Bảng Xếp Hạng Bóng đá Nữ FIFA – Wikipedia Tiếng Việt

Bài này viết về bảng xếp hạng bóng đá nữ. Về bảng xếp hạng bóng đá cho nam, xem Bảng xếp hạng bóng đá nam FIFA. FIFA Women's World Rankings tính đến 24 tháng 3 năm 2023.[1]
20 đội bóng hàng đầu thế giới tính tới 24 tháng 3 năm 2023[1]
Hạng Thay đổi Đội tuyển Điểm
1 Giữ nguyên  Hoa Kỳ 2091.38
2 Giữ nguyên  Đức 2068.12
3 Giữ nguyên  Thụy Điển 2064.67
4 Giữ nguyên  Anh 2055.82
5 Giữ nguyên  Pháp 2021.02
6 Giữ nguyên  Canada 2001.56
7 Giữ nguyên  Tây Ban Nha 1997.65
8 Giữ nguyên  Hà Lan 1991.45
9 Giữ nguyên  Brasil 1972.99
10 Tăng 2  Úc 1917.91
11 Giữ nguyên  Nhật Bản 1917.33
12 Tăng 1  Na Uy 1905.58
13 Tăng 1  Trung Quốc 1856.98
14 Tăng 2  Iceland 1851.77
15 Tăng 3  Đan Mạch 1851.25
16 Tăng 1  Ý 1845.93
17 Giảm 2  Hàn Quốc 1840.68
18 Tăng 1  Áo 1808.69
19 Tăng 1  Bỉ 1804.02
20 Tăng 1  Thụy Sĩ 1772.27
*Thay đổi so với 9 tháng 12 năm 2022
Xem bảng xếp hạng tại FIFA.com

Bảng xếp hạng bóng đá nữ FIFA (tiếng Anh: FIFA Women's World Rankings), ra đời năm 2003 với phiên bản xếp hạng đầu tiên xuất bản tháng 3 năm đó, được sử dụng để so sánh các đội tuyển bóng đá nữ ở một thời điểm bất kỳ.

Trên thực tế thì nhiều vị trí bảng xếp hạng nữ FIFA thường không chính xác và không tương xứng với sức mạnh thực tế của các đội bóng, ví dụ như nhiều đội bóng châu Phi có thực lực khá mạnh nhưng lại có thứ hạng rất thấp trên Bảng xếp hạng[2].

Chi tiết hệ thống xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bảng xếp hạng bóng đá nữ thế giới của FIFA được tính dựa trên tất cả các trận đấu quốc tế mà một đội tuyển từng tham gia từ năm 1971, khi trận đấu bóng đá nữ đầu tiên được FIFA công nhận diễn ra giữa Pháp và Hà Lan. (Trong khi bảng xếp hạng bóng đá nam chỉ xét các trận trong bốn năm gần nhất.)
  • Bảng xếp hạng bóng đá nữ thế giới của FIFA được đưa ra một cách ngầm định để phản ánh các kết quả thi đấu gần nhất. (Bảng xếp hạng của nam được đưa ra một cách rõ ràng theo một thang đối chiếu.)
  • Bảng xếp hạng bóng đá nữ thế giới của FIFA chỉ được cập nhật bốn lần một năm. Thông thường, thứ hạng được công bố vào tháng ba, sáu, chín và mười hai. (Trong các năm diễn ra World Cup, lịch công bố có thể được điều chỉnh để phản ánh kết quả các trận đấu của World Cup.)

Hệ thống xếp hạng bóng đá nữ thế giới của FIFA gần như tương tự hệ thống tính điểm bóng đá Elo. FIFA coi thành tích của các đội với ít hơn năm trận đấu là tạm thời và để các đội này ở cuối bảng xếp hạng. Bất kì đội nào không thi đấu một trận nào trong vòng 4 năm thì không được xếp hạng. Ban đầu thời hạn không thi đấu tối đa khiến đội không được xếp hạng là 18 tháng, nhưng được gia hạn vào đầu năm 2021 (do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến việc thi đấu của các đội tuyển).

