Bảo đảm Công Bằng Trong điều Tiết Thu Nhập Của Các Tầng Lớp Dân Cư
Có thể bạn quan tâm
- Chuyển động Tài chính
Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 hướng dẫn thực hiện, trong đó đã thống nhất các nội dung hướng dẫn về chính sách thuế thu nhập cá nhân và một số nguyên tắc chung về quản lý thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Nghị định số 65/2013/NĐ-CP và thay thế 10 Thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân trước đây của Bộ Tài chính. Đối với các nội dung cụ thể về quản lý thuế thu nhập cá nhân như thủ tục hồ sơ khai, nộp thuế thu nhập cá nhân... được hướng dẫn tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 1//7/2013. Vậy đâu là những kết quả đạt được sau khi Luật được áp dụng vào thực tiễn, thưa ông ? Đến nay, qua gần một năm triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập cá nhân đã khắc phục được những tồn tại trong quá trình thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, đồng thời tăng cường cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Cụ thể, thứ nhất, chính sách thuế thu nhập cá nhân được sửa đổi, bổ sung đã bảo đảm giảm mức đóng góp đối với người nộp thuế, từng bước nâng cao đời sống của người dân, bảo đảm mục tiêu giảm tỷ lệ động viên thuế, phí trên GDP. Nhờ đó, kết quả số nộp ngân sách nhà nước từ thuế thu nhập cá nhân của năm 2013 là 47.000 tỷ đồng đạt 86% so với dự toán bằng 104,5% so với cùng kỳ.
Thứ hai là, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện khai thuế, nộp thuế. Thể hiện qua một số nội dung như: giảm tần suất khai thuế, cụ thể chỉ áp dụng khai thuế theo tháng đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập phát sinh số thuế khấu trừ trong tháng của ít nhất một loại tờ khai thuế thu nhập cá nhân từ 50 triệu đồng trở lên trước đây là từ 5 triệu đồng trở lên; các đối tượng khác được khai thuế theo quý. Giảm khối lượng quyết toán thuế không cần thiết, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, Nghị định số 65/2013/NĐ-CP và Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn cụ thể 5 trường hợp không phải quyết toán thuế.
Cùng với đó là luật đã góp phần làm đơn giản thủ tục cho người nộp thuế bằng cách việc hoàn thuế được thực hiện theo hồ sơ quyết toán thuế, người nộp thuế không phải làm hồ sơ hoàn thuế. Nâng mức thu nhập phải khấu trừ thuế từ 1 triệu đồng lên 2 triệu đồng/lần đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động dưới ba tháng không phân biệt cá nhân có hay chưa có mã số thuế để giảm số lượng cá nhân làm thủ tục hoàn thuế và phù hợp với quy định của Luật sửa đổi, bổ sung là nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc. Cấp mã số thuế cho người phụ thuộc theo hướng đơn giản: cơ quan thuế tự động cấp dựa trên thông tin có sẵn tại hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh mà không yêu cầu người nộp thuế phải cung cấp thêm bất kỳ một loại giấy tờ nào khác.
Có ý kiến cho rằng, người dân không sợ nộp thuế, cái chính phải công bằng khi xác định các khoản thu nhập chịu thuế, không chịu thuế, miễn thuế một cách rõ ràng, minh bạch, ông nhìn nhận như thế nào về ý kiến này? Trước hết, tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu, điều tiết vào thu nhập nhận được của cá nhân trong một kỳ tính thuế nhất định; thuế thu nhập cá nhân có phạm vi điều tiết rất rộng, tác động trực tiếp đến thu nhập của người dân. Do đó, thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế có mức độ nhạy cảm rất cao và nhận được sự quan tâm, theo dõi của đông đảo tầng lớp dân cư.
Chính vì vậy, các quy định về chính sách thuế và quản lý thuế thu nhập cá nhân hiện hành đã được nghiên cứu, xây dựng trên quan điểm này và hướng tới mục tiêu là “bảo đảm công bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư” và “bảo đảm đơn giản, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, minh bạch và công khai” thể hiện qua một số nội dung: đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là khoản thu nhập có tính chất thường xuyên, ổn định của cá nhân trong năm, nên mức thu nhập tính thuế được tính theo năm và xác định nghĩa vụ thuế theo tháng.
