Báo Chí Là Vũ Khí Cách Mạng Sắc Bén - Báo Quân Khu 4
Có thể bạn quan tâm
Cách đây 96 năm, ngày 21/6/1925, Báo Thanh Niên do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập đã xuất bản số đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng và gần 50 năm góp sức trên lĩnh vực báo chí, với trên 150 bút danh, Người dã viết hơn 2.000 bài báo với nhiều thể loại kể từ bài đầu tiên “Tâm địa thực dân” (7/1919) đến bài cuối cùng “Thư trả lời Tổng thống Mỹ” (8/1969) và sáng lập ra 9 tờ báo: Người cùng khổ (1922), Quốc tế nông dân (1924), Thanh niên (1925), Công nông (1925), Lính cách mệnh (1925), Thân ái (1928), Đỏ (1929), Việt Nam độc lập (1941), Cứu quốc (1942).
Kế thừa và phát huy những tinh hoa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại, xem mỗi bài báo của Người là một bài học sâu sắc cho các thế hệ người cầm bút. 95 năm qua, báo chí và những ngòi bút sắc bén của báo chí cách mạng Việt Nam đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc về mọi mặt. Cho đến mãi về sau, những tư tưởng của Bác về đạo đức nghề báo và những lời căn dặn của Bác với đội ngũ những người làm báo cách mạng Việt Nam vẫn vẹn nguyên giá trị cốt lõi và nhân văn.
Còn nhớ, trong một bức thư gửi trí thức Nam Bộ, trong đó có các nhà báo, ngày 25/5/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà, mà anh em văn hóa trí thức phải làm cũng như là những chiến sĩ anh dũng trong công cuộc kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc”. Những câu nói của Bác Hồ vượt ra ngoài phạm vi của nhiệm vụ “kháng chiến chống ngoại xâm” mà các nhà báo yêu nước Việt Nam lúc bấy giờ cần thực hiện.
Và thực tế đã chứng minh, trong cả hai cuộc kháng chiến giành độc lập và thống nhất cho Tổ quốc, nhiệm vụ “phò chính”, “trừ tà” luôn được các nhà báo coi là phần quan trọng, là nhiệm vụ hay nói cao hơn, đó chính là sứ mệnh trong sự nghiệp làm báo của mình. Dẫu biết rằng đây là cuộc đấu tranh vô cùng cam go và dai dẳng bởi phải phân định được đúng, sai, phải cân đong đo đếm được những mức độ của phải và trái, thì mới viết được những bài báo đúng với tiêu chí của Bác Hồ đặt ra là “phò chính” và “trừ tà”.
Xuất phát từ mục đích hoạt động của nền báo chí cách mạng là vì dân và từ vai trò to lớn của báo chí đối với xã hội, thấm nhuần lời nhắc nhở của Người: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn”, “Một tờ báo không được đại đa số (dân chúng) ham muốn thì không xứng đáng là một tờ báo”,... Từ tư tưởng chỉ đạo và sự quan tâm chăm sóc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với báo chí và những người làm báo, báo chí cách mạng nước ta. Trải qua 96 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Báo chí Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, hình thành nên một hệ thống thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình rộng khắp cả nước... Hiện nay, cả nước có 706 cơ quan báo chí in, 5 báo chí điện tử, 1 hãng thông tấn quốc gia và 64 đài Phát thanh truyền hình. Báo chí cách mạng Việt Nam đã thực hiện tốt sứ mệnh vẻ vang của mình trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc và ngày nay đang phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế của nước nhà.
Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những người làm báo nước ta đang tích cực học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, học tập “Cách viết” của Người, ra sức phấn đấu nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để làm tròn sứ mệnh đối với Tổ quốc và nhân dân. Tất cả những điều đó, đang được các nhà báo nỗ lực thể hiện ở sự sáng tạo, ở chất lượng và hiệu quả cao trong các tác phẩm báo chí góp phần giữ vững ổn định chính trị – xã hội, tích cực đấu tranh chống tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, trực tiếp tham gia và thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Với quan niệm báo chí cách mạng là mặt trận chiến đấu của cách mạng, Bác chỉ ra rằng: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Bác nói: “Bài báo là tờ hịch cách mạng”. Cho nên điều đầu tiên mà bất cứ người cầm bút nào trên mặt trận báo chí cách mạng phải hiểu rõ mục tiêu và nhiệm vụ của cách mạng là gì? Như Bác từng nói: “Bắn thì phải có bia, phải có mục tiêu”. Nghĩa là ngòi bút phải gắn với đối tượng.
Đối tượng mà Bác hướng đến ở đây chính là phục vụ Nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho thống nhất nước nhà và hòa bình thế giới. Tháng 5/1949, trong thư gửi lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng đầu tiên ở chiến khu Việt Bắc, Bác chỉ rõ: “Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung”. Để thực hiện được nhiệm vụ ấy, người làm báo cách mạng trước hết phải là người chiến sĩ cách mạng. Nhiệm vụ của báo chí đòi hỏi người làm báo phải có đủ phẩm chất của người cán bộ cách mạng, không ngại gian khó, hy sinh (kể cả hy sinh tính mạng), vì Nhân dân phục vụ. Người làm báo phải dùng cây bút, trang giấy làm vũ khí sắc bén chiến đấu cho mục đích vẻ vang của cách mạng.
Tại Đại hội II Hội Nhà báo Việt Nam (16/4/1959), Bác có nhận xét rằng ưu điểm của các nhà báo là cơ bản nhưng khuyết điểm thì cũng còn nhiều. Một trong những khuyết điểm đó là “nắm vấn đề chính trị không được chắc chắn”. Bác căn dặn: “Tất cả những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nói đến báo chí trước hết là nói đến cán bộ báo chí”, họ là người cán bộ cách mạng, biết đặt quyền lợi của dân tộc, của Nhân dân lên trên hết. Người làm báo phải là những chiến sĩ trên mặt trận báo chí. Đây là tư tưởng bao trùm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về người làm báo.
Trong bài nói chuyện tại Đại hội III của Hội Nhà báo Việt Nam (8/9/1962), Bác nói: “Kinh nghiệm của tôi là thế này: Mỗi khi viết một bài báo, thì đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc”.
Bác căn dặn người làm báo rằng: “Người cách mạng gặp khó khăn thì phải đánh thắng khó khăn, chứ không chịu thua khó khăn. Có người chỉ muốn làm cái gì để lưu danh thiên cổ. Muốn viết bài cho oai, muốn đăng bài mình lên các báo lớn. Cái đó cũng không đúng. Những khuyết điểm đó đều do chủ nghĩa cá nhân đẻ ra. Họ không thấy rằng: làm việc gì có ích cho Nhân dân, cho cách mạng đều là vẻ vang. Muốn tiến bộ, muốn hay thì phải cố gắng học hỏi, ra công rèn luyện. Chớ tự ái tự cho mình là tuyệt rồi. Tự ái tức là tự phụ, mà tự phụ là kẻ địch dữ tợn, nó ngăn chặn con đường tiến bộ của chúng ta”.
Khắc ghi lời dạy của Bác, các thế hệ nhà báo luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân, rèn luyện bản lĩnh chính trị đi liền với rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp. Xem việc học và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách của Bác, nhất là những dạy của Bác đối với người làm báo là một việc làm hết sức cần thiết. Để từ đó, những người làm báo sẽ từng bước trưởng thành, thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền cổ vũ việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước và là diễn đàn của Nhân dân, là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa.
Trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, thực sự là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, đoàn thể xã hội và là diễn đàn của Nhân dân, góp phần định hướng dư luận xã hội, cầu nối “ý Đảng với lòng dân”, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Để làm được điều đó, đội ngũ những người làm báo cần phải tích cực trau dồi, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, nghiệp vụ, phong cách làm báo theo gương nhà báo Hồ Chí Minh.
