Bảng Tuần Hoàn Hóa Học Và Mẹo Ghi Nhớ Bài Ca Hóa Trị

Sự biến đổi tính chất của nguyên tố trong hệ thống bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Trong một chu kì

Trong một chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tức là từ đầu đến cuối chu kì

Số electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tăng dần từ 1 đến 8( trừ chu kì 1).

Tính kim loại của các nguyên tố yếu dần, thay vào đó tính phi kim sẽ mạnh dần.

Trong cùng một nhóm

Khi đi theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân từ trên xuống dưới

Số lớp electron của nguyên tử tăng dần

Các nguyên tố sẽ có tính kim loại tăng dần, tính phi kim yếu dần

Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Quan hệ giữa vị trí và cấu tạo nguyên tử: Khi biết được vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học, ta có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó và ngược lại.

Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố: Khi biết được vị trí của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, ta có thể suy ra những tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố đó.

So sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận nó: Dựa vào quy luật biến đổi tính chất trong một chu kì hay một nhóm nguyên tố có thể so sánh tính chất hóa học của nguyên tố đó với các nguyên tố lân cận.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được xem là cơ bản để có thể phát triển lên các kiến thức chuyên sâu hơn. Thông qua việc chia sẻ cấu tạo, các nguyên tắc cũng như quy luật của bảng tuần hoàn hóa học trên đây đã giúp bạn thêm phần nào nắm rõ và vận dụng tốt hơn vào bài tập.

Cách ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học 10

Sau đây là 2 cách giúp các bạn học sinh ghi nhớ tốt bảng tuần hoàn hóa học 10.

Nghiên cứu bảng tuần hoàn hóa học 10

Xác định bản chất các thành phần khác nhau của mỗi nguyên tố hóc học. Trong bảng tuần hoàn hóa học 10, mỗi một ô sẽ gồm nguyên tố gồm các thuộc tính, thành phần của nguyên tố đó. Vì thế, để tìm hiểu bảng tuần hoàn, bạn cần biết tên nguyên tố cùng ký hiệu hóa học, số nguyên tử… Tất cả các thông tin này đều có trong ô nguyên tố đó.

Ghi nhớ và thành thạo 10 nguyên tố đầu tiên trong bảng, bạn sẽ tìm ra quy luật cho các giá trị nguyên tố tiếp theo. Sau đó, bạn sử dụng phương pháp so sánh với giá trị đã học. Cứ như vậy, bạn sẽ học hết hơn 120 nguyên tố trong bảng tuần hoàn Mendeleev.

In bảng tuần hoàn hóa học 10 ra một bản màu dán để trong cặp

Bạn có thể in hoặc mua một bảng tuần hoàn, bạn sẽ mang đi mọi nơi và học bất cứ khi nào thuận tiện. Hãy in thật nhiều bản và dán những nơi cần thiết trong không gian học. Hãy ghim một tờ note trên bản dán nhiều lúc bạn phải ghi nhớ. Hoặc có thể chụp lại bản chính và để ở nơi bạn dễ quan sát. Thường xuyên mở ra xem để nhớ được lâu hơn. Có thể chia thành các phần nhỏ để học thay vì nhồi nhét quá nhiều nguyên tố.

Dùng phương pháp ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học 10

Dùng phương pháp ghi nhớ là viết một vài cụm từ, một vài câu giúp bạn nhớ nhanh hơn trong các nguyên tố hóa học. Phương pháp nhớ nhanh và dài nhất là thường xuyên làm bài tập hóa học và tra bảng tuần hoàn hóa học.

Cách nhớ dãy kim loại dễ dàng nhất: K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au – Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng áo phi âu.

Kiến Guru đã gửi tới các bạn một số phương pháp giúp ghi nhớ lâu bảng tuần hoàn hóa học 10. Tuy nhiên, cách làm nhanh giúp bạn trở thành một người giỏi hóa thực thụ là thường xuyên giải các bài tập về hóa học, tra và xem các nguyên tố hóa học. Thực hiện các phương pháp cân bằng hòa học cần thiết.

Bài ca hóa trị dễ nhớ – hỗ trợ cho bảng hóa trị

Bài ca hóa trị số 1 cơ bản.

Bao gồm những chất phổ biến hay gặp:

Kali, Iot, Hiđro

Natri với Bạc, Clo một loài

Có hóa trị I bạn ơi

Nhớ ghi cho rõ kẻo rồi phân vân

Magie, Chì, Kẽm, Thủy ngân

Canxi, Đồng ấy cũng gần Bari

Cuối cùng thêm chú Oxi

Hóa trị II ấy có gì khó khăn

Bác Nhôm hóa trị III lần

Ghi sâu trí nhớ khi cần có ngay

Cacbon, Silic này đây

Là hóa trị IV không ngày nào quên

Sắt kia kể cũng quen tên

II, III lên xuống thật phiền lắm thay

Nitơ rắc rối nhất đời

I, II, III, IV khi thì là V

Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm

Lúc II, lúc VI khi nằm thứ IV

Photpho nói tới không dư

Nếu ai hỏi đến thì ừ rằng V

Bạn ơi cố gắng học chăm

Bài ca hóa trị suốt năm rất cần

Bài ca hóa trị số 2 chi tiết.

Hidro (H) cùng với Liti (Li)

Natri (Na) cùng với Kali (K) chẳng rời

Ngoài ra còn Bạc (Ag) sáng ngời

Chỉ mang hoá trị I thôi chớ nhầm

Riêng Đồng (Cu) cùng với Thuỷ ngân (Hg)

Thường II ít I chớ phân vân gì

Đổi thay II, IV là Chì (Pb)

Điển hình hoá trị của Chì (Pb) là II

Bao giờ cùng hoá trị II

Là Oxi (O), Kẽm(Zn) chẳng sai chút gì

Ngoài ra còn có Canxi (Ca)

Magie (Mg) cùng với Bari (Ba) một nhà

Bo (B), Nhôm (Al) thì hóa trị III

Cacbon (C), Silic (Si), Thiếc (Sn) là IV thôi

Thế nhưng phải nói thêm lời

Hóa trị II vẫn là nơi đi về

Sắt (Fe) II toan tính bộn bề

Không bền nên dễ biến liền sắt III

Photpho (P) III ít gặp mà

Photpho (P) V chính người ta gặp nhiều

Nitơ (N) hoá trị bao nhiêu ?

I, II, III, IV phần nhiều tới V

Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm

Khi II lúc IV, VI tăng tột cùng

Clo Iot lung tung

II III V VII thường thì I thôi

Mangan (Mn) rắc rối nhất đời

Đổi từ I đến VII thời mới yên

Hoá trị II cũng dùng nhiều

Hoá trị VII cũng được yêu hay cần

Bài ca hoá trị thuộc lòng

Viết thông công thức đề phòng lãng quên

Học hành cố gắng cần chuyên

Siêng ôn chăm luyện tất nhiên nhớ nhiều.

Từ khóa » Bảng Hóa Học Tuần Hoàn