Khi xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công được trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện và các khoản giảm trừ theo quy định như giảm trừ gia cảnh, giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo... Việc áp dụng Biểu thuế lũy tiến từng phần khi xác định số thuế phải nộp cho phép động viên bình đẳng giữa các cá nhân có thu nhập từ kinh doanh và cá nhân làm công, ăn lương, bảo đảm người có thu nhập cao sẽ phải nội thuế nhiều và ngược lại.
Đối với các loại thu nhập từ đầu tư như lãi tiền cho vay, lãi tiền gửi tiết kiệm, lợi tức cổ phần, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản và các khoản thu nhập khác như trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là những khoản thu nhập không thường xuyên nên thực hiện kê khai, nộp thuế theo từng lần phát sinh thu nhập, chủ yếu được thực hiện theo phương pháp khấu trừ tại tổ chức trả thu nhập nên không làm tăng thủ tục hành chính cho người nộp thuế.
Cụ thể hơn, ngành Thuế đã thực hiện những biện pháp nào để hỗ trợ việc thực hiện thuế thu nhập cá nhân được minh bạch, đơn giản, dễ thực hiện thưa ông ? Để hỗ trợ cá nhân trong việc đơn giản, dễ thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân, ngành Thuế đã triển khai rất nhiều các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế như: tập huấn chính sách thuế mới hàng năm, tại cơ quan thuế các cấp đều có bộ phận tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, tổ chức tuần lễ hỗ trợ khai quyết toán thuế, cung cấp miễn phí các phần mềm hỗ trợ khai thuế, thực hiện khai thuê điện tử...
Ngành Thuế cũng đã áp dụng quản lý thuế thu nhập cá nhân hiện đại bằng phần mềm quản lý thuế trên phạm vi toàn quốc và đang tiếp tục nâng cấp các ứng dụng nhằm hỗ trợ cá nhân trong việc trả cứu thông tin về thu nhập phục vụ cho việc thực hiện nghĩa vụ quyết toán thuế.
Ngành Thuế đã triển khai cấp mã số thuế cho người nộp thuế và hiện nay đang tiếp tục cấp mã số thuế cho người phụ thuộc, để bảo đảm xác định chính xác thu nhập của cá nhân trên phạm vi toàn quốc, bảo đảm công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của cá nhân và tránh việc lợi dụng như doanh nghiệp khai khống thu nhập trả cho cá nhân để tính là chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc hoặc kê khai trùng người phụ thuộc để giảm thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế năm 2012 đã bảo đảm theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính khi thực hiện nghĩa vụ thuế nói chung cũng như thuế thu nhập cá nhân nói riêng đã ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế. Thực tế khi thu thuế thu nhập cá nhân đối với những cá nhân có thu nhập cao như ca sỹ, nghệ sỹ... trong thời gian qua có gặp những trở ngại, thưa ông đó có phải là rủi ro trong quản lý thuế ? Có thể nói, về nguyên tắc công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân hiện nay được thực hiện căn cứ trên việc quản lý mã số thuế của người nộp thuế không phân biệt lĩnh vực chuyên môn của người nộp thuế. Tuy nhiên, trên thực tế mỗi nhóm ngành nghề lại có những đặc thù riêng, trong đó điển hình là nhóm cá nhân làm chủ các doanh nghiệp lớn, nhóm các ca sĩ, nghệ sỹ,… đây là nhóm người nộp thuế thường có nhiều nguồn thu nhập, và đã bị khấu trừ hoặc chưa bị khấu trừ thuế tại nguồn là 10% trên thu nhập khi nhận, tuy nhiên khi quyết toán thuế các cá nhân kê khai chưa đầy đủ thu nhập nhận được hoặc khi quyết toán cộng dồn các khoản thu nhập chịu thuế dẫn đến việc phải áp dụng mức thuế suất theo Biểu thuế lũy tiến với mức cao hơn 10% dẫn đến số thuế phải nộp chưa chính xác, thường là cao hơn so với số thuế đã khấu trừ là 10%.
