Báo Cáo Thực Hành Hệ Sinh Thái đồng Ruộng - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Công nghệ
báo cáo thực hành hệ sinh thái đồng ruộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.94 KB, 16 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG NINHKHOA: TỰ NHIÊNLỚP: HÓA-KTNN K31 o0o Quảng Ninh, tháng 11 năm 2011 o0o BÁO CÁO THỰC HÀNHMỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI SINH VẬTTRONG HỆ SINH THÁI ĐỒNG LÚANgười thực hiện: Nhóm 61. Đinh Thị Trại2. Đinh Thị Đoan Trang3. Lương Thị Lệ Trang4. Nguyễn Thị Tuyết5. Vũ Thị Ánh Tuyết6. Đào Thị Vân – Trưởng nhómĐịa điểm: Cánh đồng đường mương, thôn 4, phường Nam Khê thành phố Uông BíNỘI DUNG BÁO CÁOI.Khái niệm hệ sinh thái đồng ruộngHệ sinh thái đồng ruộng là hệ sinh thái do con người tạo ra và duy trì dựa trên các quy luật khách quan của tự nhiên, với mục đích thỏa mãn những nhu cầu trên nhiều mặt và ngày càng tăng của mình.II.Những thành phần chính của hệ sinh thái đồng ruộng-Yếu tố phi sinh vật: Bao gồm ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước Đây là những yếu tố cần thiết cho sự sống của cây lúa, chúng thay đổi theo ngày, tháng, năm, mùa vụ, tác động mạnh đến yếu tố sinh vật.-Yếu tố sinh vật: Bao gồm cây kí chủ, dich hại và thiên địch+Cây lúa: Cây lúa tạo nên tiểu vùng khí hậu, là nguồn thức ăn và nơi cư trú cho các loài dịch hại khác nhau và thiên địch của chúng.+Dịch hại: Gồm sâu hại, cỏ dại, chuột, ốc bưu vàng, nhện hại, nấm, vi khuẩn, virut.+Thiên địch: Là những sinh vật sống lấy dịch hại làm nguồn thức ăn như côn trùng bắt mồi, côn trùng ký sinh, bệnh ký sinh cá, tôm, ếch, nhái, chim, giun và các loại vi sinh vật sống trong đất.III. Những điều nào cần lưu ý hệ sinh thái ruộng lúa-Cây lúa thường được canh tác trên diện rộng theo mùa vụ nên các vi sinh vật rất đa dạng.-Nước hiện diện gần suốt vụ lúa cho nên sinh vật sống trong nước và bên trên mặt nước chiếm ưu thế và rất quan trọng.-Chu kỳ sinh trưởng của cây lúa ngắn, chỉ kéo dài trên dưới ba tháng, nên thế cân bằng giữa các sinh vật chỉ là tạm thời so với sự cân bằng giữa các sinh vật ở hệ sinh thái cây trông lâu năm.-Trình độ thâm canh cao như mật độ gieo cấy dầy tạo nên tiểu khí hậu đặc trưng của ruộng lúa, nông dân dể dàng điều khiển mực nước ruộng, áp dụng phân bón, nông dược, giống lúa khác nhau nên hệ sinh thái của từng ruộng lúa cũng sẽ khác nhau.-Sự cân bằng sinh thái đồng ruộng rất dễ bị phá vỡ do nông dân dễ dàng áp dụng các loại nông dược để giết hại dịch hại lẫn thiên địch.-Cần hiểu biết về những nguyên tắc trên ruộng lúa để đảm bảo được mối cân bằng trong hệ sinh thái ruộng lúa.IV. Thống kê các loài sống trong hệ sinh thái đồng ruộng- Châu chấu, dế, bọ xít, bướm, chuồn chuồn, ong, chim, chuột, rắn, ếch, nhái, bọ rùa, bọ ngựa, thạch sùng - Sâu đục thân, rầy nâu, rầy trắng, sâu cuốn lá nhỏ, - Cá, ốc bươu vàng, V. Một số chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái đồng ruộng1.Mô hình chuỗi thức ăn cơ bảnSinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ bậc 1 → Sinh vật tiêu thụ bậc 2 → Sinh vật tiêu thụ bậc 3 2.Một số lưới, chuỗi thức ăna.Lưới thức ănLúa → Châu chấu → Ếch → RắnLúa → Sâu đục thân → Chuồn chuồn → Chim → NgườiLúa → Bọ xít đen → Ong đen → Thạch sùng → Rắn → NgườiLúa → Sâu cuốn lá → Nhện ăn thịt → Cá → Rắn → Chim