Bảng Xếp Hạng Bóng đá Nam FIFA – Wikipedia Tiếng Việt

Bài này viết về bảng xếp hạng của nam. Đối với bảng xếp hạng của nữ, xem Bảng xếp hạng bóng đá nữ FIFA. FIFA World Rankings tính đến ngày 4 tháng 4 năm 2024.[1]
Thứ hạng 20 đội bóng hàng đầu tính đến ngày 4 tháng 4 năm 2024[1]
Hạng Thay đổi Đội tuyển Điểm
1 Giữ nguyên  Argentina 1858
2 Giữ nguyên  Pháp 1840.59
3 Tăng 1  Bỉ 1795.23
4 Giảm 1  Anh 1794.9
5 Giữ nguyên  Brasil 1788.65
6 Tăng 1  Bồ Đào Nha 1748.11
7 Giảm 1  Hà Lan 1742.29
8 Giữ nguyên  Tây Ban Nha 1727.5
9 Giữ nguyên  Ý 1724.6
10 Giữ nguyên  Croatia 1721.07
11 Tăng 2  Hoa Kỳ 1681.13
12 Tăng 2  Colombia 1664.28
13 Giảm 1  Maroc 1661.42
14 Tăng 1  México 1661.11
15 Giảm 4  Uruguay 1659.39
16 Giữ nguyên  Đức 1644.21
17 Giữ nguyên  Sénégal 1624.73
18 Giữ nguyên  Nhật Bản 1621.88
19 Giữ nguyên  Thụy Sĩ 1616.41
20 Giữ nguyên  Iran 1613.96
*Thay đổi từ ngày 15 tháng 2 năm 2024
Bảng xếp hạng đầy đủ tại FIFA.com

Bảng xếp hạng bóng đá nam FIFA (FIFA Men's World Ranking) là hệ thống xếp hạng dành cho các đội tuyển quốc gia nam ở môn bóng đá, dẫn đầu là Argentina tính đến tháng 9 năm 2024.[1] Các đội tuyển nam của các quốc gia thành viên của FIFA, cơ quan quản lý bóng đá thế giới, được xếp hạng dựa trên kết quả trận đấu của họ, trong đó đội thành công nhất được xếp hạng cao nhất. Bảng xếp hạng được giới thiệu vào tháng 12 năm 1992 và 8 đội tuyển (Argentina, Bỉ, Brasil, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan và Tây Ban Nha) đã giữ vị trí dẫn đầu, trong đó Brasil có thời gian đứng đầu lâu nhất.

Một hệ thống tính điểm được sử dụng, trong đó điểm được trao dựa trên kết quả của tất cả các trận đấu quốc tế được FIFA công nhận. Hệ thống xếp hạng đã được cải tiến nhiều lần, nhìn chung đáp lại những lời chỉ trích rằng phương pháp tính toán trước đó không phản ánh hiệu quả sức mạnh thực tế của các đội tuyển quốc gia. Kể từ ngày 16 tháng 8 năm 2018, hệ thống xếp hạng đã áp dụng hệ thống xếp hạng Elo được sử dụng trong cờ vua và cờ vây.

Bảng xếp hạng được tài trợ bởi Coca-Cola; do đó, tên gọi FIFA/Coca-Cola World Ranking cũng được sử dụng. Coca-Cola cũng tài trợ cho bảng xếp hạng dành cho nữ.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn] Các đội dẫn đầu bảng xếp hạng FIFA

Vào tháng 12 năm 1992, FIFA lần đầu tiên công bố 1 danh sách thứ tự xếp hạng của các liên đoàn thành viên quy định 1 cơ sở để so sánh sức mạnh của các đội bóng. Từ tháng 8 năm sau, với sự tài trợ từ Coca Cola, danh sách được cập nhật thường xuyên hơn, được công bố trong đa số các tháng.[2] Những thay đổi quan trọng được tiến hành vào năm 1999 và 1 lần nữa vào năm 2006, để chống lại các chỉ trích nhằm vào hệ thống.[3] Số thành viên của FIFA tăng lên từ 167 thành 211 từ khi BXH ra đời. Trong lịch sử có một số trường hợp thành viên bị loại khỏi bảng xếp hạng vì không thi đấu 1 trận đấu quốc tế được công nhận nào trong hơn 4 năm, đó là São Tomé và Príncipe (từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 11 năm 2011), Papua New Guinea (từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2011) và Quần đảo Cook (từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 3 năm 2022). Hiện tại tất cả 211 thành viên đang được thống kê trong các bảng xếp hạng.

Thay đổi năm 1999

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khi BXH ban đầu được giới thiệu, 1 đội nhận được 1 điểm cho 1 trận hòa và 3 điểm cho 1 trận thắng trong các trận thi đấu được FIFA công nhận, cũng tương tự như hệ thống tính điểm trong các giải đấu. Đây là 1 phương pháp tính toán khá đơn giản, nhưng FIFA đã nhanh chóng nhận ra rằng có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến các trận đấu quốc tế. Để đáp ứng các mục tiêu công bằng, khách quan và để so sánh chính xác sức mạnh tương xứng của nhiều quốc gia khác nhau, hệ thống được cập nhật. Các thay đổi chủ yếu như sau:

  • Bảng xếp hạng điểm được tăng cường bởi 10 nhân tố.
  • Phương pháp tính được thay đổi để đem vào các nhân tố tính toán bao gồm:
    • Số bàn thắng ghi được hay thừa nhận thua.
    • Trận đấu sân nhà hay sân khách.
    • Tính quan trọng của trận đấu hay cuộc thi.
    • Sức mạnh khu vực của đối thủ.
  • Một số điểm cố định được không nhất thiết trận đó thắng hay hòa.
  • Đội thua vẫn có thể nhận điểm.

