thông là gì. Hy vọng Bizfly Cloud đã đem đến mọi người thêm thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập trang web để cập nhật thêm những chia sẻ thú vị khác nhé!

Nguồn: Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Chi phí ước tính cho các loại hình web hosting khác nhau

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: băng thôngSHAREFacebookTwitter

Từ khóa » đơn Vị Của Băng Thông Là