Các đội tuyển dẫn đầu

[sửa | sửa mã nguồn] Các đội dẫn đầubảng xếp hạng bóng đá nữ FIFA

Tới nay Đức và Hoa Kỳ là hai đội duy nhất từng dẫn đầu. Hai đội bóng thay phiên giữ hai vị trí đầu bảng kể từ lần cập nhật thứ ba vào tháng 10 năm 2003, ngay sau Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2003, cho tới 12 năm 2008. Đức đứng ở vị trí thứ ba sau Na Uy trong hai đợt xếp hạng đầu tiên, và bị đánh bật khỏi top hai lần nữa vào tháng 3 năm 2009 bởi Brasil. Mặc dù vậy việc bảo vệ thành công ngôi vô địch châu Âu tại vòng chung kết Euro 2009 đưa họ trở lại top 2 vào tháng 9 năm 2009 và giữ vị trí này cho đến nay.

Trong lần cập nhật của FIFA vào tháng 7 năm 2015, đội tuyển Mỹ trở lại ngôi đầu bảng sau chức vô địch World Cup 2015.[3] Tuy nhiên sau tấm huy chương vàng tại Thế vận hội Mùa hè 2016 và nhiều kết quả tốt, tới tháng 3 năm 2017, Đức giành lại ngôi đầu sau hơn một năm rưỡi ở vị trí thứ hai.[4]

Công thức tính toán

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng xếp hạng được tính toán dựa trên công thức sau:[5]

R b e f = R a f t + K ( S a c t − S e x p ) {\displaystyle R_{bef}=R_{aft}+K(S_{act}-S_{exp})} S e x p = 1 1 + 10 − x / 2 {\displaystyle S_{exp}={\frac {1}{1+10^{-x/2}}}} x = R b e f − O b e f ± H c {\displaystyle x={\frac {R_{bef}-O_{bef}\pm H}{c}}}

Với

R b e f {\displaystyle R_{bef}} = Điểm của đội trước trận đấu
R a f t {\displaystyle R_{aft}} = Điểm của đội sau trận đấu
K {\displaystyle K} = 15 M {\displaystyle 15M} , độ quan trọng của trận đấu
S a c t {\displaystyle S_{act}} = Kết quả thực tế của trận đấu, xem bên dưới
S e x p {\displaystyle S_{exp}} = Kết quả được mong đợi của trận đấu
x {\displaystyle x} = Khác biệt về điểm số của hai đội
O b e f {\displaystyle O_{bef}} = Điểm của đội bạn trước trận đấu
H {\displaystyle H} = Hiệu chỉnh "lợi thế sân nhà", xem bên dưới
c {\displaystyle c} = Một hệ số xác định tỉ lệ, xem bên dưới
M {\displaystyle M} = "Hệ số độ quan trọng của trận đấu", xem bên dưới

Các công thức được xây dựng như vậy để các đội mới gia nhập có thể có khoảng 1000 điểm, còn các đội hàng đầu có thể vượt con số 2000 điểm. Để được xếp hạng, một đội phải thi đấu ít nhất 5 trận với các đội xếp hạng, và không được vắng bóng quá 18 tháng. Ngay cả khi không được chính thức xếp hạng, số điểm của các đội vẫn được giữ nguyên.

Kết quả thực tế của trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc điểm chính của kết quả thực tế là dù thắng, thua hay hòa thì hiệu số bàn thắng bại vẫn được tính đến.

Nếu trận đấu kết thúc có đội thắng người thua, đội thua được trao một lượng % như bảng bên dưới, với kết quả luôn nhỏ hơn hoặc bằng 20% (vì hiệu số bàn thắng bại luôn lớn hơn 0). Kết quả thực tế của trận đấu dựa trên hiệu số bàn thắng bại và số bàn thắng hai đội ghi được. Lượng phần trăm còn lại được trao cho đội thắng. Ví dụ, tỉ số 2–1 sẽ có kết quả lần lượt của đội thắng và đội thua là 84%–16%, tỉ số 4–3 cho kết quả 82%–18%, và tỉ số 8–3 có kết quả được chia là 96.2%–3.8%. Như vậy, một đội vẫn có thể mất điểm ngay cả khi chiến thắng nếu họ không "thắng với tỉ số đủ lớn".

