Báo Cáo Tình Hình Kinh Tế – Xã Hội Tháng 11 Và 11 Tháng Năm 2021
Có thể bạn quan tâm
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Sản xuất nông nghiệp trong tháng Mười Một tập trung chủ yếu vào hoàn tất thu hoạch lúa mùa trên cả nước và gieo trồng các loại cây màu vụ đông tại các địa phương phía Bắc. Chăn nuôi gặp khó khăn do nhu cầu tiêu thụ chưa cao và dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Sản xuất lâm nghiệp tháng Mười Một bắt đầu khôi phục sau thời gian giãn cách xã hội, hoạt động trồng rừng và khai thác gỗ phát triển tốt phục vụ nhu cầu chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ. Hoạt động thu hoạch, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, chế biến thủy sản đang trên đà hồi phục do nhiều địa phương đã trở về trạng thái bình thường mới.
a) Nông nghiệp
Tính đến trung tuần tháng Mười Một, cả nước thu hoạch được 1.339,2 nghìn ha lúa mùa, chiếm 85,9% diện tích gieo cấy và bằng 102,6% cùng kỳ năm trước. Ước tính năng suất lúa mùa năm nay của cả nước đạt 51,7 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha so với vụ mùa năm trước; sản lượng đạt 8,06 triệu tấn, giảm 53,6 nghìn tấn.
Diện tích gieo trồng lúa thu đông năm 2021 tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước tính đạt 719,7 nghìn ha, giảm 4,4 nghìn ha so với vụ thu đông năm trước. Tính đến 15/11/2021, toàn vùng đã thu hoạch được 319,1 nghìn ha lúa thu đông, chiếm 44,3% diện tích gieo cấy và bằng 100,7% cùng kỳ năm trước. Ước tính năng suất toàn vụ đạt 56,1 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha; sản lượng đạt 4,04 triệu tấn, tăng 9,5 nghìn tấn.
Tính đến ngày 15/11/2021, các địa phương phía Nam đã gieo cấy được 351,9 nghìn ha lúa đông xuân sớm, bằng 120,9% cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tính đến thời điểm trên, cả nước gieo trồng được 71,5 nghìn ha ngô, bằng 91,9% cùng kỳ năm trước; 18,2 nghìn ha khoai lang, bằng 95,3% ; 2,8 nghìn ha đậu tương, bằng 87,5%; 4 nghìn ha lạc, bằng 87%; 138,2 nghìn ha rau các loại, bằng 100,4 %.
Ước tính đến thời điểm cuối tháng Mười Một tổng số lợn của cả nước tăng 0,6% so với cùng thời điểm năm trước; tổng số bò tăng 1,2%; tổng số gia cầm tăng 1,7%; tổng số trâu giảm 3,5%. Tính đến ngày 20/11/2021, cả nước không còn dịch lợn tai xanh và dịch lở mồm long móng; dịch cúm gia cầm còn ở Ninh Bình và Quảng Ninh; dịch tả lợn châu Phi còn ở 43 địa phương và dịch viêm da nổi cục còn ở 12 địa phương chưa qua 21 ngày.
b) Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước tháng Mười Một ước tính đạt 31,9 nghìn ha, tăng 2,2 % so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2021, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 238,3 nghìn ha, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 88,1 triệu cây, tăng 2,6%; sản lượng gỗ khai thác đạt gần 16,2 triệu m3, tăng 4,6%; sản lượng củi khai thác đạt 17,2 triệu ste, giảm 1,1%.
Trong tháng 11/2021, diện tích rừng bị thiệt hại[1] là 63 ha, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Diện tích rừng bị cháy là 27,5 ha, tăng 2,1%; diện tích rừng bị chặt, phá là 35,5 ha, giảm 52,5%. Ước tính 11 tháng năm 2021, diện tích rừng bị thiệt hại là 2.015 ha, tăng 37,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Diện tích rừng bị cháy là 1.229 ha, gấp 1,9 lần; diện tích rừng bị chặt, phá là 786 ha, giảm 4,6%.
c) Thủy sản
Sản lượng thủy sản tháng Mười Một ước tính đạt 761,8 nghìn tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 468,7 nghìn tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thủy sản khai thác đạt 293,1 nghìn tấn, tăng 2,2%. Tính chung 11 tháng năm 2021, sản lượng thủy sản ước tính đạt 7.908,2 nghìn tấn, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 4.252,7 nghìn tấn, tăng 0,2%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 3.655,5 nghìn tấn, tăng 0,8% (sản lượng thủy sản khai thác biển đạt 3.480 nghìn tấn, tăng 0,9%).
2. Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp trong tháng Mười Một tiếp tục khởi sắc khi các địa phương trên cả nước thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11/2021 ước tính tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2021 ước tính tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Ngành khai khoáng tăng 2,2%; ngành chế biến, chế tạo tăng 6,4%; sản xuất và phân phối điện tăng 2,2%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,2%.
Tính chung 11 tháng năm 2021, IIP ước tính tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn tốc độ tăng 3% của cùng kỳ năm 2020). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,8% (cùng kỳ năm 2020 tăng 4,4%), đóng góp 4,2 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,8%, đóng góp 0,3 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 6%, làm giảm 1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
3. Tình hình đăng ký doanh nghiệp[2]
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng Mười Một tăng khá so với tháng trước cả về số doanh nghiệp (tăng 44,6%), vốn đăng ký (tăng 38%) và số lao động (tăng 30,2%). Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 15,2% so với tháng trước. Kết quả cho thấy sự phục hồi của hoạt động sản xuất kinh doanh sau hơn một tháng triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP.
Trong tháng Mười Một, cả nước có 11.902 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 149,9 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 76,6 nghìn lao động, tăng 44,6% về số doanh nghiệp, tăng 38% về vốn đăng ký và tăng 30,2% về số lao động so với tháng 10/2021; so với cùng kỳ năm 2020, giảm 9,1% về số doanh nghiệp, giảm 47,4% về số vốn đăng ký và giảm 36% về số lao động. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 12,6 tỷ đồng, giảm 4,5% so với tháng trước và giảm 42,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong tháng, cả nước còn có 4.958 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 15,2% so với tháng trước và giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Tính chung 11 tháng năm 2021, cả nước có 105,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.454,2 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 784,2 nghìn lao động, giảm 15% về số doanh nghiệp, giảm 22,6% về vốn đăng ký và giảm 19,2% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng đạt 13,8 tỷ đồng, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 2.219,4 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 38,8 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 11 tháng năm nay là 3.673,6 nghìn tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, còn có 40,5 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 0,7% so với 11 tháng năm 2020, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 11 tháng lên 146,1 nghìn doanh nghiệp, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 13,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Cũng trong tháng Mười Một, có 3.523 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2020; có 4.642 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 52,3% và tăng 3,8%; có 1.256 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 55,8% và giảm 35,3%.
Tính chung 11 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 52,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước; gần 39,5 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 17,4%; 14,9 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 3,7%, trong đó có 13,2 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm3,9%; 184 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, giảm 25,5%. Bình quân một tháng có gần 9,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
4. Đầu tư
Trong tháng Mười Một, các Bộ, ngành và địa phương nỗ lực tập trung thực hiện các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình đầu tư công. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 11/2021 ước đạt 48,5 nghìn tỷ đồng, tăng 14,7% so với tháng 10/2021. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục phục hồi, vốn đăng ký mới và tăng thêm giữ xu hướng tăng mạnh cho thấy nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 11/2021 ước tính đạt 48,5 nghìn tỷ đồng, giảm 12,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn Trung ương quản lý 8 nghìn tỷ đồng, giảm 18,8%; vốn địa phương quản lý 40,5 nghìn tỷ đồng, giảm 11,6%. Tính chung 11 tháng năm 2021, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 367,7 nghìn tỷ đồng, bằng 73,8% kế hoạch năm và giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 bằng 78,7% và tăng 32,7%). Cụ thể: Vốn đầu tư thực hiện do Trung ương quản lý đạt 63,6 nghìn tỷ đồng, bằng 75,9% kế hoạch năm và giảm 6,9% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư thực hiện do địa phương quản lý đạt 304,1 nghìn tỷ đồng, bằng 73,4% và giảm 9,1%.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam[3] tính đến ngày 20/11/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 26,46 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước.
