Bánh Cuốn Làng Kênh, đặc Sản Thành Nam 'gây Thương Nhớ'

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Trải qua những biến cố thời gian, bánh cuốn Kênh, nay là đường Bái, phường Lộc Vượng, TP Nam Định vẫn được duy trì cho tới ngày nay. Mời các bạn tìm hiểu về đặc sản dân dã này qua bài viết đăng trên báo điện tử Vnexpress.net:

Ảnh: FB Bánh cuốn làng Kênh.
Ảnh: FB Bánh cuốn làng Kênh.

Bánh cuốn ở Việt Nam thì hầu như tỉnh nào cũng có bởi nguyên liệu để làm ra bánh cuốn rất sẵn và dễ kiếm, đó là gạo tẻ. Tuy nhiên, bánh cuốn đúng là bánh cuốn, mang đúng phong vị bánh cuốn thì chỉ có bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội) và bánh cuốn làng Kênh (Nam Định).

Đặc biệt, bánh cuốn làng Kênh không có nhân gì cả, chỉ là lớp bánh được tráng, cuốn lại và ăn với thứ nước chấm “hâm hâm sốt” và khẩu chả quế.

Bánh cuốn làng Kênh mỏng tang như lụa bạch nhưng vẫn dai, màu trắng ngà mà thanh khiết chứ không nặng đục, vị bánh thơm tho của thứ gạo Mộc Tuyền xưa. Bánh rất mướt, chỉ cần sờ vào là biết đây có phải bánh cuốn Kênh hay không.

Thứ bánh đó, khi bỏ vào miệng, cứ tuồn tuột như trượt nước, miếng bánh cứ thế mà trôi từ khoang miệng xuống cuống họng và hút xuống dạ dày, để lại một thứ mùi thơm thật dễ chịu của hương lúa trổ đòng, của hương chanh cốm ngắt vội trong vườn nhà đẫm hơi mưa.

Ấy là bởi vì bánh cuốn làng Kênh được trau chuốt từ khâu chuẩn bị. Gạo Mộc Tuyền được pha với gạo cũ (là loại gạo ngon ngày xưa được để dành từ vụ mùa trước) theo tỷ lệ bí truyền, rồi đem ngâm và xay bằng cối đá xanh, thứ cối quay bằng tay, nặng trịch và sần sùi.

Bột được xay bằng thứ cối đá ngon hơn hẳn thứ bột xay bằng máy công nghiệp tuy nhanh, tuy năng suất nhưng không truyền độ trễ để bột lên men, xuất hiện những phản ứng sinh hoá như quá trình xay bột bằng cối đá.

Khâu làm bột đã thế, khâu tráng cũng cầu kỳ chẳng kém. Bột phải được múc bằng loại gáo làm bằng tre chứ không dùng muôi nhựa hay kim loại vì sợ nhiễm mùi. Sau khi bột được đổ lên màng hấp làm bằng vải phin, sẽ được dàn bằng một đũa dài cũng làm bằng tre, và cũng để cắt bánh.

Có một số kiểu cách chế biến món ăn đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế như bộ môn nghệ thuật, ví dụ như kiểu tráng bánh cuốn. Một gáo bột múc vừa đủ đổ lên màng hấp, liền dùng đũa xoa bột thành một lớp mỏng, đều hình tròn.

Sau đó, nắp nồi lập tức được đậy kín. Khoảng một phút sau, nắp nồi được bỏ ra, hơi nóng bốc lên nghi ngút như mây khói, lại dùng đũa tre khéo léo gỡ bánh khỏi màng hấp, cất lên và đưa vào đĩa.

Sau khi một gáo bột mới được đổ vào, nắp nồi úp lại, lập tức dùng mỡ lợn hoặc dầu lạc để thoa lên lớp bánh vừa cất ra kia thì bánh mới bóng và mềm. Sau đó mới rắc mộc nhĩ, nấm mèo băm nhỏ đã xào chín lên mặt bánh, rồi lại mở vung cất bánh.

Các lớp bánh cuốn đó được xếp thành từng lớp, từng lớp ngay ngắn trong lòng chiếc thúng được lót kín bằng những lớp lá chuối tây tươi. Khi có khách ăn, người bán giở tấm vỉ buồm đan bằng cói hoặc lớp vải màn phủ mặt thúng ra. Trên nền lá chuối xanh như ngọc, nhễ nhại ánh dầu mỡ, khối bánh cuốn nằm e ấp như khối bạch ngọc.

Người bán sẽ nhẹ nhàng gỡ từng lớp bánh, cuốn thành thỏi dài đặt vào lòng đĩa sứ rồi khẽ khàng dung kéo cắt làm đôi, làm ba. Rồi lại rắc chút hành khô phi vàng lên mặt bánh cùng vài khẩu chả quế.

Chưa hết, lại quay ra múc bát nước chấm lúc nào cũng ấm ấm trong liễn sứ da lươn, vắt thêm tí chanh cốm, bỏ thêm chút ớt tươi kèm đĩa rau mùi, rau húng bạc hà nữa mới đủ lệ bộ.

