Bánh Cúng Cô Hồn - HTTL

Đồ cúng cô hồn là xôi chè, bánh kẹo… mà gia chủ dùng để cúng vong hồn vất vưởng trong tháng 7 âm lịch. Vậy đồ cúng cô hồn có ăn được không?

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn, tháng có nhiều điều xui xẻo, không may mắn. Quan niệm này bắt nguồn từ Đạo giáo của người Trung Quốc. Kể từ ngày mùng 2 tháng 7 âm lịch, Diêm Vương sẽ mở Quỷ Môn Quan để vong hồn trở về dương thế. Cánh cửa này sẽ đóng vào ngày 14/7 âm lịch.

Bạn đang xem:

 

Từ quan niệm này đã sinh sinh ra tín ngưỡng cúng cô hồn trong tháng 7 âm lịch. Một mâm cúng cô hồn sẽ gồm:

 

– Muối gạo (1 đĩa)

 

– Cháo trắng nấu loảng (12 chén nhỏ) , hay là cơm vắt : 3 vắt

 

– 12 cục đường thẻ .

 

– Giấy áo, giấy tiền (có thể là tiền thật nhưng là mệnh giá nhỏ) .

 

– Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm)

 

– Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

 

– Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

 

– Hoa, quả 5 loại 5 màu (ngũ sắc)

 

– Nước : 3 ly nhỏ, 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.

 

Lưu ý, không cúng đồ mặn. Bởi theo thuyết nhà Phật, cúng đồ chay để các vong hồn bớt hận thù. Nếu cúng đồ mặn thì sẽ khiến các vong linh nảy sinh lòng lưu luyến nhân gian không muốn về âm phủ. Khi ở dương thế chúng sẽ càn quấy người âm, khó đầu thai, siêu thoát.

*

Đồ cúng cô hồn chỉ nên làm lễ chay

 

Trong lễ cúng cô hồn còn phải chuẩn bị cháo loãng. Vì nhân gian quan niệm, những linh hồn bị đầy đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp nên không thể nuốt thức ăn cứng được. Còn muối và gạo sau khi lễ xong rải xuống đường mang ý nghĩa tiến cô hồn đi.

 

Mâm cúng cô hồn thường được đặt ở bên ngoài trời, bởi các cô hồn lang thang bên ngoài nên phải cúng ở ngoài trời thì họ mới nhận được. Vị trí đặt mâm cúng thường thấp so với mặt đất.

Xem thêm:

 

Vậy, đồ cúng cô hồn có ăn được không? Theo dân gian, lễ cúng cô hồn sau khi cúng xong nên chia cho trẻ con sống xung quanh. Còn theo ông Hà Thanh – Viện Nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người, những vật phẩm, đồ cúng cô hồn tháng 7 và đồ cúng chúng sinh để ngoài lâu, chờ nhang tàn mới dọn vào dễ bị nguội lạnh. Mâm cúng cô hồn thường đặt ở vị trí thấp, thậm chí dưới nền đất, sàn nhà. Đồ ăn có thể bị bụi bặm, ruồi bọ, kiến… bu vào, không còn sạch sẽ.

 

với những vật phẩm như bánh kẹo có vỏ bọc, trái cây thì vẫn có thể ăn được. nếu gia chủ không dùng thì đem cho người khác hoặc bỏ vào thùng nước gạo, không nên bỏ đi hoang phí, mang tội.

 

Cháo loãng là đồ cúng không thể thiếu trong Rằm tháng 7. Tuy nhiên, nhiều gia đình vô tình bỏ qua đồ cúng quan trọng. Các món khác như bỏng, nẻ, khoai sắn, ngô, kẹo bánh, sữa, bim bim… được coi là để cúng các thai nhi, em bé bị mẹ bỏ rơi.

 

Trong lễ này, các gia chủ thường vẩy cháo, rắc gạo, muối để bố thí thức ăn khắp 4 phương 8 hướng nhằm tứ tán các cô hồn. Sau khi cúng xong nên đốt vàng mã ngay tại chỗ để các cô hồn nhận và đi ngay, không luẩn quẩn quấy nhiễu gia chủ.

 

Ở một vài địa phương, không đem đồ cúng vào nhà, thay vào đó là tục giật đồ cúng. Những người cúng giành giật các mâm cúng rồi gia chủ sẽ quăng tiền cho người sống (đồng tiền bằng kim đang lưu hành) cùng với kẹo bánh.

 

Dân gian cho rằng, số người sống đến giành giật càng nhiều càng đông, tức là họ đã mua chuộc các cô hồn không đến càn quấy gia đình chủ. Nếu không có ai giành giật, đồ cúng sẽ được bỏ vào túi đem cho trẻ con nhà khác, người nghèo hoặc người ăn xin.

 

Theo quan niệm, có thể cúng cô hồn từ ngày mùng 1 cho đến Rằm tháng 7 âm lịch. Theo các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực tâm linh, phong thủy thì lễ cúng các cô hồn lang thang, không nơi nương tựa hay chịu nhiều oan khuất trong xã hội nên được thực hiện vào buổi chiều tối.

 

Sở dĩ có quan niệm dân gian này là bởi ban ngày có ánh sáng mặt trời, lúc đó ánh nắng rất mạnh trong khi các cô hồn vừa từ địa ngục lên còn rất yếu. Nếu cúng vào ban ngày thì các cô hồn sẽ không dám lên để đón nhận những vật phẩm cúng bố thí của các gia đình vì họ sợ ánh sáng, sợ ánh nắng.

Xem thêm:

 

Cũng theo một vị Đại đức – người từng tham gia nhiều lễ cúng chúng sinh, cúng cô hồn thì ở nhiều nơi, các chùa hay làm lễ vào buổi chiều, thậm chí là tối hẳn theo quan niệm dân gian. Vào ban ngày, ánh nắng sẽ làm suy yếu, làm bạt các vong hồn và phải đến gần tối thì các vong hồn mới tích tụ lại được. Vì thế, nên cúng cô hồn vào tối hoặc chiều tối thì các cô hồn mới có thể dễ dàng nhận được đồ mà các gia chủ cúng.

 

Quỷ Môn Quan là gì và Quỷ Môn Quan mở vào ngày bao nhiêu?

Chuyên mục:

Từ khóa » Các Loại Bánh Cúng Cô Hồn