bắt rắnLúa → Rầy nâu →Bọ rùa → Ong mát đỏ Lúa → Sâu đục thân 2 chấm → Hổ trùng → Thạch sùng → RắnLúa → Sâu đục thân → Đuôi kìm → Chim → Ngườib.Chuỗi thức ăn *Lưới thức ăn 1*Lưới thức ăn 2Chim bắt rắn ↑Lúa → Sâu đục thân → Nhện ăn thịt → Cá ← Rắn → Người ↑Lúa→Sâu đục thân 2 chấm→Hổ trùng→Thạch sùng→Chuột→Đại bàng ↓Nấm bạch dương → Nấm penicilliumVI. Mối quan hệ sinh vật với sinh vật1.Quan hệ khác loài* Quan hệ cạnh tranh- Khái niệm: Là quan hệ giữa hai hay nhiều loài cạnh tranh với nhau về nguồn thức ăn và không gian sống có thể dẫn tới việc loài này tiêu diệt loài kia.- Trong hệ sinh thái đồng ruộng, lúa và thực vật khác (cỏ dại) có mối quan hệ cạnh tranh với nhau do:+ Cùng nhu cầu về thức ăn (hút chất dinh dưỡng, phân bón từ đất, lấy ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ đi nuôi cơ thể)+Cùng nhu cầu về nơi ở: diện tích đất trên một cánh đồng lúaDo vậy, nếu cỏ dại phát triển mạnh sẽ làm giảm khả năng hút nước và chất dinh dưỡng từ đất cũng như khả năng lấy ánh sáng từ Mặt trời, dẫn đến cây còi cọc, kém phát triển có khi sẽ chết.- Ngoài ra, cỏ dại còn là nơi lưu tồn và lây lan nhiêu loại sâu, bệnh, chuột, và các sinh vật có hại khác. Cỏ dại còn làm giảm chất lượng hạt gạo khi đem xay chà, dẫn đến giảm giá trị xuất khẩu và cũng làm giảm độ thuần khiết của hạt giống cho mùa vụ sau. → Khi trồng lúa, con người phải thường xuyên làm cỏ, phun thuốc để tỉ lệ cỏ dại giảm xuống và không còn nữa.*Quan hệ hỗ trợ-Khái niệm:-Ở hệ sinh thái đồng ruộng, vi khuẩn lam sống cộng sinh với bèo hoa dâu có trên bề mặt nước giúp cố định đạm cung cấp nguồn đạm cho lúa.→Con người nên thả ít bèo hoa dâu vào ruộng của mình, tuy nhiên không nên lạm dụng quá vì nếu quá nhiều sẽ cản trở quá trình hòa tan oxi vào trong đất.*Quan hệ kí sinh - vật chủ-Khái niệm: Là quan hệ của loài sinh vật sống dựa vào cơ thể sinh vật chủ với vật chủ có thể gây hại và giết chết vật chủ.-Khi cây lúa sống ở điều kiện tốt nhất thì kí sinh có thể có, gặp điều kiện thuận lợi kí sinh phát triển rất mạnh tạo thành dịch và hại lúa. Khi trở thành bệnh dịch, một diện tích lớn lúa sẽ bị ảnh hưởng, làm giảm khả năng phát triển của cây và giảm năng suất lúa.→ Khi chăm sóc lúa, con người cần chú ý tới tới các bệnh dich trên lúa để có biện pháp chăm sóc như bắt, phun thuốc diệt trừ sâu hại hay trồng các loại cây có khả năng miễn dịch với dich hại. Tuy nhiên, giống kháng đối với những nhân tố hữu sinh như sâu hại, muốn được bền vững phải kết hợp một cách nhuần nhuyễn với biện pháp hóa học, tránh gây áp lực chọn lọc để tránh tình trạng giống kháng trở thành giống nhiễm.*Quan hệ vật ăn thịt – con mồi-Khái niệm:-Khi sâu, châu chấu phát triển mạnh là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài như chim sâu, rắn, ếch, ong mắt đỏ phát triển.→ Vai trò của thiên địch (ký sinh, bắt mồi ăn thịt và các bệnh gây hại côn trùng) trong ruộng lúa là hết sức quan trọng, trong điều kiện tự nhiên thì thiên địch luôn kìm hãm được quần thể sâu hại; do vậy khi người nông dân tác động sai làm phá vỡ hệ sinh thái đồng ruộng, tạo ra sự mất cân bằng về sinh học thì sâu hại có thể gây ra sự tái phát và gây hại nặng nề cho ruộng lúa. Ở một số trường hợp như thời tiết phù hợp cho côn trùng gây hại phát triển mà không phù hợp cho thiên địch, giống cây trồng là giống nhiễm thì