Bảng Tra Bê Tông Cốt Thép Chuẩn Hiện Nay

Nội dung

Toggle
  • Bảng tra cường độ bê tông cốt thép
    • Bảng tra cường độ tính toán của bê tông cốt thép
    • Bảng tra cường độ tính toán của bê tông cốt thép
    • Mô đun đàn hồi ban đầu của bê tông
    • Mô đun đàn hồi của cốt thép
    • Bảng tra diện tích và khối lượng cốt thép
    • Hệ số giới hạn
    • Hàm lượng cốt thép tối thiểu
    • Hệ số tổ hợp tải trọng và hệ số tin cậy
    • Bảng tra diện tích của cốt thép sàn
    • Bảng tra diện tích của cốt thép dạng lưới
    • Bảng tra diện tích của cốt thép tròn
  • Cốt thép là gì?
  • Các loại cốt thép hiện nay
  • Diện tích của cốt thép là gì ?      
  • Những lưu ý khi bố trí cốt thép
  • Đặc trưng cơ bản của cường độ bê tông
    • Theo tiêu chuẩn Việt Nam
      • Về cấp độ bền
      • Về mác bê tông
  • Một số yếu tố ảnh hưởng tới cường độ bê tông
  • Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng công trình
    • Bê tông cốt sợi
    • Công thức tính hàm lượng cốt thép trong 1m3 bê tông
    • Mác bê tông là gì?
    • Công thức tính độ dày sàn bê tông cốt thép
    • Ép cọc bê tông cốt thép
    • Cột điện bê tông ly tâm là gì?

Bảng tra bê tông cốt thép đóng vai trò quan trọng trong việc đo cường độ bê tông cốt thép. Đây là yếu tố không thể thiếu khi đánh giá độ chịu lực của mỗi công trình trong giai đoạn nghiệm thu chất lượng của những kết cấu đã thi công. Dưới đây là bảng tra bê tông cốt thép chuẩn cho bạn tham khảo.

Bảng tra cường độ bê tông cốt thép

Bảng tra cường độ tính toán của bê tông cốt thép

Bảng tra bê tông cốt thép
Cường độ tính toán của bê tông

Xem thêm:

  • Sắt phi 6 1kg bao nhiêu mét?
  • Giá sắt phi 10 cập nhật mới nhất ngày hôm nay

Bảng tra cường độ tính toán của bê tông cốt thép

Bảng tra bê tông cốt thép
Cường độ tính toán của cốt thép

Mô đun đàn hồi ban đầu của bê tông

Mô đun đàn hồi ban đầu của bê tông
Mô đun đàn hồi ban đầu của bê tông

Mô đun đàn hồi của cốt thép

Mô đun đàn hồi của cốt thép
Mô đun đàn hồi của cốt thép

Bảng tra diện tích và khối lượng cốt thép

Diện tích và khối lượng cốt thép
Diện tích và khối lượng cốt thép

Hệ số giới hạn

Hệ số giới hạn
Hệ số giới hạn

Hàm lượng cốt thép tối thiểu

Hàm lượng cốt thép tối thiểu
Hàm lượng cốt thép tối thiểu

Hệ số tổ hợp tải trọng và hệ số tin cậy

Hệ số tổ hợp tải trọng và hệ số tin cậy
Hệ số tổ hợp tải trọng và hệ số tin cậy

Bảng tra diện tích của cốt thép sàn

Bảng tra diện tích của cốt thép sàn
Bảng tra diện tích của cốt thép sàn

Bảng tra diện tích của cốt thép dạng lưới

Bảng tra diện tích cốt thép dạng lưới
Bảng tra diện tích cốt thép dạng lưới

Bảng tra diện tích của cốt thép tròn

Bảng tra diện tích của cốt thép tròn
Bảng tra diện tích của cốt thép tròn

Cốt thép là gì?

