Bảo Dưỡng Gầm Xe ô Tô, Quy Trình Bảo Dưỡng Gầm Xe ô Tô Chi Tiết
Có thể bạn quan tâm
Gầm xe ô tô là một bộ phận cực kỳ quan trọng đối với độ ổn định và độ an toàn của một chiếc xe. Hệ thống khung gầm là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nước bẩn bắn lên từ bánh xe, hay va chạm khi xe leo lề…Vì vậy, bảo dưỡng gầm xe ô tô là hạng mục nên lưu ý mỗi khi đến kỳ bảo dưỡng, để xe luôn ổn định nhất!
Gầm xe ô tô gồm những gì?
Khung gầm được xem như một bộ xương vững chắc chống đỡ các bộ phận cho xe ô tô. Khung gầm sẽ được cấu tạo cùng khung xe.
Ngoài mục đích là ”xương sườn” nâng đỡ, thì khung gầm xe hơi còn là nơi để máy móc thiết bị được gắn vào và liên kết lại tạo nên một chiếc xe hoàn chỉnh. Hiện khung gầm sẽ có 2 loại: Khung liền vỏ & khung rời vỏ.
- Khung liền vỏ: Khung này gần như đã là một chiếc xe hoàn chỉnh vì đã tạo ra hình dáng của chiếc xe. Dòng khung này chỉ cần lắp thêm sàn, cửa và kính xe là hoàn thiện
- Khung rời: Được xem như một khối thép dày, kỹ sư cần ốp thêm vỏ và các động cơ máy móc vào.
Cấu tạo chi tiết gầm ô tô
Gầm ô tô bao gồm các chi tiết: Trục cát đăng, 4 bánh xe di chuyển và cụm vi sai
Trục cát đăng
Có hình dáng trục ống với bánh răng, được nối với 2 bộ vi sai sau trước cùng nhau. Động lực truyền từ bánh trước ra bánh sau để giúp xe di chuyển được tạo nên từ trục cát đăng này, và tương tự tác động đến tốc độ nhanh hay chậm của ô tô khi lái xe
4 bánh xe
Bánh xe gồm hệ thống phanh, vành quanh bánh, niềng bánh, bên trong có xăm/ruột đặc, trục bánh xe
Cụm vi sai
Nhiều bánh răng được nối với nhau tạo thành cụm vi sai. Xe di chuyển được cũng nhờ cụm vi sai truyền động lực từ động cơ vào trục cát đăng.
Các dạng khung gầm ô tô phổ biến
Hiện nay có rất nhiều kiểu khung gầm cho ô tô, tuy nhiên vẫn phổ biến các dạng sau:
Khung gầm hình thang
Là mẫu khung gầm phổ biến trên các dòng xe SUV, với hình dáng một chiếc thang có hai thanh dọc dài cùng các thanh ngang nối hai bên.
Khung gầm hình thang sẽ chịu tải chính vào hai thanh dọc hai bên, các thanh ngang có tác dụng tăng độ cứng xoắn và chống đỡ cho xe
Ưu điểm của khung gầm ô tô hình thang: Có thể lắp ráp bằng tay và giá rẻ.
Nhược điểm : Chịu lực thấp hơn so với các khung gầm khác
Khung gầm ống rỗng
Cấu tạo cực kỳ phức tạp và mất thời gian để chế tác, chính là khung gầm ống rỗng. Các mẫu xe sử dụng khung gầm này đơn cử phải kể tới các mẫu xe siêu sang như Lamborghini Diablo, Ferrari, TVR hay Caterham và Jaguar Xj220
Ưu điểm: Chắc chắn và chịu trọng lực tốt
Nhược điểm: Mất thời gian và cấu tạo phức tạp
Khung gầm ô tô liền khối
Là mẫu khung gầm phổ biến nhất hiện nay khi tất cả các hãng xe đều đã đưa vào sx hàng loạt.
Ưu điểm giá thành rẻ, và mức độ bảo vệ cao khi xảy ra trường hợp va chạm, đồng thời không chiếm diện tích của xe.
