Bao Bì Màng Ghép Nhiều Lớp

Logo

Hotline tư vấn: 0908 558 920 (Mr. Chung) - 0902 494 375 - 0938 548 368 (Ms. Hạnh)

Bao bì màng ghép nhiều lớp / Bao bì màng ghép nhiều lớp Bao bì màng ghép nhiều lớp

Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, do đó mà bao bì màng ghép phức hợp nhiều lớp hiện được ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy vậy, vẫn có không ít người chưa biết loại bao bì này là gì, ưu nhược điểm và phương pháp sản xuất ra sao. Thấu hiểu điều đó chúng tôi đã tổng hợp thông tin đầy đủ về bao bì màng ghép phức hợp nhiều lớp trong bài viết sau đây.

1. Bao bì màng ghép nhiều lớp là gì?

Đây là loại bao bì được cấu tạo từ nhiều lớp khác nhau như giấy, nhựa, nhôm,… Mỗi lớp này đều có đặc điểm riêng và tùy theo mục đích sử dụng mà nhà sản xuất sẽ đưa ra sản phẩm được ghép từ loại màng nào. Qua đó giúp giảm thiểu nhược điểm của các loại bao bì thông thường và tăng ưu điểm của thành phẩm bao bì màng ghép phức hợp nhiều lớp.

Hiện nay, bao bì màng ghép phức hợp nhiều lớp được ứng dụng rộng rãi như làm bao bì thực phẩm, bao bì dược phẩm, bao bì phân bón,… Việc hình thành các màng ghép chính là kết hợp có chọn lọc các nguyên liệu ban đầu, mực in, keo dán, nguyên liệu phủ,… và thông qua phương pháp gia công nhiều công đoạn phức tạp để thành phẩm. Tính chất cuối cùng của bao bì màng ghép nhiều lớp cũng phụ thuộc vào tính chất của từng lớp riêng lẻ sử dụng.

2. Phân loại bao bì màng ghép phức hợp nhiều lớp

2.1. Bao bì màng ghép phức hợp nhiều lớp nhựa với nhau

Gồm có các màng nhựa được ghép lại với nhau. Phổ biến nhất là BOPP/PE hay PET/PE sử dụng để sản xuất bao bì mì ăn liền, túi ngoài bánh, kẹo, trà, cà phê hay PET/PE, PET/NPET, PET/CPP, OPP/PE để sản xuất túi bánh snack.

2.2. Bao bì màng ghép phức hợp nhiều lớp nhựa với vật liệu khác

+ Nhựa và kim loại: Thông thường chúng sẽ được ghép từ màng nhựa và màng nhôm như PET/PET/AL/PE, BOPP/AL/PE,… Hằng ngày chúng ta hay bắt gặp các sản phẩm này như túi đựng trà, túi đựng cà phe ehoaf tan, túi đựng cà phê bột, đựng thức ăn nhanh,…

+ Nhựa và giấy: Phổ biến nhất là sự kết hợp của Giấy/PE/Nhôm/LDPE và dùng để để đựng các loại thực phẩm khô cần đến màng ngăn hơi nước khí và ánh sáng. Bên ngoài cùng là lớp PE có công dụng chống chống ẩm, lớp mực in cellopane giúp dễ in hơn, còn lớp giấy có công dụng làm tăng độ cứng cho bao bì.

+ Giấy và nhôm: Loại bao bì này thường gặp nhất là để sản xuất bao bì kẹo sing gum, keo socola,… Vì nhôm được dát mỏng nên khá dễ rách, vậy nên việc ghép chung với giấy là để tăng độ bền cho loại bao bì này.

3. Cấu tạo bao bì màng ghép phức hợp nhiều lớp

+ Lớp 1 – Màng HDPE: Có công dụng chống thấm nước, giúp bảo vệ lớp in ở bên trong bằng giấy và hạn chế tình trạng trầy xước hiệu quả hơn.

+ Lớp 2 – Giấy in ấn: Được dùng để trang trí và in nhãn.

+ Lớp 3 – Giấy Kraft: Cho phép gấp nếp, tạo hình dáng của hạt, có độ cứng và dai, chịu đựng được sự va chạm cơ học.

+ Lớp 4 – Màng copolymer của PE: Đây là lớp keo kết dính giữa giấy kraft cùng với màng nhôm.