Trải qua 61 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ phóng viên Báo Quân khu 4 khắc ghi lời Bác dạy, luôn nỗ lực hết mình trong công việc. Không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, luôn đề cao tính chiến đấu, tiên phong, vững vàng trên mặt trận chính trị, tư tưởng, văn hóa của một người làm báo, sẵn sàng xông pha trước mọi hiểm nguy, tuyên truyền kịp thời, chính xác thông tin đến cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên địa bàn. Tự hào xứng đáng là lá cờ đầu, là tiếng nói của Lực lượng vũ trang Quân khu.
Học tập cách viết của Bác, luôn xác định đối tượng, mục đích viết làm tiêu chí cơ bản hàng đầu. Cùng với việc nắm được đối tượng độc giả cả về trình độ, tâm tư, nguyện vọng, mỗi bài viết, mỗi ngôn từ của đội ngũ phóng viên, nhân viên báo Quân khu 4 luôn mang tính ngắn gọn, cô đọng, súc tích nhưng có tính thuyết phục và sức lan tỏa rộng sâu.
Phát huy truyền truyền thống vẻ vang của người làm báo, dẫu trước mắt đang còn nhiều khó khăn, thử thách, đặc biệt là tác động mạnh mẽ, trực tiếp trước sự phát triển của các công cụ truyền thông hiện đại, sự thay đổi xu hướng phát triển báo chí... song đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Quân khu 4 luôn đoàn kết, đồng lòng, phấn đấu từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh thông tin. Trong đó, chú trọng tập trung phản ánh nhanh, chính xác những kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu; tình hình của các địa phương trên địa bàn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của bạn đọc. Tự hào về lịch sử vẻ vang của mình, mỗi cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Quân khu 4 sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, không ngừng nỗ lực để Báo luôn là sự lựa chọn tin cậy của bạn đọc trên địa bàn 6 tỉnh Quân khu 4 nói riêng và cả nước nói chung.
St và trình bày: NGUYỄN NGA
Bạn đọc phản hồi (0) Nội dung * Gửi bài đánh giá Gửi bài đánh giáTừ khóa » Tờ Báo đầu Tiên Của Cách Mạng Nga Là Gì
-
Vedomosti – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tờ Báo đầu Tiên Của Cách Mạng Nga Là Gì?
-
Tờ Báo đầu Tiên Của Cách Mạng Nga La Gi - 123doc
-
Tờ Báo đầu Tiên Của Cách Mạng Nga - 123doc
-
Top 12 Tờ Báo đầu Tiên Của Cách Mạng Nga La Gì Mới Nhất Năm 2022
-
Nguyễn Ái Quốc Và Sự Ra đời Của Báo Chí Cách Mạng Việt Nam
-
Cội Nguồn Báo Chí Cách Mạng Việt Nam
-
Kỷ Niệm 97 Năm, Ngày Báo Chí Cách Mạng Việt Nam (21/6/1925-21 ...
-
Chủ Tịch Hồ Chí Minh - Người Thầy Vĩ đại Của Báo Chí Cách Mạng ...
-
Sứ Mệnh Người Làm Báo Trong Thời đại Mới Dưới ánh Sáng Tư Tưởng ...
-
Rong Suốt Cuộc đời Hoạt động Cách Mạng Của Mình, Chủ Tịch Hồ Chí ...
-
Bài 4: Cách Mạng Tháng Mười Và Sự Ra đời Của Nhà Nước Công ...
-
Cách Mạng Tháng Mười Nga Với Hồ Chí Minh Và Cách Mạng Việt ...
-
Nguyễn Ái Quốc Với Tờ Báo Cách Mạng đầu Tiên Le Paria
-
Về Cuộc “gặp Gỡ” Giữa Chủ Tịch Hồ Chí Minh Với Lãnh Tụ Lênin
-
Bác Hồ - Nhà Báo Vĩ đại
-
100 Năm Báo Le Paria-Người Cùng Khổ Xuất Bản Số đầu (1/4/1922-1 ...