2 danh hiệu mới được giới thiệu như là một phần của hệ thống:

  • Đội bóng của năm
  • Đội bóng tiến bộ của năm

Sự thay đổi đó làm cho hệ thống BXH phức tạp hơn, nhưng nó giúp cải thiện độ chính xác bởi vì nó đã toàn diện hơn.

Thay đổi năm 2006

[sửa | sửa mã nguồn]

FIFA thông báo rằng hệ thống xếp hạng được cải tiến sau World Cup 2006. Thời gian đánh giá được giảm bớt từ 8 năm xuống còn 4 năm, và 1 phương pháp tính toán đơn giản hơn được sử dụng cho đến bây giờ để quyết định vị trí xếp hạng.[4] Lợi thế số bàn thắng ghi được trên sân nhà hay sân khách không còn đem vào để tính toán nữa. Các khía cạnh khác như tầm quan trọng của các loại trận khác nhau đã được xem xét lại. Bộ phương pháp tính toán và bảng xếp hạng sửa đổi đầu tiên được thông báo vào ngày 12 tháng 7 năm 2006.

Sự thay đổi này được bắt nguồn ít nhất là từ một phần của cuộc chỉ trích lan rộng dành cho hệ thống xếp hạng trước kia. Nhiều người yêu bóng đá có cảm giác rằng nó không chính xác, đặc biệt khi so sánh với các hệ thống xếp hạng khác và cho rằng nó không đáp ứng đủ để phản ánh những thay đổi trong thành tích của từng đội bóng. Các thứ hạng cao đầy bất ngờ gần đây của Cộng hoà Séc và Mỹ đã vấp phải sự hoài nghi và ảnh hưởng tiêu cực đến sự tín nhiệm vào hệ thống dưới con mắt của nhiều nhà thể thao. Màn trình diễn nghèo nàn và việc bị loại sớm của 2 đội bóng trên tại vòng chung kết World Cup 2006 làm xuất hiện lên lòng tin vào các chỉ trích.

Thay đổi năm 2018

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 9 năm 2017, FIFA tuyên bố họ đang xem xét hệ thống xếp hạng mới và sẽ có quyết định cuối cùng sau khi vòng loại FIFA World Cup 2018 kết thúc nếu có bất kỳ thay đổi nào được thực hiện để cải thiện thứ hạng. FIFA thông báo vào ngày 10 tháng 6 năm 2018, rằng hệ thống xếp hạng mới sẽ được cập nhật sau FIFA World Cup 2018. Bắt đầu với bảng xếp hạng tháng 4 năm 2021, điểm của các đội hiện được tính đến hai điểm thập phân, thay vì được làm tròn đến số nguyên gần nhất.[5]

Các đội dẫn đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khi hệ thống được giới thiệu, Đức là đội đầu tiên dẫn đầu sau khoảng thống trị kéo dài của họ khi đã 3 lần lọt vào trận chung kết của 3 VCK World Cup gần nhất và họ đã chiến thắng một trong 3 lần đó. Brasil nắm vị trí dẫn đầu trong hành trình đến World Cup 1994 sau khi thắng 8 và thua một trong 9 trận vòng loại, ghi được 20 bàn và để lọt lưới chỉ 4 bàn. Ý xếp đầu sau đó trong một thời gian ngắn khi đã hoàn thành thành công đợt vòng loại World Cup, sau đó đã bị Đức lấy lại. Sự thành công trong chiến dịch vòng loại dài giúp cho Brasil dẫn đầu BXH trong một thời gian ngắn. Đức lại dẫn đầu trong suốt VCK World Cup 1994, cho đến khi Brasil vô địch kì World Cup đó giúp họ có được một thời gian dẫn đầu rất lâu gần 7 năm cho đến khi họ bị vượt qua bởi Pháp, 1 đội mạnh trong thời gian đó khi đã vô địch World Cup 1998 và Euro 2000. Thành công tại World Cup 2002 giúp cho Brasil lấy lại vị trí đầu và giữ đến tháng 2 năm 2007, khi Ý trở lại dẫn đầu lần đầu tiên kể từ năm 1993 sau khi vô địch World Cup 2006 tổ chức tại Đức. Một tháng sau, Argentina lên thế chỗ Ý nhưng đã bị Ý lấy lại vào tháng 4. Sau chiến thắng tại Copa América 2007 vào tháng 7, Brasil trở lại nhưng chỉ 3 tháng sau vị trí này đã thuộc về Argentina. Vào tháng 7 năm 2008, Tây Ban Nha tiếp quản vị trí dẫn đầu lần đầu tiên sau khi vô địch Euro 2008. Brasil xếp thứ 6 nhưng đã trở lại dẫn đầu sau chiến thắng tại FIFA Confederations Cup 2009.

