| BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CẦN LOẠI TRỪ CÁC GIAO DỊCH BÁN HÀNG NỘI BỘ Báo cáo tài chính hợp nhất có ý nghĩa và tác dụng quan trọng đối với những đối tượng sử dụng thông tin, vì vậy, các báo cáo tài chính cần phải được lập và trình bày trung thực, hợp lý SỰ CẦN THIẾT PHẢI LOẠI TRỪ CÁC GIAO DỊCH BÁN HÀNG NỘI BỘ KHI LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT Ths. Đặng Ngọc Hùng, Giảng viên Trường Đại học Công nghiệp Hà NộiBáo cáo tài chính hợp nhất có ý nghĩa và tác dụng quan trọng đối với những đối tượng sử dụng thông tin, vì vậy, các báo cáo tài chính cần phải được lập và trình bày trung thực, hợp lý. Trong quá trình hoạt động kinh doanh có thể phát sinh các giao dịch bán hàng nội bộ giữa các doanh nghiệp trong tập đoàn, do đó khi lập báo cáo tài chính hợp nhất các giao dịch bán hàng nội bộ cần được loại trừ hoàn toàn.Người sử dụng báo cáo tài chính của công ty mẹ luôn quan tâm đến thực trạng tài chính, kết quả hoạt động và các thay đổi về tình hình tài chính của toàn bộ tập đoàn. Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính lập cho toàn bộ nhóm công ty mẹ-công ty con với tư cách là một thực thể kinh tế. Báo cáo tài chính hợp nhất có đặc điểm chủ yếu là không có tính pháp lý về nghĩa vụ tài chính của tập đoàn bởi vì tập đoàn không có tính pháp nhân. Báo cáo tài chính hợp nhất có ý nghĩa và tác dụng quan trọng đối với những đối tượng sử dụng thông tin kế toán về một tập đoàn, đặc biệt là nhà đầu tư. Việc loại trừ ảnh hưởng của các giao dịch nội bộ trong tập đoàn giúp người sử dụng thông tin đánh giá chính xác hơn về thực trạng tài chính, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của toàn bộ nhóm công ty với tư cách một thực thể kinh tế duy nhất.Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 27- Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con, được áp dụng cho một công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn chịu sự kiểm soát của công ty mẹ. Sự kiểm soát được định nghĩa là quyền quản lý các chính sách tài chính và các chính sách hoạt động của một công ty để thu được lợi ích từ hoạt động của công ty đó. Việc kiểm soát được thể hiện:+ Công ty mẹ sở hữu (trực tiếp hoặc gián tiếp) thông qua các công ty con, trên 50% quyền biểu quyết;+ Quyền biểu quyết thực tế chiếm trên 50% theo thảo thuận với các nhà đầu tư khác;+ Quyền quản lý các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế hoặc theo thoả thuận;+ Quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số thành viên của hội đồng quản trị;+ Quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp hội đồng quản trị.Trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty mẹ có thể cung cấp các sản phẩm phẩm dịch vụ cho công ty con hoặc ngược lại, công ty con cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho công ty mẹ. Những giao dịch bán hàng nội bộ trong các doanh nghiệp theo mô hình công ty mẹ-công ty con phải được loại trừ hoàn toàn khi lập báo cáo tài chính hợp nhất. Công ty mẹ là công ty có quyền kiểm soát công ty con, vì vậy, trong các giao dịch nội bộ, công ty mẹ có thể “yêu cầu” công ty con mua hàng với giá cao hơn giá thị trường nhằm thực hiện những mục đích có lợi như tăng lợi nhuận để thu hút nhà đầu tư, làm cho giá cổ phiếu của công ty mẹ tăng lên. Các giao dịch nội bộ trong những trường hợp như trên làm cho báo cáo tài chính hợp nhất không phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của tập đoàn nếu các giao dịch nội bộ không được loại trừ hoàn toàn trên báo cáo tài chính hợp nhất.Theo hướng dẫn của thông tư 161/2007/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2007. Trong báo cáo tài chính hợp nhất, doanh thu và giá vốn của hàng tiêu thụ nội bộ Tập đoàn phải được loại trừ toàn bộ. Các khoản lãi lỗ chưa thực hiện của các giao dịch bán hàng đang phản ánh trong giá trị của hàng tồn kho cũng phải được loại trừ hoàn toàn.Lãi hoặc lỗ chưa thực hiện của hàng tồn kho cuối kỳ được xác định như sau:- Lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phải được loại trừ khỏi giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, đồng thời lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ cũng phải được loại trừ khỏi giá vốn hàng bán trong kỳ.- Việc loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giao dịch Công ty mẹ bán hàng cho Công ty con (Giao dịch xuôi chiều) không ảnh hưởng đến việc phân chia lợi ích cho các cổ đông thiểu số của Công ty con vì toàn bộ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện thuộc về Công ty mẹ.- Trường hợp Công ty con ghi nhận lãi hoặc lỗ từ giao dịch bán hàng nội bộ trong Tập đoàn (Giao dịch ngược chiều) thì lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho phải được phân bổ giữa Công ty mẹ và các cổ đông thiểu số theo tỷ lệ lợi ích của các bên .