Nếu hai đội hòa hai đội sẽ được trao cùng số %, nhưng con số đó dựa trên số bàn ghi được nên tổng số % sẽ không nhất thiết phải là 100%. Ví dụ tỉ số 0–0 sẽ mang về cho mỗi đội 47%, tỉ số 1–1 là 50%, và 4–4 là 52.5%.[5]

Bảng kết quả thực tế (tính cho đội không thắng)

[sửa | sửa mã nguồn]
Hiệu số bàn thắng
0 1 2 3 4 5 6 /+
Số bàn được ghi Kết quả thực tế (%)
0 47 15 8 4 3 2 1
1 50 16 8.9 4.8 3.7 2.6 1.5
2 51 17 9.8 5.6 4.4 3.2 2
3 52 18 10.7 6.4 5.1 3.8 2.5
4 52.5 19 11.6 7.2 5.8 4.4 3
5 53 20 12.5 8 6.5 5 3.5

Sân trung lập hay sân nhà–sân khách

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, các đội chủ nhà có sẵn 66% số điểm, các đội khách nhận 34% còn lại. Để làm rõ điều này, khi hai đội không thi đấu trên sân trung lập, tham số R b e f {\displaystyle R_{bef}} của đội chủ nhà tăng thêm 100 điểm. Tức là, nếu hai đội đồng thứ hạng chơi trên sân của một trong hai đội, đội chủ là sẽ được dự đoán là thắng ở một tỉ lệ bằng với một đội thi đấu trên sân trung lập với lợi thế 100 điểm. Cách biệt 100 điểm này tương ứng với lợi thế 64%–36% của kết quả được mong đợi.

Điều này cũng giúp việc xác định hằng số tỉ lệ c {\displaystyle c} có giá trị 200. Cùng với việc cách biệt 100 điểm tạo ra kết quả được mong đợi ở tỉ lệ 64%–36%, thì cách biệt 300 điểm tạo ra kết quả được mong đợi ở tỉ lệ 85%–15%.[5]

Mức độ quan trọng của trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Loại trận đấu Hệ số quan trọngcủa trận đấu (M) Giá trị K
World Cup nữ 4 60
Bóng đá nữ Thế vận hội 4 60
Vòng loại World Cup nữ 3 45
Vòng loại bóng đá nữ Thế vận hội 3 45
Trận đấu tại Cúp châu lục 3 45
Vòng loại Cúp châu lục 2 30
Giao hữu giữa hai đội Top 10 2 30
Giao hữu 1 15

Lịch công bố bảng xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng xếp hạng được công bố bốn lần một năm, thường vào ngày thứ sáu[6]; năm 2022 sẽ có một bản phát hành bổ sung trước lễ bốc thăm cho Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023.

Lịch công bố bảng xếp hạng nữ FIFA 2022
Ngày phát hành[7]
25 tháng 3
17 tháng 6
5 tháng 8
13 tháng 10
9 tháng 12

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • iconCổng thông tin Bóng đá
  • Hệ số Elo bóng đá thế giới
  • Giải vô địch bóng đá nữ thế giới
  • Bảng xếp hạng bóng đá nam FIFA
  • Bóng đá nữ trên thế giới