Mục đích của bảng xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]

BXH được dùng bởi FIFA để xếp hạng sự phát triển và khả năng của các đội bóng thuộc các quốc gia thành viên, và đòi hỏi họ tạo nên "1 thước đo chính xác để so sánh các đội"[2]. Chúng được dùng như một phần kết quả tính toán, hay 1 cơ sở toàn bộ để chọn hạt giống cho các giải đấu. Tại vòng loại World Cup 2010, BXH sẽ được sử dụng để chọn hạt giống cho các bảng trong các vòng loại khu vực thành viên bao gồm CONCACAF (sử dụng BXH tháng 5), CAF (sử dụng BXH tháng 7), và UEFA sử dụng BXH tháng 11 năm 2007.

Ngoài ra BXH này còn dùng để quyết định người đoạt 2 giải thưởng cho các đội bóng quốc gia hàng năm dựa trên cơ sở thành tích trong BXH.

Những sự chỉ trích

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khi giới thiệu vào năm 1993, BXH FIFA đã là vấn đề của nhiều cuộc tranh luận, đặc biệt là về cách tính kết quả và những cách biệt thông thường về đẳng cấp và thứ hạng giữa một vài đội bóng. Ví dụ như Na Uy được xếp hạng 2 vào tháng 10 năm 1993 và tháng 7-8 năm 1995,[6] và Mỹ xếp hạng 4 năm 2006, thực sự ngạc nhiên ngay cả với các cầu thủ của chính họ.[7] Tuy nhiên, những sự chỉ trích về BXH không chân thực vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi đưa ra công thức tính mới, với việc Israel leo lên hạng 15 vào tháng 11 năm 2008 cũng làm cho báo chí nước này rất bất ngờ,[8][9][10] với việc Israel bỏ lỡ cơ hội lớn để chen chân vào top 10 sau khi thua Latvia tại lượt cuối của vòng loại.[11]

Trước tháng 7 năm 2006, một trong những chỉ trích chính là BXH được tính bởi thành tích của đội bóng trong vòng 8 năm, và vị trí xếp hạng của đội không liên quan gì đến thành tích gần đây của đội.[6][12] Sự chỉ trích này được giảm đôi chút với việc giới thiệu công thức tính mới, kết quả được tính trong 4 năm, giới thiệu vào tháng 7 năm 2006.

Sự thiếu sót được nhận thấy trong hệ thống của FIFA đã bắt đầu cho sự hình thành một số BXH khác từ những nhà thống kê về bóng đá [6] bao gồm Hệ số Elo bóng đá và RSSSF (Tổ chức thống kê nghiệp dư bóng đá thế giới).

Phương pháp tính toán gần đây

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 10 tháng 6 năm 2018, hệ thống xếp hạng mới đã được FIFA phê chuẩn. Nó dựa trên hệ thống xếp hạng Elo và sau mỗi trận đấu, điểm sẽ được cộng hoặc trừ vào xếp hạng của đội theo công thức:

P = P 1 + I ( W − W 1 ) {\displaystyle P=P_{1}+I(W-W_{1})}

Trong đó:

P 1 {\displaystyle P_{1}} : số điểm của đội trước trận đấu

I {\displaystyle I} : hệ số quan trọng, được xác định bởi:

  • 5: trận giao hữu diễn ra bên ngoài lịch thi đấu giao hữu quốc tế
  • 10: trận giao hữu diễn ra trong lịch thi đấu giao hữu quốc tế
  • 15: các trận đấu của giải vô địch bóng đá các quốc gia (vòng bảng)
  • 20: các trận đấu của giải vô địch bóng đá các quốc gia (vòng play-off và trận chung kết)
  • 25: các trận thuộc vòng loại các giải đấu cấp châu lục, vòng loại FIFA World Cup
  • 35: các trận thuộc vòng chung kết các giải đấu cấp châu lục (trước tứ kết)
  • 40: các trận thuộc vòng chung kết các giải đấu cấp châu lục (tứ kết và sau đó), các trận đấu của Cúp Liên đoàn các châu lục (FIFA Confederations Cup)
  • 50: các trận đấu trước tứ kết của FIFA World Cup
  • 60: các trận đấu của FIFA World Cup (tứ kết và sau đó)

W {\displaystyle W} : hệ số kết quả trận đấu

  • 0: thua trong thời gian thi đấu chính thức hoặc hiệp phụ
  • 0,5: hòa hoặc thua trong loạt sút luân lưu
  • 0,75: thắng trong loạt sút luân lưu
  • 1: giành chiến thắng trong thời gian thi đấu hoặc hiệp phụ

W 1 {\displaystyle W_{1}} : kết quả mong đợi của trận đấu (hay điểm thưởng, được hiểu là "sức mạnh" chênh lệch giữa hai đội trước trận đấu), được tính bởi công thức

W 1 = 1 10 ( − d r 600 ) + 1 {\displaystyle W_{1}={\frac {1}{10^{^{(}{\frac {-dr}{600}})}+1}}}

trong đó d r {\displaystyle dr} là chênh lệch điểm số giữa hai đội trước trận đấu.

