Báo Cáo Tài Chính Nội Bộ Là Gì? Mẫu Báo Cáo Tài Chính Nội Bộ
Có thể bạn quan tâm
Báo cáo tài chính nội bộ giúp kế toán cung cấp thông tin tài chính cho cấp trên, phản ánh chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp theo giai đoạn. Bài viết sau Kỹ năng kế toán chia sẻ đến bạn đọc Báo cáo tài chính nội bộ là gì? Mẫu báo cáo tài chính nội bộ.
Mẫu báo cáo tài chính nội bộ
1. Báo cáo tài chính nội bộ là gì?
Báo cáo tài chính nội bộ là tập hợp những văn bản thể hiện thông tin về tình hình kinh doanh nội bộ theo chu kỳ của doanh nghiệp, bao gồm toàn bộ phát sinh trong quá trình kinh doanh. Đây được xem là một phần trong hệ thống quản lý doanh nghiệp. Nhờ có các văn bản này, quản lý doanh nghiệp xác định được:
- Tính chính xác của tình hình kinh doanh tại doanh nghiệp, bao gồm các khoản phát sinh lãi – lỗ.
- Quy mô và cơ cấu tài sản hiện có của doanh nghiệp.
- Khả năng tạo ra dòng tiền tại thời điểm báo cáo.
- Cân đối hàng tồn kho.
- Xác định khả năng tham gia dự án đầu tư mới.
- Xác định điểm hòa vốn và cơ cấu tài sản tối ưu.
Từ báo cáo tài chính nội bộ, chủ sở hữu và quản lý doanh nghiệp cùng các thành viên kinh doanh có thể căn cứ để vạch ra hướng phát triển trong tương lai, đồng thời có biện pháp khắc phục những vấn đề tồn đọng về tài chính.
Khác với báo cáo tài chính được lập để gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, báo cáo tài chính nội bộ còn có khả năng bao gồm những thu chi không có hoá đơn chứng từ. Do vậy, giữa báo cáo nội bộ và báo cáo cơ quan nhà nước sẽ có sự chênh lệch.
Tuỳ thuộc vào mỗi doanh nghiệp mà người phụ trách lập báo cáo tài chính nội bộ sẽ khác nhau.
Thông thường, đối tượng giữ vai trò thực thực báo cáo này sẽ là:
- Trưởng phòng tài chính kế toán.
- Nhân viên kế toán tổng hợp
Người lập báo cáo tài chính thường là người đứng đầu một bộ phận và chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ phận mình tại doanh nghiệp hoặc của doanh nghiệp hoặc tuỳ thuộc vào yêu cầu của chủ sở hữu doanh nghiệp. Do trực tiếp quản lý nên người lập báo cáo chắc chắn biết rõ mọi hoạt động kinh doanh, tài chính của bộ phận. Từ đó, lập báo cáo tài chính nội bộ đầy đủ và chính xác.
»»» Review Khóa Học Kế Toán Online Tốt Nhất
>>> Xem thêm: Học phân tích báo cáo tài chính ở đâu tốt Hà Nội TPHCM
2. Mẫu báo cáo tài chính nội bộ
Về hình thức, báo cáo tài chính nội bộ được lập hệt như báo cáo tài chính. Bao gồm những văn bản sau:
- Bảng cân đối kế toán
- Bảng cân đối phát sinh tài khoản
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính nội bộ được thực hiện định kỳ, tuỳ theo quy định của mỗi công ty. Do thực tế, một số hoạt động của doanh nghiệp không xuất hoá đơn, nên các chi phí này thường không được đưa vào báo cáo chính thức. Thay vào đó, chúng xuất hiện trên báo cáo nội bộ, giúp quản lý doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính.
Tình hình tài chính doanh nghiệp cũng được khắc họa rõ nét hơn, khả quan hơn số liệu ghi nhận trên báo cáo chính thức.
3. Tầm quan trọng của báo cáo tài chính nội bộ
Báo cáo tài chính nội bộ hầu như là một trong những hoạt động không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm, doanh nghiệp đều có thể yêu cầu lập báo cáo tài chính nội bộ để triển khai chiến lược ngắn hạn cho thời gian sắp tới. Vậy nên, báo cáo này giữ vai trò:
a. Vai trò chính
- Giúp xác định rõ và chính xác tình hình kinh doanh, lỗ lãi thực tế của doanh nghiệp.
- Giúp xác định hiệu quả của công việc hay các chiến lược đang áp dụng thực tế.
- Giúp xác định điểm hoà vốn và cân đối tài sản doanh nghiệp.
- Giúp thể hiện quy mô và cơ cấu tài sản mà doanh đang nắm giữ.
- Giúp thể hiện tính chính xác của khả năng tạo ra lợi nhuận, là căn cứ xác định khả năng tham gia các dự án đầu tư mới.
b. Vai trò khác
Bên cạnh những vai trò trên, báo cáo tài chính nội bộ còn được sử dụng làm căn cứ để doanh nghiệp vay vốn ngân hàng. Hiện nay, nhiều ngân hàng yêu cầu xem xét, cân nhắc khả năng thanh toán của doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài chính nội bộ thực tế. Khác với báo cáo tài chính thông thường, báo cáo nội bộ sẽ thể hiện một cách chân thực tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Vậy nên, đây là một trong những lý do quan trọng của số liệu báo cáo tài chính doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần chú ý “làm đẹp” bản báo cáo này khi phát sinh nhu cầu vay vốn.
Trên đây là những kiến thức về báo cáo tài chính nội bộ. Hy vọng hữu ích với bạn đọc.
Xem thêm các bài viết:
- Lập báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng
- Review khóa học tài chính cá nhân tốt nhất
Từ khóa » Cách Làm Báo Cáo Nội Bộ Công Ty
-
Mẫu Báo Cáo Nội Bộ Mọi Doanh Nghiệp Nên Biết - LuatVietnam
-
Mẫu Báo Cáo Tài Chính Nội Bộ - Kế Toán Lê Ánh
-
Mẫu Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Nội Bộ Mới Nhất 2022
-
Mẫu Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Nội Bộ Mới Nhất 2021
-
Các Loại Báo Cáo Nội Bộ Công Ty - Kế Toán Cần Biết
-
Báo Cáo Nội Bộ Là Gì? Mẫu Báo Cáo Nội Bộ Chuẩn Form Nhất 2022
-
[Cập Nhật Ngay] - Mẫu Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Nội Bộ Mới Nhất
-
Báo Cáo Nội Bộ Là Gì? Top Mẫu Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh ... - 123Job
-
Mẫu Báo Cáo Tài Chính Nội Bộ Theo Quy định Mới Nhất
-
Báo Cáo Tài Chính Nội Bộ Theo Quy định Mới Nhất 2022 - AZTAX
-
Mẫu Báo Cáo Tài Chính Nội Bộ Công Ty Doanh Nghiệp Mới Thành Lập
-
Tổng Hợp Thông Tin Về Các Loại Báo Cáo Nội Bộ Công Ty
-
Báo Cáo Nội Bộ - Những điều Cần Biết để Quản Trị Doanh Nghiệp Hiệu ...