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d “Bảng xếp hạng bóng đá nữ FIFA/Coca-Cola thế giới”. FIFA. 24 tháng 3 năm 2023. Truy cập 24 tháng 3 năm 2023.
  2. ^ “Why Africa's women football teams will always lag behind in FIFA ranking”. www.aipsmedia.com. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2023.
  3. ^ “World champions USA back on top” (Thông cáo báo chí). FIFA. ngày 10 tháng 7 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2015.
  4. ^ “Germany on top as USA's ranking reign ends”. FIFA.com. ngày 22 tháng 3 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2017.
  5. ^ a b c “Fact Sheet, FIFA Women's World Ranking” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2015.
  6. ^ “2015 - Women's World Ranking Schedule”. FIFA/Coca-Cola World Ranking. FIFA (Fédération Internationale de Football Association). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2015.
  7. ^ “FIFA/Coca-Cola World Ranking”. Fifa.com. 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bảng xếp hạng hiện tại - FIFA.com Lưu trữ 2018-06-16 tại Wayback Machine
  • Cách xếp hạng - FIFA.com Lưu trữ 2009-01-23 tại Wayback Machine
  • x
  • t
  • s
FIFA
  • Lịch sử FIFA
  • Bài hát FIFA
  • Đại hội FIFA
  • Hội đồng FIFA
  • Ủy ban đạo đức FIFA
  • Trụ sở chính của FIFA
  • Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè
  • Các liên đoàn bóng đá
  • Hội đồng bóng đá quốc tế
  • Dòng thời gian của bóng đá
Luật bóng đá
  • Bóng đá
  • Bóng đá bãi biển
  • Bóng đá trong nhà
Liên đoàn
  • AFC
  • CAF
  • CONCACAF
  • CONMEBOL
  • OFC
  • UEFA
Giải đấu của nam
  • Giải vô địch bóng đá thế giới
  • Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới
  • Giải vô địch bóng đá U-17 thế giới
  • Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ
  • FIFA Intercontinental Cup
  • Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới
  • Giải vô địch bóng đá bãi biển thế giới
  • FIFA Series
  • Blue Stars/FIFA Youth Cup
Giải đấu của nữ
  • Giải vô địch bóng đá nữ thế giới
  • Giải vô địch bóng đá nữ U-20 thế giới
  • Giải vô địch bóng đá nữ U-17 thế giới
  • Giải vô địch bóng đá nữ các câu lạc bộ thế giới
Giải đấu khác
  • FIFA Arab Cup
  • FIFAe World Cup
  • FIFAe Nations Series
  • FIFAe Club World Cup
Chủ tịch
  • Robert Guérin (1904–1906)
  • Daniel Burley Woolfall (1906–1918)
  • Jules Rimet (1921–1954)
  • Rodolphe Seeldrayers (1954–1955)
  • Arthur Drewry (1955–1961)
  • Stanley Rous (1961–1974)
  • João Havelange (1974–1998)
  • Sepp Blatter (1998–2015)
  • Issa Hayatou (2015–2016, quyền)
  • Gianni Infantino (2016–nay)
Tổng thư ký
  • Louis Muhlinghaus (1904–1906)
  • Wilhelm Hirschman (1906–1931)
  • Ivo Schricker (1932–1951)
  • Kurt Gassmann (1951–1960)
  • Helmut Käser (1961–1981)
  • Sepp Blatter (1981–1998)
  • Michel Zen-Ruffinen (1998–2002)
  • Urs Linsi (2002–2007)
  • Jérôme Valcke (2007–2015)
  • Markus Kattner (2015–2016, quyền)
  • Fatma Samoura (2016–nay)
Giải thưởng
  • FIFA 100
  • Quả bóng vàng FIFA
  • Câu lạc bộ xuất sắc nhất thế kỷ của FIFA
  • Giải thưởng phát triển FIFA
  • Giải thưởng FIFA Fair Play
  • Cầu thủ nữ xuất sắc nhất thế kỷ của FIFA
