Báo Cáo Thực Hành Sinh 10 (nhận Biết Tp Hóa Học Trong TB)
Có thể bạn quan tâm
Chào các bạn học sinh và quý thầy cô, hôm nay LogaVN gửi tới bạn đọc tài liệu "Báo cáo thực hành Sinh 10 (nhận biết tp hóa học trong TB)". Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn học tập và giảng dạy.
Bài thu hoạch:
THỰC HÀNH: THÍ NGHIỆM NHẬN BIẾT
MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
I/ Thí nghiệm xác định các hợp chất hữu cơ có trong mô thực vật và động vật:
Chất hữu cơ cần nhận biếtCách tiến hành thí nghiệmKết quả và giải thíchTinh bộtThí nghiệm 1:
Giã 50gam khoai lang trong cối sứ, hòa với 20ml nước cất rồi lọc lấy 5ml dịch cho vào ống nghiệm 1. Lấy 5ml nước hồ tinh bột cho vào ống nghiệm 2. Nhỏ vài giọt thuốc thử iot vào cả 2 ống nghiệm. Đồng thời nhỏ vài giọt thuốc thử iot lên phần cặn trên giấy lọc. Quan sát và giải thích hiện tượng.
Nhỏ thuốc thử phêlinh vào ống nghiệm 2. Ghi màu sắc và kết luận.
Hình 1a. Các phân tử iot len vào nằm phía trong lòng xoắn của mạch phân tử amilozo.
Kết quả và nhận xét:
-Khi nhỏ thuốc thử iot vào cả 2 ống nghiệm, phần cặn trên giấy lọc => dung dịch trong cả 2 ống nghiệm, phần cặn trên giấy lọc chuyển sang màu xanh tím.
-Nhỏ thuốc thử phêlinh vào ống nghiệm 2 => dung dịch trong ống nghiệm không đổi màu.
Giải thích:
-Khi nhỏ thuốc thử iot vào, dung dịch trong cả 2 ống nghiệm, phần cặn trên giấy lọc chuyển sang màu xanh tím do có chứa thành phần tinh bột. Ở nhiệt độ phòng, mạch phân tử của amilozơ của tinh bột không phân nhánh và có dạng xoắn ốc (hình lò xo). Các phân tử iot đã len vào, nằm phía trong lòng xoắn như hình 1a và tạo thành hợp chất bọc có màu xanh tím (tất cả các màu đều bị hấp thụ chỉ có ánh sáng xanh tím là không bị hấp thụ nên ta thấy có màu xanh tím).
Khi nhỏ thuốc thử phêlinh và ống nghiệm 2, dung dịch trong ống nghiệm không đổi màu do phêlinh không là thuốc thử tinh bột.
Kết luận:
-Thuốc thử đặc trưng đối với tinh bột là dung dịch iot trong kali iotđua
- Giữa iot và hồ tinh bột là tương tác vật lý, hoàn toàn không có phản ứng hóa học xảy ra.Thí nghiệm 2:
Cho 10ml dung dich hồ tinh bột với 10 giọt HCl vào ống nghiệm đun trong 15 phút. Để nguội, trung hòa bằng dung
Từ khóa » Thí Nghiệm Nhận Biết Protein
-
Bài 12: Thục Hành: Thí Nghiệm Nhận Biết Một Số Thành Phần Hóa Học ...
-
Thực Hành - Thí Nghiệm Nhận Biết Một Số Thành Phần Hóa Học Của Tế ...
-
THÍ NGHIỆM NHẬN BIẾT MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA ...
-
THỰC HÀNH: THÍ NGHIỆM NHẬN BIẾT MỘT SỐ THÀNH PHẦN ...
-
Bài 6: Thực Hành: Nhận Biết Một Số Phân Tử Sinh Học - Hoc24
-
Sinh 10 Nâng Cao Bài 12: Thục Hành: Thí Nghiệm Nhận Biết Một Số ...
-
Bài 6. Thực Hành Nhận Biết Một Số Phân Tử Sinh Học Trang 41, 42, 43 ...
-
Giải Thí Nghiệm 2 Bài 16: Thực Hành Một Số Tính Chất Của ... - Tech12h
-
THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM NHẬN BIẾT MỘT SỐ THÀNH PHẦN ...
-
Thí Nghiệm Nhận Biết Một Số Thành Phần Hóa Học Của Tế Bào. – VLOS
-
Giải Thí Nghiệm 2 Bài 16: Thực Hành Một Số Tính Chất ... - Hanoi1000
-
Bài 16: Thực Hành: Một Số Tính Chất Của Protein Và Vật Liệu Polime
-
[DOC] 3. Khái Quát Chung 3.1. Protein Sữa - Bộ Y Tế
-
Tiết 11 (bài 12): THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM NHẬN BIẾT MỘT SỐ ...