- Các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch bán hàng nội bộ cũng phải được loại bỏ, trừ khi chi phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu hồi được. Trường hợp giá bán hàng nội bộ thấp hơn giá gốc của hàng hóa mua vào, kế toán phải đánh giá khả năng bên mua hàng sẽ bán được hàng tồn kho này với giá cao hơn giá gốc của Tập đoàn. Trường hợp xét thấy bên mua hàng không thể bán được hàng với giá cao hơn giá gốc của Tập đoàn thì việc phản ánh khoản lỗ chưa thực hiện là phù hợp với việc ghi nhận hàng tồn kho theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được của Tập đoàn do đó không cần phải thực hiện việc loại trừ.Việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ giao dịch bán hàng giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn sẽ làm cho giá trị ghi sổ của hàng tồn kho cuối kỳ trong Báo cáo tài chính hợp nhất nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó. Trường hợp này sẽ phát sinh một khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp. Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này sẽ làm phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại, đồng thời làm giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trong kỳ của cả Tập đoàn. Do đó, kế toán phải phản ánh tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất và phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.Việc loại trừ khoản lỗ trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ giao dịch nội bộ chỉ được thực hiện khi chắc chắn rằng giá vốn xét trên phương diện Tập đoàn đối với lô hàng này vẫn nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Để có thể hiểu rõ hơn việc loại trừ các giao dịch bán hàng nội bộ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, tác giả đưa ra một số ví dụ minh hoạ như sau:1. Xác định lợi nhuận chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối năm và loại trừ lợi nhuận chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối nămVí dụ 1: Ngày 25/12/2006, Công ty mẹ P bán hàng cho Công ty con S với giá bán 1.000 triệu đồng. Giá vốn mà Công ty mẹ mua là 600 triệu đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%.Trường hợp 1: Đến ngày 31/12/2006, toàn bộ số hàng mua của Công ty mẹ vẫn tồn trong kho của Công ty con S. Trường hợp này lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ của tập đoàn được xác định như sau:Bút toán loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ như sau:Nợ TK Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.000Có TK Giá vốn hàng bán 600Có TK Hàng tồn kho 400 Do việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ nên giá trị ghi sổ của hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính hợp nhất nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó là 400 triệu làm phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 112 triệu đồng, kế toán ghi: Nợ TK Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 112 Có TK Chi phí thuế TNDN hoãn lại 112Trường hợp 2: Giả sử đến ngày 31/12/2006, Công ty con S đã bán được 30% số hàng hoá mua của Công ty mẹ P cho các đơn vị ngoài Tập đoàn. Trong trường hợp này giá trị hàng mua nội bộ còn tồn tại Công ty con B là 700 triệu đồng. Giá vốn mà Công ty mẹ P mua vào của lô hàng này là 420 triệu đồng (70% x 600 triệu đồng). Lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định như sau:Bút toán loại trừ lãi chưa thực hiện trong trường hợp này là:Nợ TK Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.000Có TK Giá vốn hàng bán 720Có TK Hàng tồn kho 280 Do việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ nên giá trị ghi sổ của hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính hợp nhất nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó là 280 triệu làm phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 78,4 triệu đồng (280 triệu đồng x 28%), kế toán ghi: Nợ TK Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 78,4 Có TK Chi phí thuế TNDN hoãn lại 78,4 2. Loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ khi hàng tồn kho được mua trong nội bộ Tập đoàn đã được bán ở kỳ tiếp theoTiếp tục ví dụ 1, giả sử sang năm 2007 toàn bộ 70% số hàng còn lại mà Công ty S mua của Công ty mẹ P đã được bán ra ngoài Tập đoàn. Giá vốn hàng bán trong Báo cáo tài chính riêng của S được ghi nhận trên cơ sở giá gốc mua vào của S là 700 triệu đồng (gồm cả 280 triệu đồng lãi chưa thực hiện của Tập đoàn tại thời điểm 31/12/2006). Trên phương diện Tập đoàn, số hàng này chỉ có giá gốc là 420 triệu đồng do đó để phản ánh trung thực hợp lý chỉ tiêu giá vốn hàng bán trong Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn, kế toán phải ghi giảm giá vốn hàng bán đi 280 triệu đồng. Bút toán loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ khi hàng tồn kho được mua từ Công ty mẹ S đã được bán trong kỳ như sau:Nợ TK Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 280Có Giá vốn hàng bán 280Tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong kỳ trước đã được hoàn nhập trong kỳ này khi hàng đã được bán ra ngoài tập đoàn, kế toán ghi: Nợ TK Chi phí thuế TNDN hoãn lại 78,4 Có TK Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 78,43. Trường hợp Công ty mẹ bán hàng cho Công ty con (Giao dịch bán hàng nội bộ xuôi chiều-Downstream Sale)Ví dụ 2: Công ty mẹ M nắm giữ 80% cổ phiếu phổ thông đang lưu hành của Công ty con N. Công ty mẹ M bán hàng cho Công ty con N ở mức lãi gộp ấn định bằng 25% giá vốn của Công ty M. Doanh thu bán hàng nội bộ của Công ty M cho Công ty N trong năm 2008 và 2007 lần lượt là 1.500 và 800 triệu đồng.Trong giá trị hàng tồn kho của N tại ngày 31/12/2008 và 31/12/2007 có lần lượt 300 triệu và 100 triệu là hàng mua từ công ty mẹ M. Toàn bộ số hàng tồn cuối năm mua từ công ty mẹ M là số hàng được mua trong năm 2008.Số tiền phải thu, phải trả phát sinh từ giao dịch bán hàng nội bộ đã được thanh toán trước ngày kết thúc kỳ kế toán năm.