Cốt thép là loại vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến rộng rãi nhất hiện nay bởi khả năng chịu lực vô cùng tốt, có khả năng chịu lực kéo, chịu nén và có tính đàn hồi cao. Khi kết hợp cốt thép với bê tông thì nhiệm vụ chủ yếu của cốt thép là chịu lực kéo cho bê tông, hạn chế được việc nứt vỡ trên bê tông. 

Cốt thép là vật liệu quan trọng trong xây dựng
Cốt thép là vật liệu quan trọng trong xây dựng

Trong mỗi kết cấu bê tông thì cốt thép sẽ được đặt theo hình dạng khác nhau, với kết cấu bê tông sàn cốt thép sẽ được bố trí theo dạng lưới, còn với kết cấu bê tông dạng cột cốt thép sẽ được bố trí dạng khung xương. Để liên kết cốt thép thành một hình khối nhất định người thường dùng dây thép mềm buộc để cố định vị trí thép, ngoài phương pháp dùng dây thép buộc ra còn có cách hàn nhưng không được sử dựng nhiều do tốn thời gian, hiệu quả liên kết cũng chỉ tương đương cách buộc dây.             

Các loại cốt thép hiện nay

Trên thị trường hiện nay cốt thép được chia thành các dạng sau:

Cốt thép thông thường: chính là những cốt thép ở trạng thái bình thường, có khả chịu tải một lượng lực nhất định. Cốt thép thông thường phù hợp làm dầm móng sàn cột tại các công trình xây dựng dân dụng. 

Cốt thép thông thường trong công trình nhà dân dụng
Cốt thép thông thường trong công trình nhà dân dụng

Cốt thép dự ứng lực: là loại cốt thép đã được kéo căng ra chịu sẵn một lực nhất định trước khi đổ bê tông nên khả năng chịu lực so với cốt thép thông thường là vô cùng lớn, cốt thép dự ứng lực thường được sử dụng làm cột bê tông ly tâm.

Diện tích của cốt thép là gì ?      

Diện tích cốt thép chính là diện tích những vị trí cần đặt cốt thép như dầm, móng, cột, sàn. Việc xác định được diện tích cốt thép sẽ giúp quá trình thi công dễ dàng hơn, tính toán được khối lượng thép cần thiết sao cho hợp lý, cũng như lên được kế hoạch thi công cốt thép một cách rõ ràng, nhanh chóng, đẩy nhanh tiến độ công trình.                 

Những lưu ý khi bố trí cốt thép

Đo đạc và cắt cốt thép: trước khi tiến hành bố trí cốt thép thì cần phải đo đạc kích thước vị trí nơi cần bố trí và xác định độ dài cốt thép để cắt cốt thép một cách chuẩn xác, tránh việc cắt thừa quá dài hoặc cắt hụt. Việc cắt dài sẽ khiến việc thi công trở nên khó khăn và độn chi phí thi công lên, còn cắt hụt sẽ mất thời gian để nối cốt thép cũng như là chất lượng cũng không được đảm bảo 100%.   

Uốn cốt thép theo đúng bản vẽ: tuân thủ theo bản vẽ là điều hết sức quan trọng đặc biệt là ở những vị trí cốt yếu như dầm móng sàn. Cốt thép cần được uống thẳng, hạn chế cong vênh, những vị trí cần uốn thành hộp khung thì phải đảm bảo uốn theo một tỷ lệ chính xác đồng nhất.

Đảm bảo cốt thép buộc chắc chắn: liên kết những thanh cốt thép với nhau bằng dây buộc thép là điều bắt buộc trong xây dựng, nó giúp cốt thép được cố định một cách chắc chắn, nên buộc đều ở điểm buộc, nhiều trường hợp đội thợ buộc rối, buộc lỏng lẻo làm ảnh hưởng lớn đến hình dạng của cốt thép.

Đủ số lượng: cốt thép cần phải đạt đủ số lượng trong bản vẻ vì số lượng cốt thép đã được kỹ sư tính toán chi tiết, tránh thừa sẽ gây nặng công trình cũng như tốn kém chi phí và ngược lại nếu ít cốt thép hơn khiến chất lượng công trình ảnh hưởng, giảm khả năng chịu lực chịu tải, nứt vỡ bê tông không mong muốn.   