  • FIFA FIFPro World XI
  • Kỷ niệm chương FIFA
  • Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ của FIFA
  • Giải thưởng chủ tịch của FIFA
  • Giải thưởng FIFA Puskás
  • Các giải thưởng của Giải vô địch bóng đá nữ thế giới
  • Huấn luyện viên thế giới FIFA của năm
  • Đội tuyển mọi thời đại của Giải vô địch bóng đá thế giới
  • Đội hình trong mơ của Giải vô địch bóng đá thế giới
  • Các giải thưởng của Giải vô địch bóng đá thế giới
  • Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA
  • Giải thưởng bóng đá FIFA hay nhất
Xếp hạng
  • Bảng xếp hạng thế giới FIFA
  • (Hệ thống cũ: 1999–2006
  • 2006–2018)
  • Bảng xếp hạng nữ thế giới FIFA
Đại hội
  • Lần thứ 51 (Paris 1998)
  • Lần thứ 53 (Seoul 2002)
  • Lần thứ 61 (Zürich 2011)
  • Lần thứ 65 (Zürich 2015)
  • Bất thường (Zürich 2016)
  • Lần thứ 69 (Paris 2019)
  • Lần thứ 73 (Kigali 2023)
Tham nhũng
  • "FIFA's Dirty Secrets"
  • Garcia Report
  • Vụ án tham nhũng FIFA 2015
  • Danh sách trọng tài bóng đá bị cấm
Khác
  • FIFA (loạt trò chơi video)
  • Danh sách mã quốc gia FIFA
  • Mã kỷ luật FIFA
  • FIFA Fan Fest
  • FIFA Futbol Mundial
  • FIFA eligibility rules
  • Lịch thi đấu Trận đấu Quốc tế FIFA
  • Danh sách trọng tài quốc tế FIFA
  • FIFA Master
  • FIFA Transfer Matching System
  • Cúp FIFA World Cup
  • Không phải FIFA
  • United Passions
  • x
  • t
  • s
Bóng đá nữ thế giới
  • FIFA
  • Liên đoàn
  • Đội tuyển
  • Giải đấu
  • Giải đấu quốc tế
  • Xếp hạng thế giới
  • Cầu thủ của năm
  • The Best FIFA Women's Player
Thế giới FIFA World Cup U-20 U-17
Châu Á AFC Cúp bóng đá nữ châu Á U-20 U-17 Vòng loại Olympic Khu vực Đông Nam Á Đông Á Nam Á Tây Á, Trung Á Liên lục địa (Ả Rập)
Châu Phi CAF Cúp bóng đá nữ châu Phi U-20 U-17 Vòng loại Olympic Khu vực Đông Phi Nam châu Phi Bắc Phi Tây Phi A Tây Phi B Trung Phi Liên lục địa (Ả Rập)
Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Caribe CONCACAF Giải vô địch bóng đá nữ CONCACAF U-20 U-17 CONCACAF W Gold Cup Vòng loại Olympic
Nam Mỹ CONMEBOL Cúp bóng đá nữ Nam Mỹ U-20 U-17
Châu Đại Dương OFC Cúp bóng đá nữ châu Đại Dương U-20 U-17 Vòng loại Olympic
Châu Âu UEFA Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu U-19 U-17
Ngoài FIFA NF-Board Viva World Cup nữ
Đại hội thể thao
  • Thế vận hội
  • Thế vận hội Trẻ
  • Châu Á
  • Liên châu Mỹ
  • Đông Nam Á
Giải đấu khác
  • Women's Finalissima
  • Aisha Buhari Cup
  • Albena Cup
  • Cúp Algarve
  • Aphrodite Women Cup
  • Arnold Clark Cup
  • Australia Cup
  • Balaton Cup
  • Baltic Cup
  • Brazil Cup
  • Chungua Cup
  • Cúp Síp
  • Giải đấu châu Âu (1969, 1979)
  • FFA Cup of Nations
  • Giải bóng đá nữ bốn quốc gia
  • Giải khách mời FIFA
  • Istria Cup
  • Kirin Challenge Cup
  • Malta International
  • Matchworld Cup
  • Mundialito
  • Nordic Championship
  • Our Game Tournament
  • Peace Queen Cup
  • Pinatar Cup
  • SheBelieves Cup
  • Sud Ladies Cup
  • Tournament of Nations
  • Tournoi de France
  • Turkish Women's Cup
  • Valais Cup
  • Women's World Cup ('70, '71)
  • Yongchuan International Tournament
  • Địa lý
  • Bảng mã FIFA
  • Cầu thủ của thế kỷ
  • Giải đấu quốc tế
  • Bóng đá nam

Từ khóa » Bxh Nữ úc 2019