Báo Cáo Quyết Toán Hải Quan: Nỗi Lo Của Doanh Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Giảm thiểu rủi ro trong báo cáo quyết toán hải quan Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao kiến thức quản trị báo cáo quyết toán hải quan Hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi tối đa về thủ tục hải quan trong đại dịch |
Nhiều khó khăn khi thực hiện
Quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu đã tạo ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong giao thương hàng hoá. Với 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt, các FTA thế hệ mới sẽ tạo bước đột phá về thương mại. Nửa đầu năm 2022, hoạt động xuất nhập khẩu đã phục hồi trở lại. Dự báo, năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ cán đích 700 tỷ USD. Điều này cho thấy, số lượng thủ tục, giấy tờ nói chung và lĩnh vực hải quan rất lớn. Mặc dù hiện tại hành lang pháp lý về lĩnh vực hải quan đã tương đối đầy đủ, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhiều lúng túng khi thực hiện, nhất là các báo cáo hải quan cuối kỳ.
Thông tin tại hội thảo “Quản trị rủi ro xuất nhập tồn trong Báo cáo quyết toán Hải quan - Giải pháp quản lý số liệu và phối hợp nội bộ” do Liên minh hỗ trợ công nghiệp Việt Nam (Liên minh Visa) phối hợp cùng Công ty CP Giao nhận Tiếp vận Quốc tế (InterLOG) tổ chức chiều ngày 13/7, ông Ngô Ngọc Khánh - Phó Chủ tịch thường trực Liên minh Visa cho biết, từ trước đến nay, báo cáo quyết toán hải quan vẫn luôn là một nhiệm vụ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Toàn cảnh Hội thảo Quản trị rủi ro xuất nhập tồn trong Báo cáo quyết toán Hải quan - Giải pháp quản lý số liệu và phối hợp nội bộ |
Phần lớn các doanh nghiệp vẫn chưa hiểu đúng về tầm quan trọng của báo cáo quyết toán hải quan, cũng như chưa nhận diện được các rủi ro đến từ việc sai lệch số liệu báo cáo do công tác quản trị thông tin chưa đồng bộ giữa kho, kế toán và phòng xuất nhập khẩu; Chưa hiểu đúng các hướng dẫn, các định nghĩa về chỉ tiêu thông tin cần điền trên Báo cáo quyết toán dẫn đến khai báo thông tin không chính xác….
Kết quả khảo sát từ InterLog vào tháng 3/2022 cho thấy, gần 40% doanh nghiệp quan tâm đến tiêu chí “quản lý số liệu xuất nhập tồn và phối hợp nội bộ” trong báo cáo quyết toán. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất, một số doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức khi điều phối hoạt động giữa các bộ phận có số liệu liên quan trực tiếp đến báo cáo quyết toán. Bên cạnh đó, việc chia sẻ thông tin, đối chiếu số liệu, kiểm kê số liệu xuất nhập tồn giữa chứng từ trên sổ sách với số liệu thực tế trên hệ thống theo dõi của doanh nghiệp và số liệu khai báo lên hệ thống hải quan chưa được đồng bộ.
Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp sẽ bị ấn định thuế, xử phạt vi phạm hành chính 10-20%/ tổng số tiền thuế bị ấn định, phạt chậm nộp thuế, đồng thời bị đánh giá rủi ro cao, tờ khai xuất nhập khẩu bị phân vào luồng đỏ làm tăng thời gian thông quan và chi phí cho doanh nghiệp.
Chia sẻ tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp cho rằng, đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hoá công nghiệp xuất khẩu lại càng khó khăn hơn vì liên quan đến nguyên vật liệu đầu vào, đầu ra, quá trình nhập khẩu, lưu trữ, xuất kho, theo dõi tổng hợp sau khi bán hàng là cả một quá trình phức tạp.
Nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp
Đánh giá tầm quan trọng của công tác xuất nhập tồn trong báo cáo quyết toán, ông Cao Văn Nhân - Trưởng phòng giám sát quản lý, Cục Hải quan Đà Nẵng cho biết, doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt các thông tin liên quan đến quy định của pháp luật về công tác nhập - xuất - tồn của báo cáo quyết toán, chủ động áp dụng vào thực tiễn và hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình hoạt động nhằm đảm bảo uy tín cũng như tài chính.
Nhiều doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, nhiều lúng túng khi thực hiện, nhất là các báo cáo hải quan cuối kỳ. (Ảnh minh họa) |
Ông Phan Hải Triều - Chuyên gia tư vấn thủ tục Hải quan của InterLog khuyến nghị, quản lý số liệu xuất nhập tồn và phối hợp nội bộ, chia sẻ thông tin, chia sẻ số liệu có liên quan đến báo cáo quyết toán giữa các phòng ban là một trong những tiêu chí quan trọng trong báo cáo quyết toán nhưng lỗi chênh lệch số liệu nguyên vật liệu- thành phẩm - phế liệu - phế phẩm của từng bộ phận; giữa các bộ phận và giữa doanh nghiệp với cơ quan hải quan lại rất phổ biến.
Các chuyên gia cho rằng, để đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, tránh những rủi ro không đáng có, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực quản trị, đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ thông tin, tăng cường đào tạo chuyên môn cho các cán bộ, nhân viên thực thi trực tiếp; tích cực tương tác với cơ quan quản lý, tham gia các buổi hướng dẫn chuyên ngành do các đơn vị tổ chức. Về phía Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý theo hướng dễ hiểu, dễ triển khai; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; đồng thời thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức của doanh nghiệp.
Từ khóa » Chênh Lệch âm Dương Báo Cáo Quyết Toán Hải Quan
-
Quy định Về Xử Lý Chênh Lệch Tồn Kho Nguyên Vật Liệu Trên Báo Cáo ...
-
Số Lượng Nguyên Liệu, Vật Tư Chênh Lệch Dương Vẫn Sử Dụng đúng ...
-
[PDF] 17. Chia Sẻ Kinh Nghiệm Kiểm Tra Báo Cáo Quyết Toán
-
Top 15 Chênh Lệch âm Dương Báo Cáo Quyết Toán Hải Quan
-
Công Văn 6943/TCHQ-TXNK 2020 Xử Lý Thuế ...
-
09-N2016: Kiểm Tra Sau Thông Quan đối Với Hàng Gia Công, Sản Xuất ...
-
Công Văn 6943/TCHQ-TXNK 2020 Xử Lý Thuế ... - Thư Viện Pháp Luật
-
Công Văn 546/TCHQ-TXNK 2021 Xử Lý Vướng Mắc Luật Quản Lý ...
-
CÔNG VĂN 5529/TCHQ-TXNK NĂM 2021
-
CHUẨN BỊ HỒ SƠ CẦN THIẾT CHO KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
-
Công Văn 6943/TCHQ-TXNK Năm 2020 Về Xử Lý Thuế Nguyên Liệu ...
-
CÔNG VĂN 1518/GSQL-GQ2
-
Tiếp Thu ý Kiến Doanh Nghiệp Phía Nam Sửa đổi, Bổ Sung Thông Tư ...
-
Quy định Của Pháp Luật Về ấn định Thuế đối Với Hàng Hóa Xuất Khẩu ...