Vệ sinh sạch sẽ khu vực cốt thép: phải đảm bảo vệ sinh một cách sạch sẽ, không còn rác, lá cây, tạp chất lạ, những bụi bẩn hay bụi rỉ cũng nên được dọn dẹp để chất lượng bê tông được tốt nhất.

Lưu ý bố trí cốt thép đúng tiêu chuẩn
Lưu ý bố trí cốt thép đúng tiêu chuẩn

Đặc trưng cơ bản của cường độ bê tông

Theo tiêu chuẩn Việt Nam

Về cấp độ bền

  • Độ chịu nén của bê tông (B): là giá trị trung bình cường độ chịu nén tức thời (tính bằng MPa). Đảm bảo xác suất không dưới 95%, độ chịu nén được xác định trên các mẫu lập phương tiêu chuẩn (kích thươc 150x150x150mm) được chế tạo và bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn và thí nghiệm nén sau khi đạt 28 ngày.
  • Độ chịu kéo của bê tông (Bt): là giá trị trung bình cường độ chịu kéo tức thời (tính bằng MPa). Đảm bảo xác suất không dưới 95% được xác định trên các mẫu kéo tiêu  được chế tạo và bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn và thí nghiệm nén sau khi đạt 28 ngày.

Về mác bê tông

  • Mác bê tông theo cường độ chịu nén (M): là cường độ của bê tông, lấy bằng giá cấp độ bền chịu nén của bê tông (B) (đơn vị tính là daN/cm²).
  • Mác bê tông theo cường độ chịu kéo (K): là cường độ của bê tông, lấy bằng giá cấp độ bền chịu kéo của bê tông (B) (có đơn vị tính là daN/cm²).

Xem thêm bảng báo giá bê tông tươi

Một số yếu tố ảnh hưởng tới cường độ bê tông

Bảng tra cường độ của bê tông cốt thép được tính từ lúc đổ cho đến khi bê tông có khả năng chịu lực. Dưới đây là một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến cường độ bê tông và chất lượng công trình.

  • Chất lượng xi măng: Xi măng là phần quan trọng và chiếm tỉ lệ lớn nhất trong hỗn hợp bê tông. Xi măng cần đảm bảo chất lượng cũng và cần được kiểm tra kỹ về hạn sử dụng. Bởi nếu xi măng không đạt chất lượng sẽ làm giảm khả năng kết dính dẫn đến quá trình đông cứng bị chậm, cường độ bê tông bị suy yếu.
  • Các thành phần khác như cát, đá, sỏi,… cần đảm bảo độ cứng, độ sạch
  • Tỉ lệ nước và xi măng không đều
  • Nhào trộn bê tông kém chất lượng
  • Bảo dưỡng bê tông không đúng tiêu chuẩn

Xem thêm những thông tin về bảng gia dịch vụ  ép cọc bê tông được cập nhật mới nhất

Các yếu tố ảnh hưởng đến bê tông
Các yếu tố ảnh hưởng đến bê tông

Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng công trình

Bê tông cốt sợi

Bê tông cốt sợi là sản phẩm kết hợp giữa bê tông và các sợi chịu lực như sợi thủy tinh, sợi thép, sợi tự nhiên, sợi tổng hợp. Tùy vào từng loại sợi khác nhau sẽ có tính chất không giống nhau. Các sợi này nhỏ, ngắn, được phân bố ngẫu nhiên trải rộng khắp bê tông và chiếm từ 1-3% tổng thể tích.

Công thức tính hàm lượng cốt thép trong 1m3 bê tông

Theo các chuyên gia, hàm lượng cốt thép trong 1m3 bê tông được ước lượng như sau:

Hàm lượng tối thiểu trong 1m3 bê tông

Trong tiêu chuẩn về thi công và xây dựng quy định, hàm lượng cốt thép tối thiểu là 0,05%, đảm bảo cho dầm bê tông không bị giòn, dễ vỡ.

