Bánh Răng Bừa – đặc Sản Truyền Thống Vùng đất Thanh Hóa

Những chiếc bánh lá răng bừa bằng ngón tay trỏ hoặc như những chiếc răng bừa xinh xắn được xếp trên đĩa sẽ làm bạn không cưỡng nổi mà phải thưởng thức ngay

Bánh răng bừa có nguồn gốc từ làng Trung Lập (xã Trung Lập, Thọ Xuân), khi xưa vua Lê Hoàn đích thân xuống đồng cày ruộng trong Lễ hội đầu năm. Đây là một trong những đặc sản tiến vua thời xưa, người dân nơi đây đã chắt lọc những hạt gạo ngon nhất để làm nên những chiếc bánh với hương vị riêng để dâng lên các vị vua. Chiếc bánh có hình răng bừa gắn liền với thanh quả một công cụ lao động của người dân xứ Thanh thời xưa, đây cung là hình tượng từ những thành quả lao động cần cù của họ.

banh rang bua1
Ảnh: Bánh răng bừa – đặc sản truyền thống vùng đất Thanh Hóa
Bánh răng bừa có nơi gọi là bánh tẻ hoặc bánh lá, nhưng riêng người Thanh Hóa gọi tên như thế vì hình dạng chiếc bánh trông giống cái răng bừa. Đây là loại bánh truyền thống thường được làm vào ngày rằm, ngày giỗ, ngày Tết Nguyên đán hay những khi nhà có công việc.

Gạo để làm bánh lá răng bừa phải là gạo tẻ, dẻo và ngon nhất. Gạo tẻ phải ngâm trong nước lạnh khoảng 2 – 3 giờ rồi đem xay thành bột, thường là xay cùng với nước, bằng chiếc cối xay bột quay tay thủ công cho bột dẻo và nhỏ mịn hơn. Còn nếu xay bột khô bằng máy thì phải pha nước cho vừa đủ. Sau đó, bột làm bánh được đặt lên bếp nấu, dùng tay khuấy liên tục sao cho bột không bị vón cục, không quá chín. Đến khi nồi bột gạo đặc sền sệt thì bắc ra ngoài để bắt đầu gói bánh.

Lá để gói bánh răng bừa thường là lá dong tươi lấy từ trên miền núi về, hoặc lá chuối tươi ngự cắt ở vườn nhà, rửa sạch đã được hơ qua lửa nhằm tăng độ dẻo cho lá và khỏi rách.

lam banh rang bua
Ảnh minh họa: Người dân đang gói bánh răng bừa

Khi làm bánh lá răng bừa để lễ chay hoặc đi lễ chùa thì nhân bánh được làm bằng lạc hoặc đậu, mộc nhỉ, tiêu,…có thể chế biến thêm gia vị khác nhau tùy sở thích và khả năng chê biến. Món răng bừa có thể làm chay nhưng cũng có thể làm mặn tùy khẩu vị và sở thích(ở đây chúng tôi không giới thiệu món mặn).

Sau khi gói xong, những chiếc bánh lá răng bừa bằng ngón tay trỏ hoặc như những chiếc răng bừa xinh xắn được xếp ngay ngắn vào nồi, sau đó đổ nước đun sôi rồi luộc chín.

Bánh có thể được đem hấp hoặc luộc tới khi chín. Khi mùi thơm của thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hạt tiêu hòa với mùi bột gạo tỏa ra mùi thơm ngào ngạt căn bếp nhỏ, cũng là lúc báo hiệu bánh chín.

banh rang bua 3

Đây là loại bánh có ở nhiều nơi với tên gọi bánh tẻ, bánh giò, bánh lá, còn người Thanh Hóa gọi là bánh răng bừa vì có hình dạng giống một nông cụ quen thuộc của nhà nông. Chiếc bánh răng bừa nhỏ xinh nhưng mang đậm hồn quê bình dị là thứ quà sáng yêu thích của nhiều người. Bánh được gói bằng lá dong hoặc lá chuối, nhân bánh gồm thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hạt tiêu và hành khô băm nhỏ đã xào qua. Khi mới luộc xong, chiếc bánh bốc khói nghi ngút, dậy mùi thơm của hành mỡ, ăn vào thấy mềm và rất vừa miệng. Còn khi để nguội, ăn sần sật cũng ngon không kém phần.

Bạn có thể ghé các chợ Điện Biên, Vườn Hoa mới hay buổi sáng đi bộ công viên là có thể bắt gặp gánh hàng rong đi ngang qua để thưởng thức.

Về Thanh Hóa thưởng bánh răng bừa mới thấy hết được sự quý giá của những hạt gạo và sự khéo léo của con người nơi đây…Những chiếc bánh dẻo thơm chấm vào bát mắm ngon thì không còn gì tuyệt bằng. Phải thưởng thức thì mới thấy hết vị ngon của quê hương đọng lại trong từng miếng bánh!

Thanhhoaplus.net tham khảo và tổng hợp

Từ khóa » Hình ảnh Bánh Răng Bừa