Điểm tiêu cực trong giai đoạn loại trực tiếp của các giải đấu sẽ không làm ảnh hưởng đến xếp hạng của các đội.

Công thức tính toán giai đoạn 1993-1999

[sửa | sửa mã nguồn]

Công thức xếp hạng giai đoạn 1993-1999 rất đơn giản và nhanh chóng trở nên được chú ý đến vì thiếu các nhân tố phụ. Các đội nhận được 3 điểm cho 1 trận thắng và 1 điểm cho 1 trận hòa.

Công thức tính toán giai đoạn 1999-2006

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Hệ thống bảng xếp hạng FIFA giai đoạn 1999-2006

Vào năm 1999, FIFA giới thiệu một hệ thống tính toán được sửa đổi, kết hợp nhiều thay đổi trong sự trả lời những sự chỉ trích về bảng xếp hạng không thích hợp. Để xếp hạng tất cả các trận đấu, số bàn thắng và tính quan trọng của trận đấu được ghi lại, và được sử dụng cho thủ tục tính toán. Chỉ các trận của các đội tuyển quốc gia nam lớn tuổi mới được tính. Các hệ thống xếp hạng riêng rẽ được dùng cho các cấp khác như các đội tuyển nữ và tuyển trẻ, ví dụ như Bảng xếp hạng bóng đá nữ FIFA. Bảng xếp hạng bóng đá nữ đã và đang dựa một hệ thống như là một kiểu của Hệ số Elo bóng đá thế giới.[13]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi năm FIFA trao 2 giải thưởng cho các quốc gia thành viên, dựa vào thành tích trên bảng xếp hạng. Đó là:

Đội bóng của năm

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng "Đội tuyển của năm" được trao hàng năm cho đội xếp hạng cao nhất trên Bảng xếp hạng FIFA của tháng 12, ngoại trừ các năm 2000 và 2001. Trong hai năm này, phương thức tính điểm khác được sử dụng để xác định đội vô địch. Cụ thể, đội chiến thắng sẽ là đội tuyển quốc gia có điểm trung bình cao nhất trong bảy trận đấu hay nhất của họ trong năm qua tính đến ngày 31 tháng 12.[14][15]

Argentina vừa mới giành danh hiệu "Đội tuyển của năm" lần thứ ba trong lịch sử 30 năm của giải thưởng, nâng tổng số lần chiến thắng lên con số ấn tượng. Brazil vẫn đang nắm giữ kỷ lục về chuỗi chiến thắng dài nhất (7 lần liên tiếp từ năm 1994 đến 2000) và tổng số lần chiến thắng nhiều nhất (13 lần).

Năm Hạng nhất Hạng nhì Hạng ba
1993  Đức  Ý  Brasil
1994  Brasil  Tây Ban Nha  Thụy Điển
1995  Brasil  Đức  Ý
1996  Brasil  Đức  Pháp
1997  Brasil  Đức  Cộng hòa Séc
1998  Brasil  Pháp  Đức
1999  Brasil  Cộng hòa Séc  Pháp
2000  Brasil  Pháp  Argentina
2001  Pháp  Argentina  Brasil
2002  Brasil  Pháp  Tây Ban Nha
2003  Brasil  Pháp  Tây Ban Nha
2004  Brasil  Pháp  Argentina
2005  Brasil  Cộng hòa Séc  Hà Lan
2006  Brasil  Ý  Argentina
2007  Argentina  Brasil  Ý
2008  Tây Ban Nha  Đức  Hà Lan
2009  Tây Ban Nha  Brasil  Hà Lan
2010  Tây Ban Nha  Hà Lan  Đức
2011  Tây Ban Nha  Hà Lan  Đức
2012  Tây Ban Nha  Đức  Argentina
2013  Tây Ban Nha  Đức  Argentina
2014  Đức  Argentina  Colombia
2015  Bỉ  Argentina  Tây Ban Nha
2016  Argentina  Brasil  Đức
2017  Đức  Brasil  Bồ Đào Nha
2018  Bỉ  Pháp  Brasil
2019  Bỉ  Pháp  Brasil
2020  Bỉ  Pháp  Brasil
2021  Bỉ  Brasil  Pháp
2022  Brasil  Argentina  Pháp
2023  Argentina  Pháp  Anh

Thành tích của các quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội bóng Hạng nhất Hạng nhì Hạng ba
 Brasil 13 (1994, 1995, 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2022) 5 (2007, 2009, 2016, 2017, 2021) 5 (1993, 2001, 2018, 2019, 2020)
 Tây Ban Nha 6 (2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013) 1 (1994) 3 (2002, 2003, 2015)
 Bỉ 5 (2015, 2018, 2019, 2020, 2021) 0 0
 Đức 3 (1993, 2014, 2017) 6 (1995, 1996, 1997, 2008, 2012, 2013) 4 (1998, 2010, 2011, 2016)
 Argentina 3 (2007, 2016, 2023) 4 (2001, 2014, 2015, 2022) 5 (2000, 2004, 2006, 2012, 2013)
 Pháp 1 (2001) 9 (1998, 2000, 2002, 2003, 2004, 2018, 2019, 2020, 2023) 4 (1996, 1999, 2021, 2022)
 Hà Lan 0 2 (2010, 2011) 3 (2005, 2008, 2009)
 Ý 0 2 (1993, 2006) 2 (1995, 2007)
 Cộng hòa Séc 0 2 (1999, 2005) 1 (1997)
 Thụy Điển 0 0 1 (1994)
 Colombia 0 0 1 (2014)
 Bồ Đào Nha 0 0 1 (2017)
 Anh 0 0 1 (2023)

