Bánh Chưng Bao Nhiêu Calo Và Việc Bạn ăn Bánh Có Béo Không?

Bánh chưng bao nhiêu calo và việc bạn ăn bánh có béo không

Bánh chưng bao nhiêu calo và ăn bánh chưng có béo không là những câu hỏi có lượt tìm kiếm cao nhất trên các diễn đàn về dinh dưỡng, đặc biệt là mỗi khi tết đến xuân về. Nếu bạn đang áp dụng chế độ dinh dưỡng dành cho người ăn kiêng, giảm cân hoặc đơn giản bạn là người yêu thích món bánh này. Đừng bỏ qua bài viết ngay sau đây Review AZ gửi đến mọi người nhé!

Mục Lục

Toggle
  • Bánh chưng bao nhiêu calo?
    • + 1 cái bánh chưng bao nhiêu calo?
    • + 1 miếng bánh chưng bao nhiêu calo?
    • + Bánh chưng chiên rán bao nhiêu calo?
  • Ăn bánh chưng có béo không?
  • Ăn bánh chưng có nóng không?
  • Ăn bánh chưng có bị ho không?
  • Sau sinh ăn bánh chưng được không?

Bánh chưng bao nhiêu calo?

Bánh chưng là một lại bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam. Hàng năm, mỗi khi tết đến xuân về, người ta sẽ nghĩ ngay tới câu đối vô cùng nổi tiếng:

“ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”

Câu đối này muốn nói tới những món ăn, vật dụng thường thấy trong ngày tết cổ truyền của người Việt từ xa xưa. Đồng thời tái hiện lại nét đặc trưng phong phú cả về vật chất lẫn tinh thần của ngày đặc biệt nhất trong năm.

Bên cạnh đó, hình ảnh chiếc bánh chưng xanh vuông vắn, còn thể hiện sự biết ơn của con cháu đối với thế hệ cha ông, đất trời. Do đó, ngoài ngày Tết cổ truyền, bánh chưng là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch).

Bánh chưng được tạo thành từ những nguyên liệu vô cùng bình dị và gắn liền với cuộc sống của người Việt, trong đó bao gồm: lá rong, lạt buộc, gạo nếp hay gạo lứt, đỗ xanh (đậu xanh), thịt, gia vị. Hiện nay, để tăng tính thẩm mỹ và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nhiều nơi có thể thêm chất phụ gia để tạo màu sắc cho bánh trưng. Vậy bánh chưng bao nhiêu calo?

+ 1 cái bánh chưng bao nhiêu calo?

Theo nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng, bánh chưng được chế biến từ gạo nếp cái, đỗ xanh, thịt heo nửa nạc nửa mỡ, hạt tiêu (tính theo trọng lượng 100g, chưa tính lá dong và lạt buộc) sẽ chứa khoảng 2500 kcal/ 1 cái 750g. Nếu bạn thắc mắc 100g bánh chưng bao nhiêu calo thì chia ra sẽ là 333 calo/100gr

Bánh chưng có cái to cái nhỏ nên mọi người nên quy ra số gam sau khi bóc lá để có con số gần đúng nhất. Sau khi có số gram có thể nhân tỷ lệ thuận với 100g 333 calo

+ 1 miếng bánh chưng bao nhiêu calo?

Trên thực tế, để xác định 1 khoanh, 1 lát, 1 góc hay 1 miếng bánh chưng bao nhiêu calo còn phụ thuộc vào khối lượng, kích thước của miếng bánh chưng đó. Nếu bạn cắt 1 chiếc bánh chưng 750g  thành 8 phần đều nhau, trung bình 1 miếng 1/8 bánh chưng sẽ chứa khoảng 310 kcal. Trong đó có carbohydrate (56,7g), protein (11,8g), chất béo (4g)…

+ Bánh chưng chiên rán bao nhiêu calo?

Với bánh chưng luộc không thêm thành phần cũng như không mất đi thành phần nên lượng calo trong bánh chứng vẫn giữ nguyên 2500 calo/1 cái 750g

Nhưng với nhiều người lại thích ăn với bánh chưng chiên rán nhiều dầu mỡ tăng thêm vị béo ngậy. Bạn có biết 100ml dầu ăn có chứa lượng calo rất lớn 884,1 calo và để chiên rán 1 cái bánh chưng 750g chúng ta có thể cần đến 50ml dầu ăn. Có đến 20ml – 30ml dầu ăn đã thêm vào bánh chưng của bạn và tương đương lượng calo thêm 200 – 300kcal

Tổng kết 1 cái bánh chưng 750g 2500 calo, sau khi chiên rán lượng calo sẽ tăng lên 2700 – 2800 calo. Lượng calo này còn phụ thuộc vào việc bạn rán lâu hay nhanh, nhiều dầu ăn hay ít.

Có thể thấy, lượng calories trong bánh chưng vô cùng lớn, chưa kể trong bánh chưng còn chứa nhiều tinh bột đường từ gạo nếp, đậu xanh. Chất béo, chất đạm từ thịt heo,… Vậy ăn bánh chưng có béo không? Hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo ngay sau đây.

>>> NÊN XEM THÊM: Bánh gối bao nhiêu calo và việc bạn ăn bánh gối có béo không?

Ăn bánh chưng có béo không?

Sau khi nắm rõ mức năng lượng mà bánh chưng cung cấp thông qua câu hỏi bánh chưng bao nhiêu calo? Có thể khẳng định ngay, ăn bánh chưng chắc chắn sẽ gây béo. Đặc biệt là đối với những người không xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn vô thưởng vô phạt, không kết hợp tập luyện thể dục mỗi ngày,….

