Bánh Chưng Hay Bánh Trưng Là đúng Chính Tả? 92% Dùng Sai

Bánh chưng hay bánh trưng là đúng chính tả? Đây là câu hỏi khá nhiều người quan tâm và chữ này cũng là khá nhiều người bị sai giữa “Chưng và Trưng”. Cách phân biệt CH và TR.

Người Việt Nam, đặc biệt là người phía miền bắc thường phát âm chữ ch và chữ tr hay còn gọi là ch nhẹ và tr nặng khá giống nhau và rất khó phân biệt được giữa các chữ. Thông thường những từ thường gặp trên sách vở thì sẽ theo thói quen và tự nhớ và phân biệt, nhưng một số từ thì có thể bạn ít gặp sẽ bị hiểu lầm trong đó có từ khá phổ biến là bánh chưng hay bánh trưng là đúng chính tả?

Bánh Chưng hay bánh Trưng
Bánh Chưng hay bánh Trưng

Chưng (烝) ở đây là từ Hán-Việt có nghĩa gốc là hơi nóng hoặc hơi nước bốc lên. Chữ chưng này là một chữ tượng hình mô tả hình ảnh nấu bánh, người ta đã dùng phép hội ý để ghi lại.

Trước hết bên dưới là lửa = Hỏa, rồi mới đến một gạch ngang tượng trưng cho đáy nồi = Kim, bên trên là nước = Thủy và trên cùng là một gạch ngang nữa tượng trưng cho nắp đậy.

Từ đó, chưng còn có nghĩa là đun, hấp thực phẩm cho chín bằng nước hoặc hơi nước, hoặc đôi khi hiểu là đun, hấp nhẹ làm nước bay hơi, để cô hỗn hợp cho đặc lại.

Các cuốn từ điển Tiếng Việt hiện đại cũng chỉ ghi nhận bánh chưng – bánh giầy, không ghi nhận bánh trưng, bánh dày, bánh dầy, bánh giày…

“Bánh chưng” là đúng chính tả

Bánh trưng là gì?

Bánh chưng là loại bánh truyền thống ở Việt Nam vào mỗi dịp tết thường làm bằng lá rong, gạo nếp, thịt, đỗ xanh, hành, tiêu và một số gia vị khác. Tuy nhiên hiện nay cũng có nhiều loại bánh chưng khác nhau với gia vị được chế biến khác đi tạo sự phong phú cho món ăn và không bị ngán vào mỗi ngày tết.

Bánh chưng thường được gói có hình vuông, kiểu hình hộp vuông dẹt, được gói và luộc và dịp tết truyền thống của Việt Nam. Ngoài lá dong thì người ta cũng có thể gói bằng lá chuối nhưng hương vị không đặc trưng. KHi luộc màu xanh và mùi thơm của lá dong sẽ làm gạo có màu xanh đặc trưng nhìn rất đẹp và ăn khá thơm. Ngoài nhân đậu xanh thì bánh chưng ngày nay còn được biến tấu thêm nhiều nhân nữa ví dụ như nhân hạt điều, nhân đậu đỏ đậu đen…

Cách phân biệt tr ch

Làm thế nào để phân biệt lúc nào dùng tr, lúc nào dùng ch? Hiện nay không có quy tắc nào quy định trường hợp nào dùng tr, trường hợp nào dùng ch. Để phân biệt tr – ch, các bạn phải đọc nhiều, luyện viết nhiều. Chúng tôi đưa ra cho các bạn một số thông tin sau để sử dụng đúng tr – ch:

Khả năng tạo từ láy của tr hạn chế hơn ch. Tr tạo kiểu láy âm là chính (trắng trẻo), còn ch cấu tạo vừa láy âm, vừa láy vần (chông chênh, chơi vơi) (tr chỉ xuất hiện trong một vài từ láy vần: trọc lóc, …)

Những danh từ (hay đại từ) chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình chỉ viết với ch (không viết tr): cha, chú, cháu, chị , chồng, chàng, chút, chắt,…

Những danh từ chỉ đồ vật thường dùng trong nhà chỉ viết với ch : chạn, chum, chén, chai, chõng, chiếu, chăn, chảo, chổi,…

Từ có ý nghĩa phủ định chỉ viết với ch: chẳng, chưa, chớ, chả,…

Tên cây, hoa quả; tên các món ăn; cử động, thao tác của cơ thể, động tác lao động chân tay phần lớn viết với ch.

Tiếng trong từ Hán Việt mang thanh nặng(.) và huyền ( ) viết tr.

=>> Xem thêm: PHONG THANH hay PHONG PHANH

5/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Viết Bánh Chưng Hay Bánh Chưng