Đội bóng tiến bộ nhất của năm

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng Đội bóng tiến bộ nhất của năm được trao cho đội tuyển có sự thăng hạng ấn tượng nhất trên Bảng xếp hạng FIFA trong suốt cả năm. Tuy nhiên, giải thưởng này không chỉ đơn giản là dành cho đội bóng leo hạng nhiều nhất, mà còn dựa trên một phép tính phức tạp để tính đến việc kiếm thêm điểm càng khó khăn khi đội bóng càng xếp hạng cao.[2]

Trước khi Bảng xếp hạng FIFA được cải tổ vào tháng 7 năm 2006, cách tính điểm 'Đội bóng tiến bộ nhất' sử dụng công thức đơn giản sau: Điểm tiến bộ = Số điểm cuối năm (z) * Số điểm kiếm được trong năm (y). Đội tuyển nào có chỉ số cao nhất sau khi tính toán theo công thức này sẽ giành được danh hiệu. Bảng dưới đây liệt kê top 3 đội bóng tiến bộ nhất của mỗi năm trong giai đoạn 1993-2006.[16]

Từ năm 1993 đến năm 2006, Giải thưởng 'Đội bóng tiến bộ nhất' được trao cho huấn luyện viên của đội tuyển bóng đá quốc gia chiến thắng tại Lễ hội Cầu thủ FIFA hàng năm.[17][18]

Năm[16] Hạng nhất Hạng nhì Hạng ba
1993  Colombia  Bồ Đào Nha  Maroc
1994  Croatia  Brasil  Uzbekistan
1995  Jamaica  Trinidad và Tobago  Cộng hòa Séc
1996  Nam Phi  Paraguay  Canada
1997  Nam Tư  Bosna và Hercegovina  Iran
1998  Croatia  Pháp  Argentina
1999  Slovenia  Cuba  Uzbekistan
2000  Nigeria  Honduras  Cameroon
2001  Costa Rica  Úc  Honduras
2002  Sénégal  Wales  Brasil
2003  Bahrain  Oman  Turkmenistan
2004  Trung Quốc  Uzbekistan  Bờ Biển Ngà
2005  Ghana  Ethiopia  Thụy Sĩ
2006  Ý  Đức  Pháp

FIFA không trao giải thưởng chính thức cho sự thăng hạng của các đội tuyển quốc gia kể từ năm 2006. Tuy nhiên, họ vẫn công bố danh sách "Những đội thăng hạng tốt nhất" trong bảng xếp hạng mỗi năm.[19][20][21][22] Một ví dụ về giải thưởng "Đội thăng hạng của năm" không chính thức là sự công nhận của FIFA dành cho Colombia vào năm 2012.[23]

Từ năm 2007, "Đội thăng hạng của năm" được xác định dựa trên sự chênh lệch giữa số điểm Bảng xếp hạng FIFA của đội tuyển vào cuối năm và số điểm của họ 12 tháng trước đó. Phương pháp này được áp dụng cho tất cả các năm tiếp theo.[22]

Năm Tiến bộ nhất Thứ hai Thứ ba Tham khảo
2007  Mozambique[21] (+245 điểm)  Na Uy (+240 điểm)  Nouvelle-Calédonie (+220 điểm) [19][24]
2008  Tây Ban Nha[21] (+314 điểm)  Montenegro (+245 điểm)  Nga (+242 điểm) [25]
2009  Brasil[21] (+322 điểm)  Algérie (+322 điểm)  Slovenia (+235 điểm) [26]
2010  Hà Lan[21] (+435 điểm)  Montenegro (+368 điểm)  Botswana (+316 điểm) [27][28]
2011  Wales (+330 điểm)  Sierra Leone (+302 điểm)  Bosna và Hercegovina (+287 điểm) [22]
2012  Colombia (+455 điểm)  Ecuador (+365 điểm)  Mali (+337 điểm) [23][29]
2013  Ukraina (+312 điểm)  Armenia (+259 điểm)  Hoa Kỳ (+237 điểm) [30]
2014  Đức (+407 điểm)  Slovakia (+334 điểm)  Bỉ (+317 điểm) [31]
2015  Thổ Nhĩ Kỳ (+329 điểm)  Hungary (+313 điểm)  Nicaragua (+295 điểm) [32]
2016  Pháp (+437 điểm)  Perú (+321 điểm)  Ba Lan (+311 điểm) [33]
2017  Đan Mạch (+456 điểm)  Thụy Điển (+323 điểm)  Bolivia (+315 điểm) [34]
2018  Pháp (+165 điểm)  Uruguay (+151 điểm)  Kosovo (+133 điểm) [35]
2019  Qatar (+138 điểm)  Algérie (+135 điểm)  Nhật Bản (+89 điểm) [36]
2020  Hungary (+44 điểm)  Ecuador (+41 điểm)  Malta (+32 điểm) [37]
2021  Canada (+130.32 điểm)  Ý (+115.77 điểm)  Argentina (+108.51 điểm) [38]
2022  Maroc (+142.42 điểm)  Croatia (+106.88 điểm)  Argentina (+87.87 điểm) [39]
2023  Panama (+83.92 điểm)  Moldova (+63.72 điểm)  Malaysia (+56.27 điểm) [40]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bảng xếp hạng bóng đá nữ FIFA
  • Hệ số Elo bóng đá thế giới
  • Bóng đá trên thế giới