Nước chấm bánh cuốn là thứ quyết định sự thành bại của bánh cuốn Kênh. Bánh cuốn Kênh không thể ăn mà không chấm, hoặc chấm với bất cứ loại đồ chấm nào khác. Phải là thứ nước mắm ngon nguyên chất có độ đạm cao, được pha với nước lọc, giấm trắng, đường theo tỷ lệ nhất định.

Nhờ thứ nước chấm đó mà miếng bánh cuốn làng Kênh trở nên ngon nhã khôn cùng, thứ tinh tuý mà bánh cuốn nóng không bao giờ có thể so sánh.

Bánh cuốn làng Kênh giờ không còn ở làng Kênh mà đã lan khắp thành Nam. Có một điều luật bất thành văn là bí quyết làm bánh cuốn làng Kênh chỉ được mẹ truyền cho con gái hoặc mẹ chồng dạy cho con dâu. Chính nhờ điều này mà bánh cuốn Kênh chạy khắp thành phố theo bước chân của các cô gái làng Kênh.

Những người đã gắn liền tuổi thơ “múc bơ gạo đem đổi bánh cuốn” để ăn sáng sẽ rất nhớ bánh cuốn làng Kênh mỗi khi nhìn thấy thứ bánh đó ở thành phố lạ. Người ta thèm được về đây để chui vào những con phố nhỏ như Hàng Song, Văn Miếu, Thành Chung… để ăn thứ bánh cuốn ngon nhất thiên hạ này.

ONE DAY TOUR

Thung lũng Phong Nậm với thác nước đổ dài như một dải lụa kỳ ảo. Ảnh: Thanh Niên
Thung lũng Phong Nậm với thác nước đổ dài như một dải lụa kỳ ảo. Ảnh: Thanh Niên

# Nếu bạn là người yêu thích Check-in cùng với những mùa hoa thì Cao Bằng trong tháng 12 là một điểm đến thú vị. Với vẻ đẹp nở rộ của mùa hoa dã quỳ, tam giác mạch thì khung cảnh tại Cao Bằng vào tháng 12 rất đẹp và nên thơ. Điều đặc biệt khi bạn đến với Cao Bằng là tới thăm Thác Bản Giốc và chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây.

# Khá gần Thác Bản Giốc, Hồ Ba Bể có thể coi là một điểm lựa chọn rất thích hợp cho chuyến du lịch tháng 12 nói riêng và tất cả các tháng trong năm.

Đây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam và cũng là một trong một trăm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới, nằm trong vườn quốc gia Ba Bể. Với tuổi đời hơn 200 triệu năm, trải qua nhiều cuộc kiến tạo vĩ đại, tự nhiên đã đưa một khối nước khổng lồ với diện tích bề mặt xấp xỉ 5 triệu mét khối và chiều dày hơn 30 m lên lưng chừng vùng núi đá vôi, tạo ra hồ Ba Bể của ngày nay.

# Tháng 12, khi mà cái lạnh của mùa đông đã dần dần thấm sau vào miền Bắc thì lúc này là thời điểm lý tưởng nhất dành cho các hoạt động du lịch "Săn Mây".

Và Tà Xùa là một trong những điểm săn mây lý tưởng nhất dành cho các bạn trẻ yêu thích hình thức đi du lịch này. Biển mây Tà Xùa được chắn xung quanh bởi các dãy núi cao, nên khuất gió, mây rất lặng và bồng bềnh. Khi nắng lên cao, nhiệt độ tăng, mây mới bốc lên; vì thế bạn thoải mái ngắm cảnh mà không lo mây di chuyển nhanh.

Đây cũng là điểm đặc biệt của mây Tà Xùa so với các nơi khác như Y Tý, Sìn Hồ, Sapa…

CẨM NANG DU KHÁCH

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

# Cao Bằng là một tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc nước ta. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh và trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn với những bạn trẻ đam mê khám phá những vùng đất mới. Vậy đi du lịch Cao Bằng thì cần chuẩn bị những gì, tham quan ở đâu? sau đây sẽ là những gợi ý của chương trình để bạn có thể tham khảo.

Khí hậu Cao Bằng chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa khô khéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Nếu các bạn có ý định du lịch thác Bản Giốc thì nên đi vào khoảng tháng 8 – 9, lúc này thác nhiều nước sẽ rất đẹp. Nếu thích đi Cao Bằng ngắm hoa, các bạn có thể đi vào tầm cuối năm khoảng tháng 11, và tháng 12 bởi lúc này là mùa hoa tam giác mạch và hoa dã quỳ.

Do tính chất địa hình tỉnh Cao Bằng chủ yếu là đồi núi nên việc đi lại khá khó khăn. Bạn chỉ có thể đến được Cao Bằng bằng đường bộ; đi xe khách hoặc dùng ô tô, xe máy cá nhân. Các cung đường lên Cao Bằng chủ yếu là đường đèo nên bạn phải đi cẩn thận, mang đầy đủ giấy tờ, quần áo bảo hộ, mũ bảo hiểm chắc chắn và tuân thủ luật giao thông.

Ngoài ra, bạn cũng nên mang theo thuốc, kem chống nắng, thuốc chống côn trùng và đồ cá nhân để đề phòng sự cố dọc đường, cũng như khi tham quan, du lịch…

Từ khóa » địa Chỉ Bánh Cuốn Làng Kênh Nam định