Báo Cáo Tài Chính Là Gì? Pháp Luật Hiện Nay Quy định Thế ... - IHOADON

Báo cáo tài chính là gì? Pháp luật hiện nay quy định thế nào về báo cáo tài chính? Hiện nay, báo cáo tài chính là một tài liệu quan trọng của các doanh nghiệp đang hoạt động. Nó không chỉ phản ánh tình hình tài chính một cách trực quan mà còn là nguồn thông tin cần thiết cho các nghiệp vụ kế toán, nhà đầu tư… Để tìm hiểu cụ thể hơn về nội dung này, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây của iHOADON nhé!

1. Báo cáo tài chính là gì?

Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13 quy định, báo cáo tài chính (tiếng Anh là: Financial Statement) “là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.”

Báo cáo tài chính và những nội dung cần biết

Hiện nay, báo cáo tài chính được áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp thành lập và đang hoạt động tại Việt Nam. Theo định kỳ thời hạn quy định của pháp luật, doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo tài chính trung thực và chính xác cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Với từng loại hình, quy mô doanh nghiệp mà thời hạn nộp báo cáo và số lượng báo cáo riêng phù hợp.

Mục tiêu của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp. Đồng thời đáp ứng các yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Trong báo cáo tài chính sẽ có những thông tin doanh nghiệp bao gồm: Tài sản; nợ phải trả; vốn chủ sở hữu; chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác, doanh thu, thu nhập khác…; lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; các luồng tiền.

2. Nộp báo cáo tài chính khi nào?

Doanh nghiệp cần lưu ý đến thời hạn nộp báo cáo tài chính

- Doanh nghiệp Nhà nước:

+ Thời hạn nộp báo cáo tài chính: Chậm nhất là 20 ngày tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước có thời hạn chậm nhất là 45 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, tổng công ty Nhà nước sẽ nộp báo cáo tài chính cho công ty mẹ theo thời hạn do công ty mẹ quy định.

+ Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm: Chậm nhất là 30 ngày tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước có thời hạn chậm nhất là 90 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc sẽ nộp báo cáo tài chính cho công ty mẹ theo thời hạn quy định.

- Doanh nghiệp khác:

+ Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh: chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày.

+ Đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn quy định.

3. Vai trò của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính có vai trò quan trọng, phản ánh tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những vai trò quan trọng của báo cáo tài chính có thể kể tới như:

Báo cáo tài chính đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp

- Cung cấp chỉ tiêu kinh tế, tài chính để nhận biết, kiểm tra toàn diện tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cung cấp số liệu, tài liệu phục vụ cho việc phân tích hoạt động kinh tế, tài chính, từ đó đánh giá tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Là cơ sở để phân tích, phát hiện tiềm năng về kinh tế, dự đoán tình hình, xu hướng hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đúng đắn, có hiệu quả.

- Phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư cho phù hợp.

Báo cáo tài chính không chỉ đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hành của các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn đáp ứng thông tin của nhiều đối tượng khác. Đó là:

- Đối với chủ doanh nghiệp, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc: Cung cấp thông tin để doanh nghiệp phân tích, đánh giá thực trạng, tiềm năng tài chính, khả năng thanh toán, tình hình và kết quả kinh doanh. Trên cơ sở đó, hoạch định chính sách quản lý, sử dụng tài sản và huy động vốn, dòng tiền cho hợp lý.

- Đối với các nhà đầu tư, chủ nợ, ngân hàng: Giúp đánh giá thực trạng, tiềm năng tài chính, các hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và đánh giá rủi ro để có quyết định phù hợp.

- Đối với người lao động: Giúp người lao động hiểu được tình hình hoạt động, khả năng tiếp tục duy trì và phát triển trong tương lai, cũng như khả năng chi trả, thanh toán của doanh nghiệp để có quyết định việc làm phù hợp.

- Đối với cơ quản quản lý nhà nước: Thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ luật pháp, từ đó đề ra các quyết định quản lý phù hợp.

4. Những nguyên tắc cơ bản lập và trình bày Báo cáo tài chính

- Cơ sở dồn tích

Với nguyên tắc dồn tích, báo cáo tài chính phải thể hiện được tài sản, các khoản nợ, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản thu nhập và chi phí được ghi sổ khi phát sinh ở các niên độ kế toán mà chúng có liên quan.

- Hoạt động liên tục

Để lập được báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần đánh giá khả năng kinh doanh liên tục. Trong trường hợp, doanh nghiệp có dấu hiệu phá sản, giải thể, giảm phần lớn quy mô hoạt động hoặc có những nhân tố gây ảnh hưởng lớn tới khả năng sản xuất kinh doanh nhưng việc áp dụng nguyên tắc liên tục vẫn phù hợp thì cần diễn giải cụ thể.

Nắm vững các nguyên tắc lập báo cáo tài chính

- Tính nhất quán

Các khoản mục trong báo cáo tài chính cần trình bày và phân loại theo nguyên tắc nhất quán giữa các niên độ kế toán, để có thể thống nhất và so sánh được các thông tin. Nếu có thay đổi, cần thông báo trước và giải trình trong thuyết minh báo cáo tài chính.

- Trọng yếu và tập hợp

Những thông tin trọng yếu trong báo cáo tài chính cần phải trình bày riêng biệt. Trong khi đó, những thông tin không quan trọng có thể tổng hợp và hiện một cách tổng quát.

- Nguyên tắc bù trừ

Khi lập các báo cáo tài chính không được phép bù trừ giữa tài sản và các khoản công nợ, giữa thu nhập với chi phí. Trong trường hợp vẫn tiến hành tiến hành bù trừ giữa các khoản này thì phải dựa trên cơ sở tính trọng yếu và phải diễn giải trong thuyết minh báo cáo tài chính.

- Có thể so sánh

Thông tin số liệu dùng để so sánh giữa các kỳ trong báo cáo tài chính thì cần trình bày tương ứng với nhau. Để giúp cho người sử dụng hiểu rõ báo cáo tài chính, các thông tin so sánh phải có nội dung diễn giải bằng lời.

Những nguyên tắc kể trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, chính vì vậy, trong quá trình lập hệ thống báo cáo tài chính cần lưu ý đảm bảo việc thực hiện đồng thời. Đó là cơ sở để các báo cáo tài chính cung cấp được những thông tin tin cậy, đầy đủ, phù hợp với yêu cầu của người sử dụng trong việc ra quyết định.

Như vậy là iHOADON đã gửi đến các bạn những nội dung cơ bản nhất về báo cáo tài chính. Hy vọng là bài viết này đã giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc xoay quanh vấn đề: Báo cáo tài chính là gì? Pháp luật hiện nay quy định thế nào về báo cáo tài chính?

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY

✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899 

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

NỘI DUNG LIÊN QUAN Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Thông tư 78/2021/TT-BTC TÌM HIỂU: Quy định về thông báo phát hành hóa đơn Doanh nghiệp và Kế toán cần nắm vững Hướng dẫn tra cứu, kiểm tra hoá đơn theo Thông tư 78 và Nghị định 123 hợp lệ, hợp pháp

SenNTH

Từ khóa » Các Báo Cáo Tài Chính Theo Quy định Hiện Nay Bao Gồm