Để khắc phục được vấn đề này, cơ quan thuế đã áp dụng biện pháp quản lý thuế theo rủi ro, theo đó đã tiến hành phân nhóm người nộp thuế để có hình thức quản lý thuế phù hợp gồm: truyền truyền, hỗ trợ, hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nộp thuế trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế; tiến hành phân tích dữ liệu khai nộp thuế của người nộp thuế trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế; tiến hành kiểm tra, thanh tra thuế định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Luật Quản lý thuế. Ví dụ, đối với nhóm ca sĩ, nghệ sỹ,… cơ quan thuế địa phương đã phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về cấp giấy phép biểu diễn để thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu về hoạt động biểu diễn cũng như thu nhập của từng cá nhân.
Một số kết quả quản lý thuế cụ thể, năm 2012, Cục Thuế TP. Hà Nội đã truy thu gần 600 triệu đồng của 6 ca sỹ. Năm 2013, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh truy thu trên 1,3 tỷ đồng của 5 ca sỹ và khoảng 1,1 tỷ đồng đối với 11 cá nhân là lãnh đạo của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngân hàng, xây dưng, bất động sản, thương mại... Để luật thuế này đi vào cuộc sống thực sự hiệu quả, theo ông cần phải đẩy mạnh các giải pháp nào?
Để đưa thuế thu nhập cá nhân đi vào cuộc sống, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai các nhóm giải pháp.
Thứ nhất là tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ của cơ quan thuế các cấp đối với các nội dung về chính sách và quản lý thuế thu nhập cá nhân đến đông đảo các tầng lớp nhân dân, người nộp thuế.
Thứ hai là hoàn thiện căn cứ pháp lý hướng dẫn về chính sách thuế thu nhập cá nhân, hướng tới mục tiêu các nội dung hướng dẫn ngày càng khoa học, đơn giản, minh bạch, bảo đảm thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Thứ ba là hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân theo hướng lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ, các quy định về khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế phải ngày càng đơn giản, thuận tiện tránh việc lạm thu, hoàn thuế chậm; tăng cường công tác quản lý người nộp thuế và người phụ thuộc thông qua việc cấp và quản lý mã số thuế; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ người nộp thuế như trong việc khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, tra cứu nghĩa vụ thuế và cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế.
Cuối cùng, để Luật thuế thu nhập cá nhân thực sự đi vào cuộc sống, bên cạnh những giải pháp về triển khai, thực hiện nêu trên thì Chính phủ cần sớm có cơ chế quản lý, kiểm soát chi tiêu cá nhân, giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt.
Xin cảm ơn ông !
Từ khóa » điều Tiết Thu Nhập Là Gì
-
Thuế Thu Nhập Là Gì? Thuế Thu Nhập Và điều Tiết Thu Nhập
-
Thuế Thu Nhập Cá Nhân Là Gì? Vai Trò Của Thuế Thu Nhập Cá Nhân?
-
Cải Cách Chính Sách Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Việt Nam Hướng Tới ...
-
Thuế Thu Nhập Cá Nhân đảm Bảo Công Bằng Trong điều Tiết Thu Nhập
-
Khái Niệm, Đặc Điểm Và Vai Trò Của Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
-
Thuế Thu Nhập – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Là Gì? Vai Trò, đối Tượng Chịu Thuế?
-
[PDF] Vai Trò Của Lương Và Thu Nhập Như Là động Lực Thúc
-
Khái Niệm Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp? Những Bất Cập Và Phương ...
-
Thông Tư 6-TC/TCT Hướng Dẫn Thu Khoản điều Tiết Thu Nhập Bổ Sung ...
-
Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp, Một Số đặc điểm ... - Luật Minh Khuê
-
Thuế Thu Nhập Cá Nhân Và Những Thông Tin Cần Nắm được
-
Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Việt Nam - Phamlaw
-
Thuế Là Gì? Khái Niệm Và đặc điểm Của Thuế? Các Loại Thuế Phải Nộp?