Nhược điểm: Nặng và phải sản xuất với dây chuyền lớn.
Khung gầm Ulsab liền khối
Là mẫu khung gầm mới xuất hiện và được ứng dụng vào các hãng xe lớn như BMW 3 hay Opel Astra
Mẫu khung gầm có trọng lượng nhẹ hơn khung gầm liền khối thường, tuy nhiên lại có độ rắn chắc và chắc chắn.
Nhược điểm: Các dòng xe thể thao không phù hợp để gắn vì trọng lượng khá nhẹ
Khung gầm xương sống
Các mẫu xe thể thao nhỏ rất thích hợp lắp khung gầm xương sống. Khung gầm này được tối giản hết mức để tạo không gian cho xe.
Ưu điểm: Chi phí sản xuất thấp, dễ chế tạo bằng tay
Nhược điểm: Không phù hợp với các dòng xe lớn thể thao
Gầm ô tô có cần thiết bảo dưỡng định kỳ không?
Gầm xe ô tô đặc biệt quan trọng đối với người sử dụng xe. Muốn xe di chuyển êm ái, hoạt động trơn tru cần đặc biệt quan tâm tới gầm xe.
Khi nào cần bảo dưỡng gầm cho xe hơi?
Nên để ý các dấu hiệu của gầm xe như sau, để kịp thời mang xe tới trung tâm chăm sóc bảo dưỡng:
- Xe phát ra tiếng lạ nơi gầm máy, động cơ hoạt động yếu và có sức ì
- Đi đường bằng thấy xe bị lệch trái/ phải
- Khi phanh/dừng, lốp bị rít mạnh
- Phanh không ăn => nguy hiểm
- Tiếng động bất thường tại hệ thống xả khí của xe
- Nước làm mát có nhiệt độ thay đổi bất thường
- Rò rỉ nước ở gầm xe, xe có tiếng ồn mạnh
Gầm xe hư hỏng do nguyên nhân gì?
Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới hư hỏng gầm. Tuy nhiên các nguyên nhân chính dẫn tới hư hỏng gầm xe được phân thành 2 kiểu:
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan tới từ những vấn đề trong gầm máy xe, ví dụ:
- Nguyên nhân về tay lái
- Nguyên nhân về phanh
- Nguyên nhân khí nén
- Nguyên nhân do thời tiết (bão lụt hỏng gầm)
Nguyên nhân chủ quan
Do tay lái của chủ xe, do quan sát không kỹ khi tạt lề, leo vỉa hè cán gầm, dẫn tới gãy gầm xe và ảnh hưởng tới máy móc của xe
Các nguyên nhân chi tiết XEM NGAY TẠI ĐÂY: https://baohaauto.vn/cach-kiem-tra-khung-gam-o-to/
Quy trình bảo dưỡng gầm xe ô tô
Để tìm được một nơi bảo dưỡng gầm xe ô tô uy tín quả thực không hề đơn giản, hiện trên thị trường có rất nhiều gara trục lợi với cách sửa chữa chộp giật.
Vì vậy, bạn nên đọc qua một chút về quy trình bảo dưỡng gầm, các bước bảo dưỡng gầm ô tô để tránh bị chặt đẹp nhé:
Bước 1: Tiếp nhận xe & kiểm tra xe
Kỹ thuật viên sẽ tiếp nhận yêu cầu của bạn và kiểm tra sơ bộ về những vấn đề gầm xe của bạn đang gặp phải
Bước 2: Báo lỗi xe đang gặp phải
Kỹ thuật viên kiểm tra xe cùng tư vấn dịch vụ sẽ báo lỗi hư hỏng cho khách hàng
Bước 3: Báo chi phí
Tư vấn dịch vụ lên chi phí bảo dưỡng khung gầm ô tô và báo lại cho khách hàng
Bước 4: Duyệt chi phí
Khách hàng duyệt chi phí bảo dưỡng khung gầm ô tô
Bước 5: Tiến hành bảo dưỡng
Tiến hành bảo dưỡng theo đúng báo giá và mục khách hàng lựa chọn, đồng thời báo tiến độ bảo dưỡng cho khách
Bước 6: Hoàn thiện
Hoàn thiện và kiểm tra chất lượng lần cuối để đảm bảo xe không gặp trục trặc gì
Bước 7: Bàn giao xe
Bàn giao xe cho khách và thanh toán chi phí
Bước 8: Chăm sóc khách hàng và giải quyết khiếu nại
Trên đây là Nội dung bảo dưỡng gầm xe ô tô chuẩn của một showroom sửa chữa, để bảo dưỡng khung gầm ô tô chuẩn, bạn nên chọn lựa các showroom uy tín được nhiều người đánh giá tốt.