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f “Bảng xếp hạng FIFA/Coca-Cola thế giới”. FIFA. ngày 4 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ a b c “Thủ tục trong Bảng xếp hạng FIFA”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2008.
  3. ^ “Bảng xếp hạng FIFA sửa lại”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. 6 tháng 7 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2008. Truy cập 28 tháng 3 năm 2008.
  4. ^ “Sự mong đợi to lớn”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. 17 tháng 5 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2008. Truy cập 28 tháng 3 năm 2008.
  5. ^ “Italy, Denmark climb as qualifiers make their mark”. FIFA.com. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2021.
  6. ^ a b c “Điều khó hiểu trong bảng xếp hạng”. BBC Sport. 21 tháng 12 năm 2000.
  7. ^ “FIFA sửa lại bảng xếp hạng mới”. AP. 2 tháng 6 năm 2006.
  8. ^ “Chủ tịch FIFA khen ngợi sự làm việc của IFA”. The Jerusalem Post. 29 tháng 8 năm 2008. Truy cập 13 tháng 2 năm 2009. Blatter cũng được hỏi về vị trí không chính xác của Israel. Mặc dù không có tham gia 1 cuộc thi đấu quan trọng nào trong 38 năm, Israel vẫn được xếp hang 16 thế giới, xếp trên cả một số đội như Hi Lạp, Thụy Điển, Đan Mạch và Anh, vừa mới tụt 2 bậc.
  9. ^ “Bóng đá: Bảng xếp hạng FIFA chứng kiến Israel leo lên hạng 15 một cách đầy bất ngờ”. The Jerusalem Post. 13 tháng 12 năm 2008. Truy cập 13 tháng 2 năm 2009. Israel tiếp tục thăng tiến trên BXH của FIFA, leo lên hạng 15-vị trí tốt nhất của họ. Điều ngạc nhiên là một đội bóng chưa từng lọt vào bất kì giải đấu lớn nào trong 38 năm qua kể từ World Cup 1970, lại xếp trên một số đội như Hi Lạp (18), Nigeria (22), Thụy Điển (29), Scotland (33), Đan Mạch (34) và CH Ai Len (36).
  10. ^ “Lời mới nhất: Đã đến lúc giải thoát cho bảng xếp hạng FIFA”. The Jerusalem Post. 14 tháng 11 năm 2008. Truy cập 13 tháng 2 năm 2009. Israel vươn lên hạng 16 trong BXH mới nhất của FIFA, trên cả Mexico (25), Nigeria (22), Mỹ (24) và Colombia (40), chỉ đáp ứng một phần cho tính hiệu quả của BXH.
  11. ^ “Xem lại bảng xếp hạng FIFA tháng 11 năm 2008 (II)”. Football-Rankings.info. 20 tháng 10 năm 2008. Truy cập 13 tháng 2 năm 2009. Israel sẽ cải thiện (một lần nữa!) vị trí tốt nhất của họ, vượt qua hạng 15. Nếu họ thắng (thay vì hòa) trong trận gặp Latvia, họ sẽ ngang bằng với Nga (hạng 8).
  12. ^ “FIFA Rankings”. Travour.com. 1 tháng 6 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2009.
  13. ^ “Hệ thống xếp hạng bóng đá nữ”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2009. Truy cập 28 tháng 4 năm 2008.
  14. ^ “FIFA Awards (World Team of the Year - Winners)”. RSSSF. 28 tháng 1 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2022.
  15. ^ “Spain on top and Wales highest climber”. FIFA. 21 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2012.
  16. ^ a b “Best Mover of the Year”. FIFA. 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2008.
  17. ^ “FIFA World Player gala (list of all awards 1992-2007)”. FIFA. tháng 12 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2008.
  18. ^ Matthew Ashton (24 tháng 1 năm 2000). “Slovenia's Coach Srecko Katanec receives the award for the Best Mover Team of the Year in the Coca Cola World Rankings”. Alamy. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2022.
  19. ^ a b “WR Awards 2007: Top Team 2007 - Argentina; Best Mover 2007 - Mozambique” (PDF). FIFA. 17 tháng 12 năm 2007. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2022.
  20. ^ “Fact Sheet: Top Team and the Best Mover of the Year (1993-2008)” (PDF). FIFA. 16 tháng 12 năm 2008. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2009.
  21. ^ a b c d e “Fact Sheet: Top Team and the Best Mover of the Year (1993-2010)” (PDF). FIFA. 16 tháng 12 năm 2010. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2012.
  22. ^ a b c “Spain on top and Wales highest climber”. FIFA. 21 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2012.