– Vốn đăng ký cấp mới có 1,577 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 14,06 tỷ USD, giảm 31,8% về số dự án và tăng 3,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
– Vốn đăng ký điều chỉnh có 877 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 8,02 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm trước.
– Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 3.466 lượt với tổng giá trị góp vốn 4,38 tỷ USD, giảm 33% so cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 11 tháng năm 2021, ước tính đạt 17,1 tỷ USD, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 11 tháng năm 2021 có 52 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 244,5 triệu USD, giảm 22,7% so với cùng kỳ năm trước; có 19 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm 432,8 triệu USD, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) đạt 677,3 triệu USD, tăng 38,1% so với cùng kỳ năm trước.
5. Hoạt động thương mại, vận tải và du lịch
Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 được ban hành kịp thời và đang được các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tích cực triển khai thực hiện, các hoạt động kinh doanh dịch vụ và hoạt động vận tải đang dần trở về trạng thái“bình thường mới”. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa[4] vẫn duy trì tốc độ tăng cao, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng Mười Một ước tính đạt 59,7 tỷ USD, tăng 8,5% so với tháng Mười và tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế đến Việt Nam[5] tháng 11/2021 tăng 42,4% so với tháng trước do nước ta bắt đầu thực hiện lộ trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế[6].
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Mười Một năm 2021 ước tính đạt 397,1 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với tháng trước và giảm 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2021 đạt 4.128,5 nghìn tỷ đồng, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 10,4% (cùng kỳ năm 2020 giảm 3,8%).
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện tháng 10/2021 đạt 28,87 tỷ USD, cao hơn 1,57 tỷ USD so với số ước tính. Ước tính tháng 11/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 29,9 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 299,67 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 78,99 tỷ USD, tăng 11,1%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 220,68 tỷ USD, tăng 20%, chiếm 73,6%. Trong 11 tháng năm 2021 có 34 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,4%).
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 11 tháng năm 2021, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước tính đạt 3,57 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước tính đạt 266,75 tỷ USD, tăng 18%. Nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 21,4 tỷ USD, tăng 15,4%. Nhóm hàng thủy sản đạt 7,95 tỷ USD, tăng 3,5%.
Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 84,8 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 50,5 tỷ USD, tăng 16,8%. Thị trường EU đạt 35,7 tỷ USD, tăng 11,9%. Thị trường ASEAN đạt 25,9 tỷ USD, tăng 23,3%. Hàn Quốc đạt 20 tỷ USD, tăng 14,6%. Nhật Bản đạt 18 tỷ USD, tăng 3%.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa thực hiện tháng 10/2021 đạt 26,13 tỷ USD, thấp hơn 67 triệu USD so với số ước tính. Ước tính tháng 11/2021 kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 29,8 tỷ USD, tăng 14% so với tháng trước và tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 299,45 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 103,31 tỷ USD, tăng 23,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 196,14 tỷ USD, tăng 29,9%. Trong 11 tháng năm 2021 có 43 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92,7% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 11 tháng năm 2021, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 280,2 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,6% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa. Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 19,25 tỷ USD, tăng 22,2% và chiếm 6,4%.
Về thị trường nhập khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2021, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 98,5 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 50,3 tỷ USD, tăng 20,3%. Thị trường ASEAN đạt 37 tỷ USD, tăng 36,1%. Nhật Bản đạt 20,3 tỷ USD, tăng 10,1%. Thị trường EU đạt 15,5 tỷ USD, tăng 18,2%. Hoa Kỳ đạt 14,2 tỷ USD, tăng 14,6%.
Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng Mười xuất siêu 2,74 tỷ USD ; 10 tháng xuất siêu 125 triệu USD; tháng Mười Một ước tính xuất siêu 100 triệu USD. Tính chung 11 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 225 triệu USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 20,19 tỷ USD). Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 24,32 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 24,55 tỷ USD.