Hàm lượng tối đa trong cột bê tông

Tùy thuộc vào từng dự án và chủ đầu tư khác nhau, hàm lượng lượng thép trong cột bê tông sẽ được tính toán một cách khác nhau. Thông thường sẽ là khoảng 6%. Trong một số dự án, để tiết kiệm chi phí, hàm lượng có thể giảm xuống còn 3%.

Hàm lượng tối đa trong dầm bê tông

Trong dầm bê tông, hàm lượng cốt thép lý tưởng từ 1,2 – 1,5% và không được vượt quá 2%.

Mác bê tông là gì?

Mác bê tông thường gọi là cường độ chịu nén của bê tông, được ký hiệu bằng chữ M. Thuật ngữ này được giải thích theo tiêu chuẩn tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5574:2012). Chỉ số này được xác định bằng các giá trị trung bình theo thống kê của thông số cường độ tức thời. Nó được lấy trên mẫu lập phương kích thước được đo là : 150x150x150 (mm).

Công thức tính độ dày sàn bê tông cốt thép

Độ dày sàn bê tông được tình theo công thức sau:

h = (D/m)Lng

Trong đó:

h: là chiều cao toàn khối, tùy thuộc vào từng loại sàn dân dụng hay công nghiệp

Lng: là chiều dài cạnh ngắn tính toán của ô sàn

D: trị số phụ thuộc vào tải trọng, giao động trong khoảng từ 0,8 đến 1,4

m: loại dầm giao động trong khoảng từ 30-35 (m trong khoảng 40-45 nếu là bản kê 4 cạnh)

Ép cọc bê tông cốt thép

Ép cọc bê tông cốt thép là phương pháp thi công được sử dụng phổ biến trong xây dựng hiện nay. Phương pháp này sử dụng các loại máy ép cọc như máy neo, robot,… để đưa cọc bê tông đến một độ sâu nhất định rồi dừng lại. Hiện nay, có 2 loại cọc bê tông cốt thép chính: cọc tròn ly tâm, cọc vuông cốt thép.

Cột điện bê tông ly tâm là gì?

Cột điện bê tông ly tâm hay còn được gọi là cột điện bê tông cốt thép ly tâm là loại cột điện được sản xuất theo tiêu chuẩn mới TCVN 5847:2016. TCVN 5847:2016 ra đời và thay thế cho TCVN 5847:1994 và TCVN 5846:1994. Sản phẩm có các công dụng như :

  • Dễ dàng di chuyển và thi công do tiết diện và khối lượng nhỏ
  • Cường độ bê tông, khả năng chống ăn mòn, chống thấm, bảo vệ cốt thép tốt hơn nhờ công nghệ quay ly tâm.
  • Có độ chịu lực kéo cao, tải dọc trục cao, mômen uốn lớn, phù hợp cho công trình trải trọng ngang lớn
  • Chi phí sản xuất tiết kiệm
  • Có thể đóng xuyên qua các lớp địa hình cứng mà không xuất hiện hiệu ứng gây xoắn nứt
  • Thời gian sản xuất nhanh, có thể vận chuyển ngay sau khi dỡ khuôn

Nội dung ở trên chúng tôi đã đưa ra bảng tra bê tông cốt thép, chúng tôi mong rằng với những thông tin đó sẽ giúp khác hàng hiểu rõ hơn về những giai đoạn nghiệm thu của sản phẩm.

Trambetongtuoi.com tự tin là đơn vị cung cấp bê tông, vật liệu xây dựng uy tín, chất lượng nhất hiện nay. Hãy đến với chúng tôi để được trải nghiệm các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cùng dịch vụ tốt nhất chỉ với một mức giá vô cùng hợp lý.

Mọi nhu cầu tư vấn thiết kế và xây dựng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Website: Trambetongtuoi.com

Hotline: 082 555 0 555

Từ khóa » Các Loại Bê Tông Cốt Thép