  23. ^ a b “Spain finish 2012 on top, Colombia in fifth”. FIFA. 19 tháng 12 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2012.
  24. ^ “First award for Kaká brace for Marta”. Hola American News. 19 tháng 12 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2022.
  25. ^ “FIFA Awards”. RSSSF. 28 tháng 1 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2022.
  26. ^ “FIFA World Ranking 2009: Algeria's team 26th ends year on a global high”. echoroukonline. 16 tháng 12 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2022.
  27. ^ “Finalists finish 2010 on top”. FIFA. 15 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2010.
  28. ^ “FIFA-weltrangliste: Deutschland wieder dritter [FIFA world rankings: Germany third again]” (bằng tiếng German). Deutschen Fußball-Bundes. 15 tháng 12 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2022.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  29. ^ Card, John (12 tháng 5 năm 2021). Bóng Đá Trực Tiếp (bằng tiếng Anh). Independently Published. ISBN 979-8-7302-5755-9.
  30. ^ “Spain on top, Ukraine highest climber”. fifa.com. 19 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2013.
  31. ^ “Germany conquer 2014, Belgium, Slovakia impress”. fifa.com. 18 tháng 12 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2014.
  32. ^ “Belgium and Turkey claim awards, Hungary return”. FIFA.com. 3 tháng 12 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2015.
  33. ^ “Argentina and France take Ranking awards”. FIFA.com. 22 tháng 12 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2016.
  34. ^ “Danes delighted with dynamic 2017”. FIFA.com. 28 tháng 12 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2022.
  35. ^ “Belgium end year on top, France 2018's top mover”. FIFA. 20 tháng 12 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2018.
  36. ^ “Belgium crowned Team of the Year, Qatar 2019's biggest climber”. FIFA. 19 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2019.
  37. ^ “Belgium and Hungary take 2020 honours”. FIFA. 10 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020.
  38. ^ “Belgium and Canada take 2021 honours in FIFA rankings”. FIFA. 23 tháng 12 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  39. ^ “Brazil hold on, Morocco on the up and up”. FIFA. 22 tháng 12 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2022.
  40. ^ “Argentina peerless, Panama buoyant”. FIFA. 21 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bảng xếp hạng mới nhất trên FIFA.com (để xem các đội có thứ hạng thấp, chọn các trang từ 2 đến 5) Lưu trữ 2018-12-24 tại Wayback Machine
  • Cách tính điểm cho bảng xếp hạng Lưu trữ 2020-04-18 tại Wayback Machine
  • x
  • t
  • s
Bóng đá quốc tế
  • FIFA
  • Liên đoàn
  • Đội tuyển
  • Giải đấu
  • Cúp thế giới
    • U-20
    • U-17
  • Thế vận hội
  • Thế vận hội Trẻ
  • Đại hội Thể thao Sinh viên thế giới
  • Bảng xếp hạng thế giới
  • Giải thưởng FIFA The Best
  • Dòng thời gian
Châu Phi
  • CAF – Cúp bóng đá châu Phi
    • U-23
    • U-20
    • U-17
  • Khu vực (CECAFA, CEMAC, COSAFA, WAFU)
  • Liên lục địa (UAFA, FAC)
  • Nations League
Châu Á
  • AFC – Cúp bóng đá châu Á
    • U-23
    • U-20
    • U-17
    • U-14
  • Khu vực (ASEAN, EAFF, SAFF, CAFA, WAFF)
  • Liên khu vực (AFF-EAFF)
  • Liên lục địa (UAFA, FAC)
Châu Âu
  • UEFA – Cúp bóng đá châu Âu
    • U-21
    • U-19
    • U-17
  • Nations League
Bắc, Trung Mỹ và Caribe
  • CONCACAF – Cúp Vàng
    • U-20
    • U-17
    • U-15
  • Nations League
Châu Đại Dương
  • OFC – Cúp bóng đá châu Đại Dương
    • U-19
    • U-16
Nam Mỹ
  • CONMEBOL – Cúp bóng đá Nam Mỹ
    • U-20
    • U-17
    • U-15
Không phải FIFA
  • CONIFA – Giải vô địch bóng đá thế giới ConIFA
  • Giải vô địch bóng đá châu Âu ConIFA
  • IIGA – Đại hội Thể thao Đảo
  • Hội đồng các liên bang mới Nam Mỹ (CSANF)
  • Liên minh bóng đá thống nhất thế giới (WUFA)