Vận tải hành khách tháng 11/2021 ước tính đạt 137,3 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 24,1% so với tháng trước và luân chuyển 4,5 tỷ lượt khách.km, tăng 23,9%. Tính chung 11 tháng năm 2021, vận tải hành khách đạt 2.267,8 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 30,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 29,7%) và luân chuyển 90,8 tỷ lượt khách.km, giảm 38,4% (cùng kỳ năm trước giảm 35,1%). Vận tải hàng hóa tháng 11/2021 ước tính đạt 142,4 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 9,8% so với tháng trước và luân chuyển 29,9 tỷ tấn.km, tăng 7,1%. Tính chung 11 tháng năm 2021, vận tải hàng hóa đạt 1.472 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 6,2%) và luân chuyển 300,7 tỷ tấn.km, giảm 1,7% (cùng kỳ năm trước giảm 7,9%).
Khách quốc tế đến nước ta trong tháng Mười Một ước tính đạt hơn 15 nghìn lượt người, tăng 42,4% so với tháng trước và giảm 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2021, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 140,1 nghìn lượt người, giảm 96,3% so với cùng kỳ năm trước.
6. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ
Giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới; các địa phương dần trở lại với trạng thái bình thường mới khiến giá hàng hóa và dịch vụ có xu hướng tăng là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2021 tăng 0,32% so với tháng trước, tăng 2% so với tháng 12/2020 và tăng 2,1% so với tháng 11/2020. Tính chung 11 tháng năm 2021, CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016[7]. Lạm phát cơ bản 11 tháng tăng 0,82%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2021 tăng 0,32% so với tháng trước, tăng 2% so với tháng 12/2020 và tăng 2,1% so với tháng 11/2020. Tính chung 11 tháng năm 2021, CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước.
Lạm phát cơ bản[8] tháng 11/2021 tăng 0,11% so với tháng trước, tăng 0,58% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng năm nay tăng 0,82% so với cùng kỳ năm 2020.
Giá vàng trong nước tăng theo giá vàng thế giới. Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 11/2021 tăng 2,65% so với tháng trước; tăng 0,75% so với tháng 12/2020 và giảm 0,09% so với cùng kỳ năm 2020; bình quân 11 tháng năm 2021 tăng 9,39%. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 11/2021 giảm 0,21% so với tháng trước; giảm 1,4% so với tháng 12/2020 và giảm 1,63% so với cùng kỳ năm 2020; bình quân 11 tháng năm 2021 giảm 1%.
7. Một số tình hình xã hội
Trong tháng Mười Một, các gói hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội,hỗ trợ nhân dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 tiếp tục được thực hiện nên đời sống của người dân nhìn chung ổn định. Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 23/11/2021, các gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ đã triển khai trên toàn quốc đạt hơn 28,4 nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho hơn 28 triệu đối tượng.
Dịch Covid-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp[9]. Tại Việt Nam, số ca mắc trong cộng đồng đang có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương trên cả nước do mầm bệnh đã tồn tại trong cộng đồng, nhiều ca bệnh không có triệu chứng, không rõ nguồn lây và có liên quan đến người trở về từ vùng dịch. Tính đến sáng ngày 28/11/2021 Việt Nam có 1.197.404 trường hợp mắc, 956.924 trường hợp đã được chữa khỏi (24.692 trường hợp tử vong). Có 03 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn, Lai Châu.
Trong 11 tháng năm 2021, trên địa bàn cả nước xảy ra 10.111 vụ tai nạn giao thông[10], bao gồm: 6.504 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 3.607 vụ va chạm giao thông, làm 5.082 người chết, 3.409 người bị thương và 3.632 người bị thương nhẹ. Bình quân 1 ngày trong 11 tháng năm 2021, trên địa bàn cả nước xảy ra 30 vụ tai nạn giao thông, gồm 19 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 11 vụ va chạm giao thông, làm 15 người chết, 10 người bị thương và 11 người bị thương nhẹ.
