Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng Bắt Buộc đối Với Trường Hợp Nào?

Có bắt buộc phải bảo đảm thực hiện hợp đồng không?

Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư.

Căn cứ Điều 66 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn.

Tuy nhiên, quy định này không áp dụng đối với:

  • Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn: Cung cấp một hoặc một số hoạt động bao gồm:

- Lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc;

- Khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Khảo sát, lập thiết kế, dự toán;

- Lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

- Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định;

- Giám sát;

- Quản lý dự án;

- Thu xếp tài chính;

- Kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ;

- Các dịch vụ tư vấn khác.

  • Nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện. Mà tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
  • Nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự tham gia thực hiện của cộng đồng. Cụ thể, cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu đó trong các trường hợp sau đây:

- Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm.

Như vậy, việc nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng là bắt buộc (trừ một số trường hợp ngoại lệ), không giới hạn giá trị gói thầu.

bảo đảm thực hiện hợp đồng bắt buộc đối với trường hợp nàoBảo đảm thực hiện hợp đồng bắt buộc đối với trường hợp nào? (Ảnh minh họa)  

Khi nào bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả?

Cũng theo quy định trên, nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% - 10% giá trúng thầu (căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu).

Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành.

Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Đặc biệt, nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

- Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;

- Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

- Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Trên đây là giải đáp về thắc mắc Bảo đảm thực hiện hợp đồng bắt buộc đối với trường hợp nào? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Từ khóa » Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng Là điều Khoản Bắt Buộc Của Hợp đồng