Đại hội thể thao
  • Đại hội Thể thao châu Phi
  • Đại hội Thể thao châu Á
  • Trung Mỹ
  • Trung Mỹ và Caribe
  • Đại hội Thể thao Đông Á
  • Đại hội Thể thao Cộng đồng Pháp ngữ
  • Đảo Ấn Độ Dương
  • Đại hội Thể thao Đoàn kết Hồi giáo
  • Đại hội Thể thao Cộng đồng ngôn ngữ Bồ Đào Nha
  • Đại hội Địa Trung Hải
  • Đại hội Thể thao Liên châu Mỹ
  • Đại hội Thể thao Liên Ả Rập
  • Đại hội Thể thao Thái Bình Dương
  • Đại hội Thể thao Nam Á
  • Đại hội Thể thao Đông Nam Á
  • Đại hội Thể thao Tây Á
Xem thêm Địa lý Mã Cầu thủ/Câu lạc bộ của thế kỷ Bóng đá nữ
  • x
  • t
  • s
FIFA
  • Lịch sử FIFA
  • Bài hát FIFA
  • Đại hội FIFA
  • Hội đồng FIFA
  • Ủy ban đạo đức FIFA
  • Trụ sở chính của FIFA
  • Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè
  • Các liên đoàn bóng đá
  • Hội đồng bóng đá quốc tế
  • Dòng thời gian của bóng đá
Luật bóng đá
  • Bóng đá
  • Bóng đá bãi biển
  • Bóng đá trong nhà
Liên đoàn
  • AFC
  • CAF
  • CONCACAF
  • CONMEBOL
  • OFC
  • UEFA
Giải đấu của nam
  • Giải vô địch bóng đá thế giới
  • Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới
  • Giải vô địch bóng đá U-17 thế giới
  • Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ
  • FIFA Intercontinental Cup
  • Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới
  • Giải vô địch bóng đá bãi biển thế giới
  • FIFA Series
  • Blue Stars/FIFA Youth Cup
Giải đấu của nữ
  • Giải vô địch bóng đá nữ thế giới
  • Giải vô địch bóng đá nữ U-20 thế giới
  • Giải vô địch bóng đá nữ U-17 thế giới
  • Giải vô địch bóng đá nữ các câu lạc bộ thế giới
Giải đấu khác
  • FIFA Arab Cup
  • FIFAe World Cup
  • FIFAe Nations Series
  • FIFAe Club World Cup
Chủ tịch
  • Robert Guérin (1904–1906)
  • Daniel Burley Woolfall (1906–1918)
  • Jules Rimet (1921–1954)
  • Rodolphe Seeldrayers (1954–1955)
  • Arthur Drewry (1955–1961)
  • Stanley Rous (1961–1974)
  • João Havelange (1974–1998)
  • Sepp Blatter (1998–2015)
  • Issa Hayatou (2015–2016, quyền)
  • Gianni Infantino (2016–nay)
Tổng thư ký
  • Louis Muhlinghaus (1904–1906)
  • Wilhelm Hirschman (1906–1931)
  • Ivo Schricker (1932–1951)
  • Kurt Gassmann (1951–1960)
  • Helmut Käser (1961–1981)
  • Sepp Blatter (1981–1998)
  • Michel Zen-Ruffinen (1998–2002)
  • Urs Linsi (2002–2007)
  • Jérôme Valcke (2007–2015)
  • Markus Kattner (2015–2016, quyền)
  • Fatma Samoura (2016–nay)
Giải thưởng
  • FIFA 100
  • Quả bóng vàng FIFA
  • Câu lạc bộ xuất sắc nhất thế kỷ của FIFA
  • Giải thưởng phát triển FIFA
  • Giải thưởng FIFA Fair Play
  • Cầu thủ nữ xuất sắc nhất thế kỷ của FIFA
  • FIFA FIFPro World XI
  • Kỷ niệm chương FIFA
  • Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ của FIFA
  • Giải thưởng chủ tịch của FIFA
  • Giải thưởng FIFA Puskás
  • Các giải thưởng của Giải vô địch bóng đá nữ thế giới
  • Huấn luyện viên thế giới FIFA của năm
  • Đội tuyển mọi thời đại của Giải vô địch bóng đá thế giới
  • Đội hình trong mơ của Giải vô địch bóng đá thế giới
  • Các giải thưởng của Giải vô địch bóng đá thế giới
  • Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA
  • Giải thưởng bóng đá FIFA hay nhất
Xếp hạng
  • Bảng xếp hạng thế giới FIFA
  • (Hệ thống cũ: 1999–2006
  • 2006–2018)
  • Bảng xếp hạng nữ thế giới FIFA
Đại hội
  • Lần thứ 51 (Paris 1998)
  • Lần thứ 53 (Seoul 2002)
  • Lần thứ 61 (Zürich 2011)
  • Lần thứ 65 (Zürich 2015)
  • Bất thường (Zürich 2016)
  • Lần thứ 69 (Paris 2019)
  • Lần thứ 73 (Kigali 2023)
Tham nhũng
  • "FIFA's Dirty Secrets"
  • Garcia Report
  • Vụ án tham nhũng FIFA 2015
  • Danh sách trọng tài bóng đá bị cấm
Khác
  • FIFA (loạt trò chơi video)
  • Danh sách mã quốc gia FIFA
  • Mã kỷ luật FIFA
  • FIFA Fan Fest
  • FIFA Futbol Mundial
  • FIFA eligibility rules
  • Lịch thi đấu Trận đấu Quốc tế FIFA
  • Danh sách trọng tài quốc tế FIFA
  • FIFA Master
  • FIFA Transfer Matching System
  • Cúp FIFA World Cup
  • Không phải FIFA
  • United Passions

Từ khóa » Bảng điểm Giải Vô địch Quốc Gia Hà Lan