sự bộc phát của sâu hại rất nhanh chóng. Trong trường hợp này, vai trò thiên địch không thể hiện rõ nét và đỉnh cao của mật số thiên địch thường đi theo sau đỉnh cao của mật số sâu hại. Nhìn chung, sự góp phần của thiên địch vào việc "Quản lý dịch hại tổng hợp" rất có ý nghĩa, góp phần vào việc giảm số lần sử dụng thuốc không cần thiết và bảo vệ được cho môi trường cũng như sức khỏe con người. Bảo tồn thiên địch ngoài việc hạn chế đến mức thấp nhất của việc sử dụng thuốc, sử dụng thuốc chọn lọc khi thật cần thiết mà còn tạo nơi trú ngụ (cắt chừa cỏ bờ) và trồng hoa dại làm thức ăn (đa dạng hóa cây trồng) cho thiên địch là những kỹ thuật sinh thái.2. Quan hệ cùng loài*Quan hệ cạnh tranh-Giữa những cây lúa với nhau cũng có sự cạnh tranh nhau về chất dinh dưỡng, nguồn sáng do vậy có hiện tượng tự tỉa thưa. -Khi canh tác con người cần chú ý mật độ giữa các cây với nhau, nếu quá dày thì phải tỉa bớt để đảm bảo cho sự phát triển của cây, đồng thời giảm bớt được sâu bệnh hại.*Quan hệ hỗ trợ-Mối quan hệ này thể hiện khi gặp điều kiện bất lợi từ môi trường, chúng sẽ tăng khả năng chống chịu lên. Chẳng hạn khi gặp hạn, chúng sẽ giữ độ ẩm tốt hơn, còn khi gặp bão, lũ, gió chúng sẽ giúp nhau đứng mà không bị đổ.-Dựa vào mối quan hệ này, con người cần chăm sóc cho lúa tốt để lúa không mắc sâu bệnh, như vậy lúa sẽ phát triển bình thường và khả năng chống chịu sẽ tốt nhất.VII. Mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường-Môi trường nông nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến các loài dịch hại xuất hiện trên lúa. Các yếu tố tự nhiên của môi trường như là thời tiết, tiểu khí hậu, cây trồng sẵn có, sự tác động của thiên địch, tác động của con người có ảnh hưởng trực tiếp tới các quần thể của sâu bệnh hại trong ruộng lúa.-Môi trường bao gồm nhiều yếu tố sinh thái có tác động qua lại, sự tác động của nhân tố này có thể dẫn đến sự thay đổi về lượng đối với nhân tố khác và sinh vật chịu sự biến đổi đó. Tất cả các nhân tố đều gắn bó chặt chẽ với nhau và tạo thành một tổ hợp sinh thái.-Sinh vật và môi trường có mối quan hệ tương hỗ. Sự phát triển của sinh vật không làm hại tới môi trường.-Mỗi sinh vật chỉ có thể sống trong trong những điều kiện môi trường cụ thể. Các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, chế độ dinh dưỡng (phân bón) và các điều kiện môi trường khác phải tồn tại ở một mức thích hợp thì sinh vật mới có thể tồn tại được.+Lúa chỉ có thể tồn tại trong điều kiện thích hợp về nhiệt độ, độ ẩm, chất dinh dưỡng, nếu nhiệt độ quá cao, nắng nóng kéo dài dẫn đến hạn hán hay mưa nhiều ngày làm ngập úng thì cây lúa đều bị chết.+Nếu môi trường đất nghèo chất dinh dưỡng trong thời gian dài, cây sẽ châm phát triển, tói một mức độ nào đố cây có thể sẽ chết. -Chúng ta thấy rằng, các yếu tố chuyên hóa thường quyết định những loài sinh vật nào có thể sống được trong từng địa điểm cụ thể. Bởi vậy, chúng ta có thể dựa theo các sinh vật để xác định kiểu môi trường vật lí, nhất là khi các yếu tố mà chúng ta quan tâm lại không thuận lợi cho việc gieo trồng.VIII. Những bệnh dịch thường xuất hiện trên hệ sinh thái đồng ruộng1.Sâu cuốn lá nhỏ-Gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ thường phát sinh nặng.-Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ+Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại là nơi trú ngụ qua đông. +Cấy dày vừa phải. Chăm sóc bón phân hợp lý. +Bẫy đèn diệt bướm. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Khi sâu non có mật độ 9-12 con/m2 (giai đoạn lúa đẻ nhánh), 6-9 con/m2 (lúa làm đòng) cần phun thuốc. Dùng các loại thuốc Padan 95SP, Regent 800WP, Sumithion 50EC, Karate 2.5EC phun khi sâu còn tuổi 1-2, sâu đã lớn cần phá bao lá trước khi phun mới có hiệu quả.2.Sâu đục thân bướm hai chấm- Gây hại trong suốt tời kỳ sinh trưởng của lúa (kể cả giai mạ). Thích hợp trong điều kiện ấm, nóng và ẩm độ cao nên ở miền Nam và miền Trung sâu có thể gây hại trong tất cả các vụ lúa. Tại các tỉnh phía Bắc, những năm mùa đông rét đậm kéo dài, vụ mùa khô hạn thường phát sịnh nặng. Một năm có 6 -7 lứa, quan trọng nhất là lứa 2 (tháng 5) và lứa 5 (tháng 9) gây bông bạc. Lúa xuân muộn và mùa chính vụ bị hại nặng hơn cả.-Phòng trừ sâu đục thân bướm hai chấm+Dùng giống chống chịu+Bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp+Cày lật gốc rạ phơi ải hoặc làm dầm (ngâm nước) sau thu hoạch diệt nhộng.+Ngắt dảnh héo, ngắt ổ trứng, bẫy đèn đồng loạt bắt bướm.+Mật độ trứng từ 0,5-0,7 ổ/m2 (lúa đẻ nhánh) hoặc 0,2-0,3 ổ/m2 (lúa sắp trỗ) cần phòng trừ bằng thuốc hóa học. Phun các loại thuốc Padan 95SP, Regent 800WP sau khi bướm độ 5-7 ngày, Basudin 10G, Diaphos 10G trộn với đất bột, rắc khi có dảnh héo hoặc lúa sắp trỗ. Khi rắc thuốc chú ý ruộng phải có nước.3. Bệnh đốm vằn hại lúa (khô vằn)- Khô vằn (Đốm vằn) là đối tượng bệnh hại quan trọng trên cây lúa. Bệnh gây hại làm giảm năng suất và chất lượng lúa gạo; hạt lúa bị lép lửng, gạo xay bị nát, chất lượng gạo thấp.- Phòng trừ bệnh khô vằn+Sử dụng giống chống chịu với bệnh, gieo sạ với độ gieo vừa phải, bón phân cân đối, hợp lý.+ Vệ sinh đồng ruộng: sau khi thu hoạch lúa nên dọn sạch rơm rạ để hạn chế hạch nấm.+ Làm đất: Sau khi thu hoạch lúa nên cày ải lật đất, để chôn vùi hạch nấm trước khi gieo sạ.+ Mật độ gieo sạ: nên gieo sạ với mật độ vừa phải để tiết kiệm giống, hạn chế bệnh đốm vằn; giảm chi phí phòng trừ. Lượng hạt giống gieo sạ được khuyến cáo từ 80 - 150 kg/ha. Nếu có điều kiện nên sạ theo hàng bằng máy, lượng giống gieo sạ từ 80 -100kg/ha. Nếu sạ gieo vãi lượng hạt giống nên từ 100 - 150kg/ha. Không nên gieo sạ quá dày vì vừa tốn giống vừa tốn chi phí phòng trừ sâu bệnh đặc biệt là bệnh khô vằn.+ Bón phân: bón phân đầy đủ, cân đối giữa tỷ lệ N:P:K. Tăng cường bón phân hữu cơ, kali giúp hạn chế bệnh. Nên sử dụng bảng so màu lá lúa để bón phân cho lúa, như vậy sẽ tiết kiệm được phân bón và chi phí phòng trừ bệnh.+ Thâm canh tăng vụ: Ruộng thường xuyên bị bệnh đốm vằn gây hại nặng không nên gieo sạ nhiều vụ liên tiếp trong năm; nên luân canh với cây trồng khác không phải là cây ký chủ của bệnh đốm vằn.+ Quản lý cỏ dại, chăm sóc: Cỏ dại vừa là ký chủ phụ vừa tạo môi trường sinh thái thích hợp cho bệnh đốm vằn. Quản lý ruộng sạch cỏ dại sẽ hạn chế được bệnh.+ Quản lý nước: ruộng phải có bờ bao xung quanh để ngăn bệnh lây lan.4.Bệnh cháy lá-Do nấm Pyricularia oryzae gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại ở tất cả các giai đoạn của cây lúa. Bệnh thường tấn công trên lá, đốt thân, cổ lá và cổ gié.- Phòng trừ bệnh cháy lá+Thăm đồng thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời.+Sử dụng thuốc hóa học Tricyclazole hay Probenazole để phun khi thấy bệnh xuất hiện.5. Bệnh bạc lá- Do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra, bệnh thường phát triển và gây hại nặng trong giai đoạn 40 NSG trở đi. Bệnh lây lan qua con đường hạt giống.-Phòng trừ bệnh bạc lá+ Chủ yếu sử dụng giống kháng kết hợp với xử lý hạt giống+ Phun thuốc hóa học như Staner; Kasumin; Batuxit…khi thật sự cần thiết*Quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên lúa Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là một thành phần quan trọng trong "Quản lý dịch hại tổng hợp trên lúa". Thuốc BVTV là một khí cụ chiến lược cần thiết trong quản lý dịch hại khi quần thể dịch hại tiến đến mật số quá cao. Tuy nhiên, sử dụng thuốc hóa học thường xuyên và liên tục mà không dựa trên một chiến lược nào sẽ dẫn đến việc phát triển tính kháng thuốc của dịch hại, sẽ bất thần có những dịch hại chủ yếu hoặc thứ yếu bộc phát vì phá vỡ sự cân bằng trong hệ sinh thái tự nhiên, tiêu diệt nguồn thiên địch. Sử dụng quá nhiều thuốc hóa học sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường, con người và gia súc.Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng có những mặt thuận lợi và không thuận lợi như sau:-Về mặt thuận lợi:+Chỉ có thuốc hóa học mới tiêu diệt nhanh khi mà sâu bệnh hại có một mật số quá cao.+Sử dụng thuốc đúng sẽ giữ được năng suất, tránh được suất mát do sâu bệnh hại gây ra.+Tính đa dạng về chủng loại và dạng của thuốc hóa học dễ dàng lựa chọn và sử dụng.-Về mặt không thuận lợi:+Dễ đưa đến sự phát triển tính kháng thuốc của dịch hại (kháng chéo và kháng nhiều mặt).+Tiêu diệt nhiều loài thiên địch, mất cân bằng hệ sinh thái, làm tái phát các loài dịch hại thứ yếu.+Dễ lưu tồn trong nông sản, thực phẩm và trong môi trường.+Độc đối với con người và ngay cả cây trồng khi sử dụng sai thuốc.IX. Sự đa dạng, ổn định của hệ sinh thái đồng ruộng-Hệ sinh thái đồng ruộng có thành phần loài đơn giản, thậm chí còn độc canh. Số loài động vật cũng giảm nhưng số loài côn trùng và gặm nhấm tăng lên. Con người luôn tác động để hệ sinh thái luôn luôn trẻ.-Hệ sinh thái đồng ruộng ít thích nghi với điều kiện ngoại cảnh bất lợi, quan hệ kí sinh và ăn nhau giữa các loài cao→ Hệ sinh thái đồng ruộng do đấy không ổn định, kém đa dạng, dễ bị thiên tai và sâu, bệnh phá hại.*Biện pháp đề xuất nhằm nâng cao tính ổn định của hệ sinh thái đồng ruộng.+ Độc canh được thay bằng phương pháp luân canh cây trồng đã làm cho hệ sinh thái thêm phong phú, mặc dù sự phong phú này là trong thời gian, không phải trong không gian như ở các hệ sinh thái tự nhiên. Trồng xen, trồng gối cũng có tác dụng tương tự.+Việc sử dụng phân hữu cơ, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, tăng sự quay vòng chất hữu cơ có tác dụng làm tăng thêm kiểu chuỗi thức ăn dựa vào phế liệu.+Sử dụng mối quan hệ sinh học trong quàn thể để nâng cao năng xuất và tăng tính ổn định của hệ sinh thái đồng ruộng như dùng giống chống chịu sâu bệnh, đấu tranh sinh học trong phòng chống sâu, bệnh…PHỤ LỤC ẢNH1.Một số sâu, bệnh hại lúa Sâu cuốn lá nhỏ Rầy nâu Rầy trắng Bệnh vàng lùn Bệnh đạo ôn Sâu đục thân Ốc bưu vàng Bọ xít Châu chấu2. Một số thiên địchBọ dừa Cóc Chim chiền chiện Rắn Nhện Diều hâu Ong mắt đỏ Bọ ngựa

Từ khóa » Hệ Sinh Thái Ruộng Lúa Là Gì