Báo Công Thương-Tin Tức Kinh Tế Cập Nhật Mới Nhất 24h Qua

Bản tin Chuyển động Công Thương ngày 6/7/2024 gồm các thông tin về thị trường, hoạt động thương mại đáng chú ý, với những nội dung chính sau đây:

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định về DPPA; Nâng cao nhận thức về mua sắm an toàn qua trưng bày hàng thật - hàng giả; Xúc tiến thương mại thúc đẩy xuất khẩu nông sản tăng trưởng ấn tượng.

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA)

undefined
Các doanh nghiệp FDI quan tâm đến Nghị định về DPPA

Chiều 5/7 tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 80/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến và trực tiếp với sự tham dự trực tiếp của đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, Trung ương. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị.

Hội nghị do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì được tổ chức ngay sau chuyến công tác tháp tùng Thủ tướng và Phu nhân thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6-3/7 theo lời mời của Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo (Han Đắk Su). Tại Hàn Quốc, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của nước này đã bày bỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực mà hai bên còn nhiều tiềm năng như: điện năng, năng lượng tái tạo, công nghiệp khoáng sản…

Do vậy, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị này nhằm kịp thời triển khai, tổ chức thực hiện Nghị định Cơ chế mua bán điện trực tiếp đến các cấp, ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, từ đó tạo động lực cho doanh nghiệp trong và ngoài nước mở rộng đầu tư.

Trước đó, ngày 3/7, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn. Đây được đánh giá là một văn bản pháp luật đột phá, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng năng lượng sạch và thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Nghị định số 80/2024/NĐ-CP là kết quả của quá trình nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế và đánh giá kỹ lưỡng thực trạng tại Việt Nam. Việc ban hành Nghị định thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng thị trường điện cạnh tranh, minh bạch, thu hút nguồn vốn tư nhân vào đầu tư và sử dụng năng lượng tái tạo.

Nghị định cũng mang đến nhiều điểm sáng cho thị trường điện tái tạo Việt Nam, có thể kể đến như Khách hàng sử dụng điện lớn có thể mua điện trực tiếp từ nhà sản xuất. Đây là lần đầu tiên mô hình này được áp dụng tại Việt Nam, giúp giảm chi phí trung gian và mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên.

Nghị định cũng mở rộng đối tượng tham gia khi đơn vị phát điện năng lượng tái tạo từ điện gió hoặc điện mặt trời với công suất từ 10 MW trở lên có thể tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp.

Đặc biệt nghị định cũng loại bỏ rào cản khi việc mua bán điện trực tiếp qua Đường dây riêng không giới hạn về công suất và loại hình năng lượng tái tạo.

Tại Hội nghị, nhiều ý kiến đã bày tỏ sự ủng hộ và đánh giá cao về tính đột phá và ý nghĩa quan trọng của Nghị định này.

Đặc biệt tại hội nghị, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng đánh giá cao tiềm năng của Nghị định trong việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, từ đó thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam.

Đại diện tập đoàn Samsung, một trong những khách hàng sử dụng điện lớn tại Việt Nam, khẳng định Nghị định vừa được thông qua sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí điện, đồng thời đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng sạch và thân thiện với môi trường.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu rõ, Cơ chế mua bán điện trực tiếp được Bộ Công Thương, Chính phủ tập trung toàn lực xây dựng và ban hành với khối lượng nội dung chuyên môn rất sâu và trong một khoảng thời gian ngắn kỷ lục; đây là cơ chế được rất nhiều tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các khách hàng sử dụng điện lớn và khách hàng FDI quan tâm.

Bộ trưởng cũng cho biết Bộ Công Thương sẵn sàng tiếp thu ý kiến của các đơn vị để nghiên cứu và có giải đáp.

Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp được đánh giá là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển thị trường năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Với sự ủng hộ của các tổ chức và doanh nghiệp, cùng sự quyết tâm của Chính phủ, hy vọng Nghị định sẽ góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển năng lượng bền vững và bảo vệ môi trường của đất nước.

