Báo Cáo Tài Chính Theo Thông Tư 200 Và Những Lưu ý Phải Biết

Báo cáo tài chính theo thông tư 200 là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn của chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của công ty, doanh nghiệp. Bài viết dưới đây hãy cùng với công ty Bảo Tín Tax tìm hiểu những quy định chung về báo cáo tài chính theo thông tư 200.

Báo cáo tài chính theo thông tư 200

  1. 1. Mục đích của báo cáo tài chính theo thông tư 200
  2. 2. Kỳ lập báo cáo tài chính theo thông tư 200
  3. 3. Đối tượng được áp dụng, trách nhiệm lập và chữ ký trên báo cáo cáo tài chính.
  4. 4. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính theo thông tư 200
  5. 5. Thời hạn nộp báo cáo tài chính theo thông tư 200

1. Mục đích của báo cáo tài chính theo thông tư 200

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính và tình hình kinh doanh bên canh đó là các luồng tiền của doanh nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu về việc quản lý của doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.

Mục đích của báo cáo tài chính theo thông tư 200

Báo cáo tài chính theo thông tư 200 phải cung cấp đầy đủ những thông tin của một doanh nghiệp bao gồm:

  • Tài sản;
  • Nợ phải trả;
  • Vốn của chủ sở hữu
  • Doanh thu, các khoản thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và các chi phí khác
  • Lãi, lỗ và phân chia dựa trên kết quả kinh doanh.
  • Các luồng tiền.

Ngoài những thông tin trên, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm mục đích giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính.

Xem thêm: Hướng dẫn lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp nhanh, hiệu quả

2. Kỳ lập báo cáo tài chính theo thông tư 200

Kỳ lập báo cáo tài chính theo thông tư 200

Kỳ lập báo cáo tài chính năm: các doanh nghiệp lập báo cáo tài chính theo quy định của Luật kế toán.

Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ: Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm các báo cáo tài chính quý (bao gồm cả quý IV) và báo cáo tài chính bán niên.

Kỳ lập báo cáo tài chính khác:

  • Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính theo thông tư 200 theo kỳ kế toán khác ( như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng, …) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty của chủ sở hữu hoặc công ty mẹ.
  • Đơn vị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc phá sản phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc phá sản.

Xem thêm: Dịch vụ kế toán Bảo Tín

3. Đối tượng được áp dụng, trách nhiệm lập và chữ ký trên báo cáo cáo tài chính.

Đối tượng được áp dụng, trách nhiệm lập và chữ ký trên báo cáo cáo tài chính.

  • Đối tượng lập báo cáo tài chính năm: Hệ thống báo cáo tài chính năm được áp dụng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Báo cáo tài chính năm sẽ phải được lập theo dạng đầy đủ.
  • Đối tượng lập báo cáo tài chính giữa niên độ (Báo cáo tài chính theo quý và Báo cáo tài chính bán niên)
  • Doanh nghiệp cung cấp trên có đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập báo cáo tài chính của riêng đơn vị mình và báo cáo tài chính tổng hợp. Báo cáo tài chính tổng hợp được lập trên cơ sở bao gồm số liệu của toàn bộ đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân và đảm bảo đã loại trừ tất cả các số liệu phát sinh từ các giao dịch nội bộ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau. Các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân bắt buộc phải lập báo cáo tài chính theo thông tư 200 của mình phù hợp với kỳ báo cáo của đơn vị cấp trên nhằm phục vụ cho việc tổng hợp báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên và kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước.
  • Việc lập và trình bày báo cáo tài chính theo thông tư 200 của các doanh nghiệp ngành đặc thù phải tuân thủ theo các quy định tại chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành và chấp thuận cho ngành ban hành.
  • Việc lập, trình bày và công khai báo cáo tài chính hợp nhất nămbáo cáo tài chính hợp hợp nhất giữa niên độ thực hiện theo Luật kế toán. Đối với đơn vị không tự tập báo cáo tài chính mà thuê dịch vụ kế toán lập báo cáo tài chính thì người hành nghề thuộc các đơn vị dịch vụ kế toán phải ký và ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ của đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người hành nghề cá nhân cần phải ghi rõ số chứng chỉ hành nghề.

Xem thêm: Nguyên tắc cơ sở dồn tích trong nghiệp vụ mới nhất

4. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính theo thông tư 200

Nguyên tắc lập báo cáo tài chính theo thông tư 200

  • Khi thực hiện thay đổi đơn vị tiền tệ kế toán, từ kỳ đầu tiên kể từ khi thay đổi, kế toán cần phải thực hiện việc chuyển đổi số dư sổ kế toán sang đơn vị tiền tệ trong kế toán mới dựa theo tỷ giá chuyển khoản của ngân hàng thương mại nơi mà doanh nghiệp thường xuyên xảy ra giao dịch tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.
  • Tỷ giá được áp dụng đối với những thông tin so sánh (cột kỳ trước) trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và cáo cáo lưu chuyển tiền tệ: Khi trình bày thông tin so sánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của kỳ có sự thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán và đơn vị áp dụng tỷ giá chuyển khoản bình quân kỳ trước liền kề với kỳ này thay đổi (nếu tỷ giá bình quân xấp xỉ với tỷ giá thực tế)
  • Doanh nghiệp phải trình bày rõ trên bản thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 200 về lý do của việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán và những ảnh hưởng  (nếu có) đối với báo cáo tài chính do việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.

5. Thời hạn nộp báo cáo tài chính theo thông tư 200

Đối với doanh nghiệp nhà nước

Thời hạn để thực hiện nộp báo cáo tài chính quý:

  • Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, bắt đầu từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; đối với công ty mẹ, tổng công ty nhà nước chậm nhất là 45 ngày .
  • Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, tổng công ty nhà nước nộp báo cáo tài chính cho công ty mẹ, tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ hoặc tổng công ty quy định.

Thời hạn nộp báo cáo tài chính theo thông tư 200

Thời hạn để nộp báo cáo tài chính năm:

  • Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất sẽ là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với công ty mẹ, tổng công ty nhà nước với thời hạn chậm nhất là 90 ngày.
  • Đơn vị kế toán trực thuộc tổng công ty nhà nước nộp báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ và tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ hoặc tổng công ty quy định.
  • Đối với các doanh nghiệp khác:
  • Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính năm với thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
  • Đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là vào ngày 90 kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
  • Đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo đúng thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

Trên đây là những quy định chung về việc nộp báo cáo tài chính theo thông tư 200. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp sẽ giúp ích cho bạn khi lập báo cáo tài chính. Nếu có bất kỳ khó khăn gì trong việc lập báo cáo tài chính hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Các Báo Cáo Tài Chính Theo Thông Tư 200