+ Lớp 5 – Màng nhôm: Có công dụng ngăn chặn độ ẩm, ánh sáng, khí và hơi ảnh hưởng đến sản phẩm ở bên trong.

+ Lớp 6 – Màng inomer hoặc copolymer của PE: Đây là lớp keo dính giữa màng nhôm cùng màng HDPE phía trong cùng.

+ Lớp 7 – LDPE: Cho phép bao bì dễ dàng và tạo nên lớp trơ để tiếp xúc cùng với những sản phẩm ở bên trong.

4. Ưu nhược điểm của bao bì màng ghép nhiều lớp

4.1. Ưu điểm

+ Khối lượng bao bì nhỏ, khả năng chống ẩm, chống vi khuẩn và chống thấm khí vô cùng tốt.

+ Cho phép sản xuất hàng loạt với dây chuyển công nghệ sản xuất hiện đại, mang lại năng suất cao và mức độ tiêu chuẩn hóa lớn.

+ Có thể tái chế với tỉ lệ lớn.

4.2. Nhược điểm

+ Không có khả năng chịu nhiệt nên không được dùng để sản xuất những bao bì để đựng thực phẩm cần thanh trùng ở nhiệt độ cao.

+ Bao bì màng ghép phức hợp nhiều lớp đa số chỉ được ứng dụng trên dây chuyền đóng gói vô trùng.

+ Không nhìn thấy được sản phẩm ở bên trong.

5. Phương pháp sản xuất bao bì màng ghép phức hợp nhiều lớp

+ Đùn cán trực tiếp

Đây là phương pháp thực hiện khá đơn giản, từ các vật liệu ban đầu là polymer người thợ sẽ cho vào các đường dẫn khác nhau trên thiết bị đùn cán, tiếp đó dẫn  vào một đường ống chung và đùn cán trực tiếp thông qua màng ghép.

Ưu điểm của phương pháp này là giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế xảy ra tình trạng tách lớp giữa các lớp màng ghép. Song, nó cũng có nhược điểm là vì trực tiếp đùn cán từ nhiều loại vật liệu nên bề mặt không đảm bảo được sự đồng đều. Phải dựa vào độ nóng chảy của từng loại nhựa trước khi đùn ép cũng như các vật liệu đùn cán có cấu trúc tương tự như nhau thì thành phẩm với đảm bảo đạt yêu cầu.

+ Đùn thổi

Đây là phương pháp mà nhựa nóng chảy sẽ được đưa qua một khe để tạo hình vành khuyên. Thông thường nó sẽ được bố trí thẳng đứng để tạo thành một ống thành mỏng, không khi cũng sẽ được đưa vào thông qua một lỗ hổng ở giữa khuôn thổi vào bên trong để thổi phồng ống.

Ở phía trên khuôn người thợ sẽ bộ trí một vòng không khí với tốc độ cao nhằm làm nguội màng phim nóng. Lúc này ống màng sẽ tiếp tục đi lên và trải qua quá trình làm lạnh đến khi nó đi qua con lăn để làm dẹp lại tạo thành màng đôi. Màng đôi sau đó được đưa ra khỏi tháp đùn thông qua một hệ thống các con lăn.

Tỉ lệ giữa khuôn và ống màng thổi khoảng từ 1.5 đến 4 lần so với đường kính của khuôn. Mức độ kéo căng của màng khi chuyển từ trạng thái nóng chảy sang nguội cả theo chiều bán kính lẫn chiều dọc ống có thể dễ dàng điều khiển bằng cách thay đổi thể tích không khí bên trong ống và thay đổi tốc độ kéo. Qua đó giúp màng thổi ổn định hơn về tính chất so với màng đúc hay đùn truyền thống.

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn hiểu rõ hơn về bao bì màng ghép phức hợp nhiều lớp. Để mua sản phẩm này đảm bảo chất lượng, giá thành rẻ nhất thị trường, đừng chần chờ gì nữa mà hãy nhấc máy lên gọi ngay cho công ty Hạnh Chung bạn nhé.

Khắc Sử

Partner1 Partner2 Partner3 Partner4 Partner5 logo

Từ khóa » Nhược điểm Của Bao Bì Phức Hợp