Bánh Chưng, Bánh Tét Và Năm Con Trâu - PLO
Có thể bạn quan tâm
Bánh chưng, bánh dày, bánh tét không đơn thuần là những món ăn. Các món bánh này còn được coi là biểu tượng trong văn hóa ẩm thực của người Việt mỗi dịp tết đến. Trong ba loại bánh này thì bánh chưng và bánh tét khá giống nhau về nguyên liệu, cách nấu và đặc biệt là biểu tượng cho hai miền Nam, Bắc.
Bánh chưng miền Bắc - bánh tét miền Nam. Bánh chưng dẹp, vuông - bánh tét tròn, dài. Bánh chưng gói bằng lá dong nhỏ - bánh tét gói bằng lá chuối to. Những sự đối lập nhưng làm nên sự hài hòa thú vị giữa hai loại bánh. Đó giống như là âm dương hòa hợp và đó mới đúng là ý nghĩa trong ẩm thực tết giữa hai miền Bắc, Nam.
Dù là hình thức, cách làm khác nhau nhưng nội dung bên trong của bánh chưng và bánh tét là giống nhau. Cả hai loại bánh đều được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt heo và gia vị đi kèm. Khi thưởng thức đều thấy được hương vị hòa quyện giữa các nguyên liệu trong bánh. Có thể nói cả hai cùng được làm từ vị của đất nhưng lại mang hương của trời. Cho nên mâm cúng trong ngày tết của người miền Bắc không thể không bày bánh chưng, còn mâm cúng của người miền Nam không thể không chưng bánh tét. Có nghĩa là không có bánh chưng thì không còn vị tết và không có bánh tét cũng chẳng còn ý nghĩa của năm.
Những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8 âm lịch năm Canh Tý vừa qua, đồng bào miền Trung phải gánh chịu một trận thiên tai, bão lũ rất nặng nề. Mọi thứ đều bị cuốn theo dòng lũ. Lúc này, người Bắc, người Nam đều chung tay hướng về miền Trung. Và có lẽ thực phẩm cứu trợ cho miền Trung được nhắc đến nhiều nhất chính là bánh chưng và bánh tét. Những chiếc bánh chưng vuông vức từ miền Bắc, những chiếc bánh tét tròn trịa từ trong Nam đã gặp nhau ở miền Trung để giúp bao nhiêu người qua được cơn đói lòng giữa dòng lũ bao vây.
Lạ thay! Nhiều chiếc bánh chưng, bánh tét ở hai miền lại được làm từ tay các bạn rất trẻ. Các bạn hăng hái, tỉ mỉ gói từng chiếc bánh, thức cả đêm để nấu cho kịp gửi tới miền Trung. Điều này cho thấy bánh chưng và bánh tét đã trở thành tâm thức trong mọi thời đại, mọi thế hệ và trong mọi câu chuyện liên quan đến tình người trong hoạn nạn.
Còn trâu? Có quan hệ gì với bánh chưng và bánh tét? Chắc chắn là có chứ! Ngày xưa, lúc chưa phát minh ra máy cày, nếu không có trâu thì lấy ai cày ruộng để trồng lúa. Không có lúa thì lấy đâu ra gạo mà gói bánh chưng, bánh tét. Mà trâu lại là loài vật hiền lành, chịu thương, chịu khó, sức khỏe bền bỉ, đại diện cho sự dung hòa và rất giống với tính cách người Việt. Cho nên bánh chưng, chú trâu và bánh tét đều là một phần của văn hóa nông nghiệp, làm nổi bật thêm cho nền văn minh lúa nước của cư dân phương Đông.
Năm Tân Sửu, một năm có cả trâu, cả bánh chưng, cả bánh tét, chả phải người Việt sẽ có một năm thiên thời, địa lợi, nhân hòa hay sao?
TRÚC HUỲNHTừ khóa » Ganh Banh Chung
-
Quang Gánh Tre - Bánh Chưng Bánh Tét Handmade Trang Trí Tết
-
Bánh Chưng Làng Bạc
-
Bánh Dầy Quán Gánh
-
Gánh Bánh Tét, Bánh Lá Dừa Tí Hon Mấy Chục Năm ở Sài Gòn - YouTube
-
Truy Tìm Gánh Bánh Tét TÍ HON được Đàm Vĩnh Hưng Mua Lần Cả ...
-
Bánh Chưng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bánh Dầy Quán Gánh Mặn
-
Đội Mưa Gánh Cặp Bánh Chưng 700kg Lên Núi Dâng Thân Mẫu Bác Hồ
-
Cách Chữa Bánh Tét, Bánh Chưng Bị Sống Ngày Tết
-
Tết Xưa - Tết Nay: Gánh Nước Giao Thừa, Chiếc Quần Tích Kê Và Nồi ...
-
Gánh Bánh Tét, Bánh Lá Dừa Tí Hon - Ngã Tư 3/2 Giao Lý Thường Kiệt
-
Gói Trọn Vị Quê Ngày Tết Giữa Lòng Sài Gòn - Báo Thanh Niên
-
Dùng Xi Lanh Tiêm Thuốc Lạ Vào Bánh Chưng, Lý Do Khiến Tất Cả Thở Phào