Bảo Dưỡng Và Chăm Sóc Bể Cá Cảnh Biển
Có thể bạn quan tâm
Khoảng một tháng đầu chắc chắn sẽ là thời gian căng thẳng nhất cho bạn và bể mới của bạn. Vì vậy, dưới đây là một số hướng dẫn của Thủy Cung Xanh để giúp bạn có được một bể cá cảnh biển đẹp và bền vững.
1. Giám sát amoniac (NH3/NH4) và nitrat (NO3)
Amoniac (NH3/NH4) và nitrat (NO3) là các sản phẩm sinh ra trong bể từ quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ như thức ăn thừa, chất thải của cá… Đây là các chất độc đối với cá, hải quỳ và san hô trong bể.
Quá trình chạy chu trình thông thường trong bể của bạn diễn ra trong suốt 3 đến 6 tuần đầu tiên. Trong thời gian quan trọng này, bạn nên cẩn thận theo dõi amoniac và nitrit (NO2) trong bể bằng các dụng cụ/bộ thử (test kit) chuyên dụng.
Nếu nhìn thấy cá bị căng thẳng – stress (cá có hiện tượng bơi như tên bắn xung quanh bể, thở hổn hển hoặc không di chuyển), có thể bạn phải thay nước một phần. Nếu cá trông có vẻ thực sự không khỏe, chúng có thể cần phải được chuyển đến một bể chứa hoặc bể nuôi giữ khác cho đến khi độc tính của bể giảm xuống. Bạn nên luôn luôn có sẵn muối tổng hợp và nước đã khử clo (tốt nhất là nước lọc RO) để thay khi cần.
2. Giám sát PH
Cùng với việc giám sát amoniac và nitrit, bạn nên lưu ý cẩn trọng về pH. Bạn nên luôn luôn theo dõi độ pH, không chỉ trong quá trình chạy chu trình. Độ pH sẽ có xu hướng giảm theo thời gian và cần được tăng lên đến mức tiêu chuẩn (pH = 8 – 8.5).
Cách dễ nhất để nâng độ pH là thông qua bổ sung sodium bicarbonate (tức là baking soda, hay NaHCO3). Trộn một muỗng baking soda trong mộ ly nước lọc RO và từ từ thêm vào bể (1-2h). Baking soda sẽ gây ra sự sụt giảm độ pH trong ngắn hạn, nhưng sẽ mang lại độ pH lên 8,2 theo thời gian.
3. Bổ sung thêm nước
Qua thời gian, nước sẽ bốc hơi ra khỏi bể và cần phải được bổ sung. Nước bay hơi là nước ngọt và cần phải được bổ sung bằng nước ngọt. Bạn không nên sử dụng nước mặn làm nước bổ sung (trừ khi bạn muốn tăng độ mặn của bể).
4. Làm sạch tảo
Khi bể chạy một thời gian, tảo sẽ bắt đầu phát triển (thường là khoảng 2 hoặc 3 tuần). Thông thường tảo nâu/tảo cát (diatoms), sẽ là tảo đầu tiên xuất hiện trong bể. Tảo nâu thường sẽ bao phủ tất cả mọi thứ trong bể và cần phải được làm sạch mỗi tuần (hoặc hơn). Qua thời gian tảo lục vượt qua những tảo cát và tảo nâu sẽ biến mất. Nếu không, có thể là không có đủ ánh sáng cho tảo màu lục để cạnh tranh với tảo cát.
5. Kiểm soát ánh sáng
Ánh sáng trong bể cá cảnh biển, đặc biệt là bể có san hô/hải quỳ, rất quan trọng. Ánh sáng nhân tạo được sử dụng để mô phỏng ánh sáng tự nhiên. Vì vậy, bạn cần tuân thủ quy luật tự nhiên khi sử dụng đèn chiếu sáng cho bể. Thời lượng bật đèn khoảng 8 tiếng/ngày.