Chắc hẳn ai cũng biết, bánh chưng được nấu từ gạo nếp – một loại dẻo phổ biến tại Việt Nam và chứa rất nhiều tinh bột. Ăn tinh bột với liều lượng vừa đủ sẽ giúp chúng ta no nhanh và no lâu hơn, nhưng khi cơ thể nạp quá nhiều chất này, mỡ thừa sẽ nhanh chóng tích tụ và gây ra béo phì, thừa cân sau đó.

Chưa kể tới, phần nhân trong bánh chưng cũng nạp vào cơ thể hàm lượng lớn calo, carbohydrate, protein và chất béo. Để tiêu hao hết năng lượng trong 1 miếng bánh chưng nhỏ, các bạn sẽ phải đạp xe tối đa 50 phút với vận tốc chậm, chạy bộ 33 phút hoặc 2 tiếng liên tục dọn dẹp nhà cửa. Nếu làm được điều này, các bạn mới có thể yên tâm ăn bánh chưng mà không lo béo.

Nhiều người chia sẻ cách ăn bánh chưng không sợ béo là ăn luộc không chiên rán, chỉ ăn phần vỏ, không ăn phần nhân với thịt lợn cùng đậu xanh béo ngậy. Nhưng ở trên cũng đã có nói kể cả phần vỏ gạo nếp cũng với nguy cơ cao gây béo cho bạn. Nên nếu đang ăn kiêng hỗ trợ giảm cân thì bạn nên tránh bánh chưng để không mất công sức nhiều ngày ăn kiêng khổ cực trước đây.

Kết luận lại, ăn bánh chưng có béo hay không? Câu trả lời chắc chắn là có! Vì vậy, với những người đang ăn kiêng, giữ dáng, hoặc có cơ địa dễ bị béo phì, tăng cân. Các bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi ăn bánh chưng, hoặc xây dựng chế độ dinh dưỡng và kế hoạch tập luyện khoa học để tiêu hao bớt năng lượng mà bánh chưng nạp vào cơ thể.

>>> NÊN XEM THÊM: Bánh bột lọc bao nhiêu calo và liệu ăn bạn có mập không?

Ăn bánh chưng có nóng không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, bởi bánh chưng chứa nhiều gạo nếp – loại gạo có tính nóng, gây gia tăng nhiệt độ cơ thể. Dẫn tới tình trạng nóng trong, nổi mụn, khó chịu trong người nếu ăn quá nhiều.

Thêm vào đó, đối với những người có hệ tiêu hóa không tốt, khi ăn bánh chưng sẽ rất dễ gây ra hiện tượng chướng bụng, đầy hơi, nóng dạ dày,… Ngoài ra, với những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh thận… Các bạn cũng nên hạn chế ăn bánh chưng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Thay vào đó, bạn có thể ăn những loại thực phẩm, thức ăn chứa tinh bột và chất xơ lành mạnh hơn như khoai lang, sắn, khoai tây,…

Ăn bánh chưng có bị ho không?

Hiện nay, chưa có báo cáo, thông tin nào chứng minh việc ăn bánh chưng có bị ho không. Tuy nhiên, ngoài yếu tố về môi trường ô nhiễm, khói bụi, stress,… Thì ăn thực phẩm cay nóng là một trong những yếu tố ảnh hưởng không tốt đối với niêm mạc họng.

Để hạn chế điều này, các bạn có thể hạn chế ăn bánh chưng hoặc bảo vệ niêm mạc họng bằng những cách như sau:

– Thường xuyên súc miệng với nước muối loãng

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

– Uống đủ nước mỗi ngày để tăng cường độ ẩm cho cổ họng

– Thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học hơn

– Bổ sung thêm các loại thực phẩm có lợi cho cổ họng như lá diếp cá, củ cải, cà rốt,…

Sau sinh ăn bánh chưng được không?

Các bà mẹ bỉm sữa sau sinh từ xưa đã phải gắn liền với chế độ ăn kiêng cữ “rau ngót, thịt nạc”. Tuy nhiên, sau sinh ăn bánh chưng có được không? Lý giải cho câu hỏi này, bác sĩ chuyên khoa Phụ sản Hà Thị Huệ hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa y học Quốc tế cho biết:

Với chị em nữ giới sau sinh, việc ăn bánh chưng là hoàn toàn có thể. Nhưng chị em không nên ăn nhiều, không ăn quá thường xuyên. Đặc biệt, các bạn không nên ăn bánh chưng kèm với dưa muối hoặc các món ăn quá mặn. Bởi điều này có thể làm tăng hàm lượng chất đạm, gây ra rối loạn tiêu hóa.

Bên cạnh đó, những chị em sinh với phương pháp mổ tuyệt đối không nên ăn bánh chưng. Vì đồ nếp sẽ khiến vết thương mưng mủ, ảnh hưởng tới quá trình hồi phục vết thương. Chưa kể, chúng sẽ để lại sẹo lồi kém thẩm mỹ về lâu về dài. Do đó, các mẹ bỉm sữa sinh mổ nên đặc biệt lưu ý về vấn đề này.

Hy vọng bài viết bánh chưng bao nhiêu calo và ăn bánh chưng có béo không Review AZ gửi đến sẽ giúp mọi người giải đáp phần nào những thắc mắc bấy lâu và có thêm cho mình những kiến thức hữu ích về loại bánh truyền thống này.

Cuối cùng, hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết bổ ích tiếp theo. Chúc bạn đọc có một ngày làm việc thành công và khỏe mạnh!

Từ khóa » Một Miếng Bánh Chưng Rán Bao Nhiêu Calo