Các lưu ý khi mang xe đi bảo dưỡng gầm
Bạn là chủ xế và xe của bạn đang có các dấu hiệu lạ như xả khói đen, khói trắng, sập gầm, sệ đuôi. Cần mang tới gara chăm sóc ngay để kiểm tra xe
Nên bảo dưỡng xe định kỳ và bảo dưỡng khung gầm, để xe kịp thời thay thế khắc phục các hư hỏng.
Nên sử dụng các phụ kiện hỗ trợ cho gầm xe như: Cao su giảm chấn/ đệm giảm sóc ô tô, tăng cường lực cho lò xo giảm sệ đuôi hiệu quả.
Cao su giảm chấn
Hoặc lưu ý lắp đặt cảm biến áp suất lốp cho xe, tránh các trường hợp xấu từ bánh xe gây nên.
Dán cách âm chống ồn cũng là giải pháp hiệu quả làm giảm các tạp âm, tiếng ồn từ gầm máy xe.
Cách âm chống ồn ô tô
Bảo Hà Auto – Chuyên gia nội thất ô tô
Tư vấn thêm và đặt hàng xin liên hệ:
Hotline 0986.185.588 (Zalo)
Adress: Lô 9, Khu BT1, Vinaconex 3, Trung văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Bản đồ chỉ đường: g.page/baohaauto?share
Fanpage: facebook.com/noithatotobaoha
Youtube: bit.ly/Baohaauto
Từ khóa » Các Bộ Phận Gầm Xe ô Tô
-
Hệ Thống Gầm ô Tô: Cấu Tạo, Nguyên Lý Và Chức Năng Chi Tiết
-
Tên Gọi Các Bộ Phận Trên Xe ô Tô? Chức Năng Các Bộ Phận Của Xe ô Tô
-
Cấu Tạo ô Tô: động Cơ, Khung Gầm, Cabin, Hệ Thống điện - VinFast
-
Tên Gọi Các Bộ Phận Trên Xe Ô Tô Quan Trọng Nhất - Kata Vina
-
Gầm ô Tô Là Gì? Nên Bảo Dưỡng Gầm ô Tô Như Thế Nào đảm Bảo Nhất?
-
Tìm Hiểu Cấu Tạo Gầm ô Tô Và Cách Bảo Dưỡng Gầm Xe
-
Cấu Tạo Các Hệ Thống Gầm ô Tô Toyota - Tailieuoto
-
Cấu Tạo Gầm ô Tô Và Cách Bảo Dưỡng - Cartimes
-
12 Dấu Hiệu Cần Bảo Dưỡng Gầm Xe Ô Tô | Hoàng Mỹ Workshop
-
Khám Phá Thành Phần Cấu Tạo Chung Của ô Tô | DPRO Việt Nam
-
Tìm Hiểu Cấu Tạo Gầm Xe Tải Isuzu Và Hướng Dẫn Bảo Dưỡng
-
Khung Gầm ô Tô - Khung Gầm Là Gì: Thiết Bị Và Nguyên Lý Hoạt động
-
Cấu Tạo ô Tô: Chi Tiết Về Khung Gầm Và Quá Trình Sản Xuất Chúng