6. Thay nước lần đầu tiên
Sau khi hoàn tất bể chạy chu trình, đến thời gian cho việc thay nước lần đầu tiên. Mặc dù lượng nước thay thực sự là tùy thuộc vào bạn nhưng phải là một phần lớn nước. Một tỷ lệ trong khoảng 30 đến 50% lượng nước bể, thay 100% nước bể là một việc làm cực kỳ mạo hiểm và AquaZone không khuyến khích. Khi thay nước, lớp nền cũng nên được làm sạch. Có rất nhiều dụng cụ tẩy rửa lớp nền có bán trên thị trường. Tuy nhiên, một cách đơn giản để làm sạch nền là sử dụng ống vòi mềm để siphon (hút đáy) các chất bẩn lắng tụ.
Đặc tính thủy lý, thủy hóa của nước mới nên càng gần nước của bể càng tốt. Độ pH chỉ nên sai khác trong vòng 0 – 0,5 và nhiệt độ không nên sai khác quá 2oC. Thay nước ấm tốt hơn là nước lạnh (hãy tưởng tượng một cú sốc do tắm nước lạnh và bạn sẽ biết cá của bạn sẽ phản ứng như thế nào với việc thay nước lạnh hơn).
7. Lịch bảo trì thường xuyên
Sau khi thay nước lần đầu tiên, bạn nên thiết lập một lịch trình bảo trì thường xuyên. Một hoạt động giống như thay nước hàng tháng, cạo bỏ tảo hàng tuần và cho ăn hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian và/hoặc kỹ thuật để duy trì một bể cá cảnh biển luôn tươi đẹp. Thủy Cung Xanh sẵn sàng hỗ trợ bạn để làm những công việc trên! Mr.linh 0888 68 2345
Xem thêm
Cho cá cảnh biển ăn như thế nào là đúng cách? Thiết bị làm lạnh nước cho bể cá cảnh biển Kỹ thuật nuôi cá cảnh biển Bệnh thường gặp ở cá Rồng Kỹ thuật nuôi cá Koi Các loại thức ăn cho cá cảnh Sự thích nghi của san hô trong bể cá cảnh Kỹ thuật để cá La Hán lên màu, lên đầu 3 điều nên biết khi lắp đặt dàn hải sản nhà hàng Lựa chọn nhà cung cấp để có một bể cá cảnh đẹp Chất lượng nước máy để nuôi cá cảnh Những điều cần chú ý khi đặt bể cá cảnh ở phòng kháchTừ khóa » Cá Cảnh Biển Bỏ ăn
-
Danh Sách Các Bệnh Thường Gặp ở Cá Biển - Ez
-
Chữa Bệnh Cho Cá Cảnh Biển
-
Những Bệnh Thường Gặp ở Cá Cảnh Biển Và Cách Trị
-
Bệnh Thường Gặp ở Cá Cảnh Nước Mặn (cá Cảnh Biển)
-
Bật Mí Tuyệt Chiêu Cho Cá Cảnh Biển ăn đúng Cách
-
Các Lỗi Thường Gặp Khi Chăm Sóc Hồ Cá Cảnh Biển
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Cảnh Biển
-
Kinh Nghiệm Nuôi Cá Cảnh Biển Và Chơi Bể Cá Nước Mặn | Pet Mart
-
Những Bệnh Thường Gặp ở Cá Cảnh Biển Và Cách Trị ⋆ Cá Cảnh Mini
-
Những Loại Cá Cảnh Biển Dễ Nuôi Có Ngoại Hình Cực đẹp
-
5 Loài Cá Cảnh Biển Nên Chọn Và Cách Nuôi Hiệu Quả - .vn
-
Top 12 Loại Cá Cảnh Biển, Sống Trong Nước Mặn Cực đẹp Và Dễ Nuôi
-
Tảo đỏ - Cyano Cách Ngăn Ngừa Và Loại Bỏ Ra Khỏi Hồ Cá Cảnh Biển