Báo Cáo Tài Chính Là Gì? Các Loại BCTC Thường được Quan Tâm Nhất

Nội Dung

Toggle
  • Báo cáo tài chính là gì?
  • Báo cáo tài chính gồm những gì?
  • Những loại báo cáo tài chính thường được quan tâm nhất
    • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
    • Bảng cân đối kế toán
    • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Kết luận

Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính (Financial statement) là báo cáo mô tả mang tính định lượng về tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Thông qua việc chuẩn bị và phân tích báo cáo tài chính, doanh nghiệp có thể theo dõi các hoạt động tài chính trong quá khứ. BCTC tổ chức và ghi nhận những giao dịch tài chính của công ty, cho biết công ty lãi hay lỗ bao nhiêu tiền, cấu trúc của tài sản và nợ và dòng tiền đến và đi từ đâu. Báo cáo này cũng giúp cho doanh nghiệp nhận thức được sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh và so sánh với trung bình ngành.

Báo cáo tài chính gồm những gì?

Nếu doanh nghiệp hoạt động theo thông tư 200/2014/TT-BTC, các báo cáo tài chính bắt buộc bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 – DN
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 – DN
  • Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B 09 – DN

Nếu doanh nghiệp hoạt động theo quyết định 48/QĐ-BTC, các báo cáo tài chính bắt buộc bao gồm

  • Bảng cân đối kế toán: Mẫu B 01 – DNN
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu B 02 – DNN
  • Bản Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu B 09 – DNN
  • Bảng Cân đối tài khoản: Mẫu số F 01- DNN

Nếu doanh nghiệp hoạt động theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC, các báo cáo tài chính bắt buộc bao gồm:

  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 – DN
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 – DN
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09-DN

Những loại báo cáo tài chính thường được quan tâm nhất

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động của công ty trong một thời kỳ xác định. Nó ghi lại tất cả doanh thu và chi phí trong thời gian đó và cho biết doanh nghiệp đang có lợi nhuận hay thua lỗ.

Hầu hết báo cáo này được chuẩn bị theo định dạng nhiều năm (thường được trình bày trong 3 – 5 năm). Việc này nhằm tạo sự dễ dàng cho xác định xu hướng tăng giảm, đồng thời giúp đánh giá hiệu quả các chiến lược trong quá khứ, dự báo cho doanh thu và thu nhập trong tương lai.

Bảng cân đối kế toán

Không giống như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, được xem xét trong từng thời kỳ, bảng cân đối kế toán là một bản ngắn gọn về tài sản, nợ và vốn chủ sở hữu của công ty tại một thời điểm. Cột bên trái của bảng (hoặc trên đầu bảng – phụ thuộc vào cách trình bày) là tài sản của doanh nghiệp, trong khi cột bên phải (hoặc bên dưới) là nợ và vốn chủ sở hữu. Các tài sản được sắp xếp theo thứ tự “tính thanh khoản” hoặc khoảng thời gian bao lâu để quy đổi chúng thành tiền mặt. Các khoản nợ được sắp xếp theo thứ tự sẽ phải trả. Một bảng cân đối kế toán luôn luôn phải “cân bằng”, nghĩa là “Tổng tài sản” luôn luôn bằng “Nợ” cộng “Vốn chủ sở hữu”.

Các loại “Tài sản” chính được liệt kê trong bảng như sau:

  • Tài sản lưu động (tài sản ngắn hạn): bao gồm tiền mặt và các khoản dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, như các khoản phải thu, chứng khoán và hàng tồn kho.
  • Tài sản cố định: là các tài sản được sử dụng trong thời gian dài như bất động sản, nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị.
  • Tài sản khác: là các tài sản không xác định (tài sản vô hình) như lợi thế thương mại.

Các loại “Nợ” chính được liệt kê như sau:

  • Nợ ngắn hạn: bao gồm nghĩa vụ phải trả trong vòng 1 năm, gồm các khoản phải trả, chi phí xác định, và nợ (dài hạn) đến hạn thanh toán
  • Nợ dài hạn: bao gồm các khoản nợ có thời hạn trên 1 năm, gồm nợ liên quan tới việc mua bất động sản, nhà xưởng, trang thiết bị
  • Vốn chủ sở hữu: bằng vốn đầu tư trong kinh doanh của các chủ sở hữu cộng với lợi nhuận giữ lại sau khi trả cổ tức.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tóm tắt sự thay đổi trong dòng tiền của một doanh nghiệp trong một thời gian xác định và nội dung chi tiết của những thay đổi đó. Nói một cách dễ hiểu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ giống như báo cáo cuối tháng của ngân hàng. Nó cho doanh nghiệp biết còn bao nhiêu tiền vào cuối tháng cũng như việc chi tiêu trong tháng như thế nào.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chia thành 3 luồng riêng biệt: luồng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, luồng tiền từ hoạt động đầu tư và luồng tiền từ hoạt động tài chính. Những luồng tiền này được giải thích dưới đây, là những hoạt động làm tăng giảm lượng tiền mặt của công ty:

Luồng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: bao gồm tiền, các khoản nợ ngắn hạn, lợi nhuận ròng (hoặc lỗ), khấu hao, biến động tài sản ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn thanh toán.

Luồng tiền từ hoạt động đầu tư: bao gồm việc mua, bán hay đầu tư vào tài sản cố định như bất động sản, trang thiết bị và nhà xưởng.

Luồng tiền từ hoạt động tài chính: bao gồm tiền phát sinh trong thời kỳ đi vay hoặc bán cổ phiếu, hoặc tiền được sử dụng trong thời gian chi trả cổ tức, mua lại cổ phiếu, trái phiếu hiện hành.

Kết luận

Việc lập các báo cáo tài chính là vô cùng quan trọng giúp các nhà quản lý hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Trong các doanh nghiệp mới khởi sự, báo cáo tài chính thường thận trọng và sát với việc quản lý hoạt động tài chính của công ty. Trong trường hợp hy hữu, nếu công ty không sử dụng báo cáo tài chính để lên kế hoạch, thì vẫn phải chuẩn bị và duy trì các báo cáo này. Nếu một doanh nghiệp huy động vốn thông qua ngân hàng và nhà đầu tư thì chắc chắn các đơn vị này sẽ yêu cầu bản sao những báo cáo tài chính trong quá khứ để phân tích lịch sử tài chính. Nếu như công ty không có các báo cáo này, họ sẽ xem xét rất thận trọng những khoản đầu tư hoặc cho vay.

Từ khóa » Các Báo Cáo Tài Chính