Thiên tai[11] xảy ra trong tháng (từ ngày 19/10-18/11/2021) chủ yếu là mưa lớn, lũ, ngập lụt, lốc, sét, mưa đálàm 15 người chết; 16người bị thương; 13 nghìn ha lúa và 7,3 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; 29,9 nghìn con gia súc và gia cầm bị chết; 892 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và bị ngập hư hại, thiệt hại ước tính 1.187,4 tỷ đồng, giảm 93,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm nay, thiên tai làm 119 người chết và mất tích, 144 người bị thương; 139 nghìn con gia súc và gia cầm bị chết; 735 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và 14,7 nghìn ngôi nhà bị ngập hư hại; 118,9 nghìn ha lúa và 67,7 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính 3,6 nghìn tỷ đồng, giảm 90,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng[12], cả nước xảy ra 133 vụ cháy, nổ, làm 3 người chết và 13 người bị thương, thiệt hại ước tính 5 tỷ đồng. Tính chung 11 tháng năm 2021, trên địa bàn cả nước xảy ra 2.048 vụ cháy, nổ, làm 87 người chết và 138 người bị thương, thiệt hại ước tính 361,8 tỷ đồng./.
[1] Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính từ 16/10/2021 đến 15/11/2021.
[2] Nguồn: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 26/11/2021.
[3] Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhận ngày 22/11/2021.
[4] Số liệu tháng 11/2021 do Tổ liên ngành gồm Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thống kê họp ước tính căn cứ trên số liệu kim ngạch xuất, nhập khẩu tính đến ngày 24/11/2021 của Tổng cục Hải quan kết hợp với thông tin thị trường, tỷ trọng và xu hướng xuất, nhập khẩu các mặt hàng. Tổng cục Thống kê nhận được và cập nhật báo cáo vào ngày 26/11/2021.
[5] Theo báo cáo của Cục cửa khẩu, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Bộ Quốc phòng và Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an, kỳ báo cáo từ ngày 21/10-20/11/2021.
[6] Khách quốc tế đến Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện về xuất nhập cảnh và y tế theo Hướng dẫn số 4122/HD-BVHTTDL ngày 05/11/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
[7] Tốc độ tăng CPI bình quân 11 tháng so với cùng kỳ năm trước các năm 2016-2021 lần lượt là: tăng 2,47%; tăng 3,61%; tăng 3,59%; tăng 2,57%; tăng 3,51%; tăng 1,84%.
[8] CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống, năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và giáo dục.
[9] Tính đến sáng ngày 28/11/2021 trên thế giới có 261.024,1 nghìn trường hợp mắc Covid-19 (5.209,5 nghìn trường hợp tử vong).
[10] Theo báo cáo nhanh từ Văn phòng Bộ Công an và Cục Hàng hải (Bộ Giao thông vận tải) từ ngày 15/10 đến ngày 14/11/2021.
[11] Tổng hợp Báo cáo từ 63 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ báo cáo từ ngày 19/10-18/11/2021.
[12] Theo báo cáo nhanh từ Bộ Công an ngày 23/11/2021.
Từ khóa » Tháng 11 Của Anh
-
Tháng 11 Của Anh - Khói
-
Tháng 11 Của Anh - KHÓI [Video Lyrics] - YouTube
-
Lời Bài Hát Tháng 11 Của Anh- Loi Bai Hat Thang 11 Cua Anh
-
Tháng 11 Của Anh - Khói - Zing MP3
-
Tháng 11 Của Anh - Lời Bài Hát - Lyric - Tải Nhạc Chờ
-
Stream Tháng 11 Của Anh By Khói - SoundCloud
-
Tháng 11 Của Anh
-
Tháng 11 "Chay Tịnh" – Wikipedia Tiếng Việt
-
Facebook | By Nhạc Rap | "Ngày Còn Yêu, Em Nói Anh đừng Giữ Mà ...
-
Lễ Hội Ánh Sáng Deepavali ở Singapore
-
Xổ Số Miền Bắc Ngày 1 Tháng 11
-
Cầu Thủ Xuất Sắc Nhất Tháng 11 Của Manchester United: Hình ảnh ...