Nâng cao nhận thức về mua sắm an toàn qua trưng bày hàng thật - hàng giả

undefined

Nhân kỷ niệm 67 năm Ngày Truyền thống lực lượng Quản lý thị trường (3/7/1957-3/7/2024), sáng 3/7, Tổng cục Quản lý thị trường tiếp tục tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề: “Nhận diện Thực phẩm thật - giả”, tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Đây là lần thứ 12 Phòng trưng bày của Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa đón khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, trang bị kiến thức phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.

Với chủ đề “Nhận diện Thực phẩm thật - giả”, Tổng cục Quản lý thị trường trưng bày trên 400 sản phẩm, điểm nhấn chính là các loại lương thực, thực phẩm như gạo Ông Cua, gạo Ngon Nhất, gạo Séng Cù, đậu tương, sữa bột Pediasure, sữa bột Glucerna, sữa bột Ensure Gold, kẹo Hubba Bubba, bánh cốm Nguyên Ninh, mật ong... cùng nhiều các sản phẩm thuộc lĩnh vực đồ uống, thực phẩm chức năng. Đây là các sản phẩm thiết yếu, có nhu cầu cao, được người dân tiêu thụ hàng ngày.

Đáng chú ý, Phòng trưng bày đã dành một khoảng không gian nổi bật để trưng bày các sản phẩm vàng trang sức vi phạm bị lực lượng Quản lý thị trường phát hiện, xử lý trong thời gian vừa qua. Những sản phẩm này chủ yếu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ như Chanel, LV…

Tại sự kiện lần này, Tổng cục còn trưng bày các sản phẩm do Cục Quản lý thị trường các tỉnh, TP. Hà Nội, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Thanh Hóa phát hiện, thu giữ trong các vụ kiểm tra lớn vừa qua, như lô bút giả mạo nhãn hiệu Thiên Long, các loại dầu gội đầu, nước xả vải nhãn hiệu Comfort, Romano, Sunsilk, OMO... để người dân biết và nhận diện dấu hiệu vi phạm.

Việc thường xuyên mở cửa Phòng Trưng bày hàng giả - hàng thật với đa dạng chuyên đề hàng hóa, Tổng cục Quản lý thị trường đã giúp người tiêu dùng nhận diện cơ bản hàng giả - hàng thật, giảm thiểu rủi ro khi mua sắm.

Xúc tiến thương mại thúc đẩy xuất khẩu nông sản tăng trưởng ấn tượng

undefined
Ngoài sự vào cuộc của các Bộ, ngành, hệ thống chính trị các cấp, phải kể tới sự nỗ lực trong công tác xúc tiến thương mại nông sản của từng địa phương

Trong 6 tháng đầu năm 2024, nhiều sản phẩm chủ lực trong ngành nông nghiệp được cả mùa” và giá, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông sản và thu nhập của người sản xuất.

Có được kết quả này, ngoài sự vào cuộc của các Bộ, ngành, hệ thống chính trị các cấp, phải kể tới sự nỗ lực trong công tác xúc tiến thương mại nông sản của từng địa phương.

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu nông sản tiếp tục điểm sáng trong bức tranh kinh tế khi duy trì được đà tăng trưởng hết sức ấn tượng. Thống kê 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt 12,9 tỷ USD. Trong đó, có 4 mặt hàng đạt kim ngạch tỷ USD, lần lượt là rau quả với 3,4 tỷ USD, cà phê với 3,22 tỷ USD, gạo với 2,97 tỷ USD và hạt điều với 1,92 tỷ USD.

Theo lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại, dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Chính phủ, công tác xúc tiến thương mại đã mang lại nhiều giá trị thực tiễn cho cộng đồng doanh nghiệp trên cả nước.

Các hoạt động xúc tiến thương mại đã góp phần kết nối tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp với các thị trường trong và ngoài nước để hỗ trợ có hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc khai thác tìm kiếm thị trường, tăng cường liên kết sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Nhìn từ thành công xúc tiến xuất khẩu vải thiều của tỉnh Hải Dương, cùng với việc phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá, tập trung, chuyên canh; ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật; đa dạng hoá chủng loại sản phẩm…, tỉnh Hải Dương luôn quan tâm đến công tác xúc tiến thương mại tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu nông sản của tỉnh.

Từ khóa » địa Chỉ Bộ Công Thương Tại Hà Nội