Báo Cáo đánh Giá, So Sánh Quy định Pháp Luật Việt Nam Về Công ...

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode
  • Cổng thông tin điện tử
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Cơ cấu tổ chức
  • Hướng dẫn nghiệp vụ
  • Công văn
  • Liên hệ
  • Đăng nhập

Nghiên cứu trao đổi

Báo cáo đánh giá, so sánh quy định pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài với Luật mẫu UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế, đề xuất khả năng áp dụng Luật mẫu tại Việt Nam Hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài nói chung và việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài hiệu quả có một vai trò, tác động quan trọng đối với tiến trình Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, là yếu tố góp phần xây dựng một môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn, minh bạch và quyết tâm cải cách pháp luật, cảnh cách tư pháp theo tinh thần của Hiến pháp 2013 và Nghị quyết số 48-NQ/TW[1], Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị[2]. Việt Nam luôn quan tâm và thực hiện chủ trương hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp quốc tế (hoà giải, trọng tài) phù hợp với tập quán thương mại quốc tế, tăng cường ký kết các điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài. Cùng với Công ước New York năm 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài, Luật Mẫu của Ủy ban Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1985 (được bổ sung năm 2006) là văn bản pháp lý quốc tế quan trọng về trọng tài với mục đích hài hòa hóa pháp luật của các quốc gia về trọng tài thương mại; áp dụng thống nhất thủ tục tố tụng trọng tài để giải quyết hiệu quả các tranh chấp thương mại quốc tế, nhất là việc quy định rõ trách nhiệm của tòa án trong quá trình tố tụng trọng tài. Sự ưu việt của Luật mẫu thể hiện ở thực tế là cho đến thời điểm hiện nay đã có 83 quốc gia và 116 hệ thống pháp luật áp dụng các quy định của Luật này. Vì vậy, việc nghiên cứu quy định của Luật mẫu, so sánh đối chiếu với pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam để từ đó có những đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trọng tài là rất thiết thực. Thực hiện Quyết định số 2419/QĐ-BTP ngày 24/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt văn kiện Phi dự án hỗ trợ thực thi các tiêu chuẩn trọng tài và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế nhằm thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng tại Việt Nam do Quỹ Thịnh vượng Vương Quốc Anh tài trợ, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam) thực hiện, Bộ Tư pháp và UNDP Việt Nam đã tuyển các chuyên gia: TS. Vũ Đức Long (Chuyên gia độc lập), Ths.LS. Chu Thu Hiền (Liên đoàn Luật sư Việt Nam) và Giáo sư Garnett, Richard L (Đại học Melbourne, Australia) (sau đây gọi là Nhóm chuyên gia xây dựng báo cáo) thực hiện hoạt động nghiên cứu xây dựng “Báo cáo đánh giá, so sánh quy định pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài với Luật mẫu UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế, đề xuất khả năng áp dụng Luật mẫu tại Việt Nam” (Báo cáo nghiên cứu). Báo cáo nghiên cứu nhằm hỗ trợ Bộ Tư pháp với vai trò là cơ quan đầu mối của Việt Nam trong thực thi Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài theo phân công của Thủ tướng Chính phủ.  Đây là một trong những hoạt động trọng tâm trong khuôn khổ Dự án vùng “Thúc đẩy Môi trường Kinh doanh Công bằng ở ASEAN”. Dự án này được Quỹ Thịnh vượng Vương Quốc Anh tài trợ cho khu vực Đông Nam Á thuộc Chương trình cải cách kinh tế, do UNDP hợp tác với Chính phủ Anh thực hiện từ năm 2018 – 2021 nhằm hỗ trợ cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp, xây dựng môi trường kinh doanh công bằng tại Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu đã được hoàn thiện trên cơ sở ý kiến đóng góp rộng rãi của các chuyên gia nghiên cứu trong nước, các thẩm phán tòa án nhân dân cấp tỉnh, luật sư, trọng tài viên ... Bộ Tư pháp đăng tải toàn văn nội dung Báo cáo nghiên cứu trong file đình kèm.   [1] Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về việc chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. [2] Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. File đính kèm
  • Báo cáo nghiên cứu của chuyên gia độc lập.pdf
In bài viết Gửi phản hồi Gửi Email

Các tin khác

MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG VỀ ỦY BAN NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC Một số thông tin về quyền của người cao tuổi ở Hàn Quốc CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ CỦA NHÀ NƯỚC Kinh nghiệm của Pháp trong việc thực hiện tống đạt giấy tờ của nước ngoài thông qua thừa phát lại Giới thiệu quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện tống đạt giấy tờ của nước ngoài tạiViệt Nam và sự cần thiết của việc xã hội hóa hoạt động tống đạt giấy tờ của nước ngoài

Thông báo

  • Cập nhật thông tin về việc thực hiện ủy thác tư pháp tống đạt giấy tờ đi một số nước và hiệu lực của Công ước thu thập chứng cứ đối với Việt Nam (Công văn số 6382/BTP-PLQT ngày 05/11/2024)
  • Cập nhật thông tin về việc thực hiện ủy thác tư pháp tống đạt giấy tờ đi một số nước và hiệu lực của Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam với Thái Lan (Công văn số 3799/BTP-PLQT ngày 17/7/2024)
  • Cập nhật thông tin về việc thực hiện ủy thác tư pháp tống đạt giấy tờ đi một số nước và hiệu lực của Công ước thu thập chứng cứ đối với Việt Nam (Công văn số 1779/BTP-PLQT ngày 09/4/2024)

Liên kết website

-- Liên kết website -- Bộ Tư pháp---Cục công nghệ thông tinBáo điện tử---VnExpress---Báo 24h

Thư viện ảnh Thư viện video

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP
  • RSS
  • Sơ đồ website
  • Thư viện file

Địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04.62739718 - Fax: 04.62739359. Email: banbientap@moj.gov.vn; cntt@moj.gov.vn.

Giấy phép cung cấp thông tin trên internet số 28/GP-BC ngày 25/03/2005.

Trưởng Ban biên: Tạ Thành Trung - Phó Cục trưởng Cục CNTT

Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.

134

Từ khóa » Các Luật Tại Việt Nam