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo thuế suất 28%.Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm 2008, lãi chưa thực hiện nằm trong giá trị hàng tồn kho cuối năm và toàn bộ doanh thu, giá vốn hàng bán nội bộ phải được loại trừ toàn bộ. Kế toán thực hiện các công việc sau:- Xác định lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho tại ngày 31/12/2008:Lãi chưa thực hiện = 300 triệu – 240 triệu (300 triệu/1,25) = 60 triệu.- Xác định lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho tại ngày 31/12/2007:Lãi chưa thực hiện = 100 triệu – 80 triệu ( 100 triệu/1,25) = 20 triệu- Loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán hàng nội bộ trong năm đến các chỉ tiêu doanh thu, giá vốn, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và hàng tồn kho cuối kỳ:Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.500 Có TK Giá vốn hàng bán 1.440Có TK Hàng tồn kho 60- Loại trừ ảnh hưởng của lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu năm phát sinh từ giao dịch bán hàng nội bộ trong năm trước và được tiêu thụ trong năm nay:Nợ TK Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 20Có TK Giá vốn hàng bán 20- Việc loại trừ 60 triệu lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính hợp nhất làm phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 16,8 triệu (60 x 28%). Kế toán ghi: Nợ TK Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 16,8 Có TK Chi phí thuế TNDN hoãn lại 16,8- Phản ánh việc hoàn nhập thuế tài sản thuế thu nhập hoãn lại từ việc bán hàng mua nội bộ tồn đầu kỳ, là 5,6 triệu (20% x 28%). Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại 5,6 Có TK Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 5,64. Trường hợp Công ty con bán hàng cho Công ty mẹ (Giáo dịch bán hàng nội bộ ngược chiều-Upstream Sale) Theo ví dụ 2 trên, nhưng giả sử giao dịch bán hàng nội bộ là giao dịch của Công ty con N bán hàng cho Công ty mẹ M với mức lãi gộp bằng 25% giá vốn của Công ty con N thì bên cạnh các bút toán điều chỉnh như trên, kế toán phải điều chỉnh ảnh hưởng của việc loại trừ lãi chưa thực hiện của Công ty con N đến lợi ích của cổ đông thiểu số phát sinh trong kỳ, như sau: Xác định ảnh hưởng của việc loại trừ lãi chưa thực hiện đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty con N trong năm.Việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ làm giảm kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty N là 40 triệu đồng, giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là 11,2 triệu đồng theo đó lãi sau thuế sẽ giảm 28,8 triệu đồng. Lợi ích của cổ đông thiểu số trong kết quả kinh doanh trong năm cũng phải giảm đi 5,76 triệu đồng tương ứng với 20% sở hữu của cổ đông thiểu số. Bút toán điều chỉnh như sau:Nợ TK Lợi ích của cổ đông thiểu số 5,76 Có Lợi TK nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số 5,76Tài liệu tham khảo:Bộ Tài chính, Thông tư 161/2007/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2007 hướng dẫn thực hiện 16 chuẩn mực kế toán theo QĐ số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003.- Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25- Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con. Theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 02/12/2003 ban hành 6 chuẩn mực kế toán (đợt 3)- Richard E. Baker, Valdean C. Lembke, Thomas E. King (2002), Advanced financial accounting, McGraw-hill.- International Accounting Standard 27-Consolidated and Separate Financial Statetmets. | | Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai chương trình công tác năm 2025Kiểm toán các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tưKiểm toán bình đẳng giới và vai trò của Kiểm toán nhà nướcKiểm toán việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậuTăng cường mối quan hệ hợp tác giữa hai cơ sở đào tạo của Cơ quan kiểm toán Việt Nam và Hàn QuốcGặp mặt nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, cơ chế quản lí vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp và một số vấn đề đặt raQuản lý nợ công tại Việt Nam và một số vấn đề đặt raĐẩy mạnh cơ cấu lại tài chính công và vai trò của Kiểm toán nhà nướcĐánh giá sự tác động của sử dụng hóa đơn điện tử đến công tác kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La | [Chọn liên kết] Cổng thông tin KTNN Trường Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán Cổng thông tin Chính phủ Cổng thông tin Bộ Tài chính Cổng thông tin Kế hoạch đầu tư ACCA - Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc ICAEW Hội Kiểm Toán Viên Hành Nghề Việt Nam CPA Australia tại Việt Nam | | |