Báo Giá ép Cọc Bê Tông Mới Nhất Năm 2022
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
Hiện nay ép cọc bê tông là phương pháp phổ biến trong xây dựng mang lại nhiều ưu điểm vượt trội. Vậy giá ép cọc bê tông móng nhà dân là bao nhiêu? Quá trình diễn ra như thế nào? Cùng Trạm bê tông tươi đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Cụ thể: Giá dịch vụ ép cọc bê tông cốt thép vuông có mức giá giao động khoảng từ 135.000đ/m đến 165.000đ/m với loại cọc 200×200 so với loại cọc 300×300 là từ 250.000đ/m đến 235.000đ/m.
Ép cọc bê tông để làm gì ?
Ép cọc bê tông là phương pháp gia công độ cứng, độ chắc chắn cho nền đất. Nền đất tốt thì độ chịu tải sẽ cao hơn, thi công móng nền sẽ dễ dàng và đơn giản hơn. Đất nền ngày nay đa số có độ chịu tải kém, thậm chí có nhiều công trình xây dựng không gia cố đất nền nên đã dẫn đến hiện tượng sụt lún, nứt tường gây mất an toàn cho người sử dụng. Chính vì thế, việc ép cọc bê tông là việc cần thiết và vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng.
Lợi ích của việc ép cọc bê tông trong các công trình xây dựng:
- Có sức chịu tải lớn, có thể ứng dụng trong mọi công trình từ nhỏ đến lớn
- Không gây tiếng ồn, không làm ảnh hưởng các công trình gần đó
- Dễ dàng xác định tải trọng của nền móng
- Thời gian thi công nhanh chóng, dễ dàng
Những phương pháp ép cọc bê tông phổ biến
Trong xây dựng hiện nay có hai phương pháp ép cọc bê tông phổ biến, được đưa vào sử dụng rộng rãi, đó là ép đỉnh cọc bê tông và ép cọc ôm. Mỗi phương pháp sẽ có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ về 2 phương pháp này nhé
Ép đỉnh cọc bê tông
Phương pháp này dùng lực ép được tác động từ đỉnh cọc sau đó ấn xuống.
Ưu điểm:
- Lực được tạo ra trong quá trình kích thủy lực và được truyền trực tiếp lên đầu cọc cho ra hiệu quả tốt hơn.
- Dễ dàng hạ cọc sâu xuống lòng đất.
Nhược điểm:
- Khi thiết kế cọc ép phải khống chế chiều cao giá ép khoảng 6-8m do chiều cao của hệ khung gá cố định và hệ khung gá di động lớn hơn chiều dài của cọc.
Ép cọc ôm
Phương pháp này lực ép được tác động từ hai bên hông để ấn cọc xuống.
Ưu điểm:
- Không gây tiếng ồn, không làm ảnh hưởng đến các công trình khác
- Cọc được ép thử từng đoạn nên có thể dễ dàng xác định được lực ép của cọc
Nhược điểm:
- Không thi công với những cọc có sức chịu tải lớn.
Một số phương pháp thi công ép cọc bê tông phổ biến hiện nay
Một số phương pháp thi công ép cọc bê tông được sử dụng phổ biến hiện nay như: sử dụng máy Neo, máy bán tải, máy tải và robot. Mỗi loại sẽ có phương pháp và giá thành khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìn hiểu chi tiết về các phương pháp ở nội dung đoạn dưới đây nhé
Ép cọc bê tông bằng máy Neo
Ép cọc bê tông bằng máy Neo là phương pháp ép cọc bằng cách khoan mũi Neo sâu xuống lòng đất thay cho tải sắt hoặc tải bê tông. Phương pháp này thường được sử dụng cho các công trình nhà ở dân dụng, các công xưởng nhỏ, nhà nghỉ hoặc khách sạn.
Ưu điểm:
- Thời gian thi công nhanh chóng, dễ dàng thi công ở cả những khu vực có mặt bằng hẹp
- Tiếng ồn nhỏ, không ảnh hưởng đến các công trình xung quanh
- Chi phí thi công thấp
Nhược điểm:
- Khả năng chịu lực kém hơn các loại tải khác
- Nếu sử dụng cho công trình lớn cần phải xác định chiều sâu của chân cọc
Ép cọc bê tông sử dụng máy bán tải
Phương pháp ép cọc bê tông này sử dụng máy thủy lực để đâm cọc sâu xuống lòng đất. Phương pháp này được sử dụng phổ biến, có thể áp dụng cho cả các công trình nhà ở hoặc các công trình có quy mô vừa. Lực ép của máy vào khoảng 50-60 tấn.
Ưu điểm:
- Thi công dễ dàng, chi phí thấp, phù hợp với nhiều công trình
- Quy trình kiểm tra chất lượng một cách dễ dàng, tiện lợi
Nhược điểm:
- Thời gian thi công bị kéo dài, độ an toàn không cao.
Ép cọc bê tông sử dụng máy tải
Đây là phương pháp sử dụng sức tải từ đối trọng từ đó tạo ra các lực để đóng cọc sâu xuống dưới lòng đất. Phương pháp này đỏi hỏi máy ép phải có tải trọng từ 60-150 tấn.
Ưu điểm:
- Sức chịu tải cao, phù hợp thi công các công trình lớn
Nhược điểm:
- Tốn thiều thời gian thi công, cần số lượng lớn nhân công di chuyển máy móc
- Đòi hỏi thi công ở những nơi có mặt bằng rộng lớn
- Tiếng ồn phát ra lớn, ảnh hưởng đến các công trình bên cạnh
Ép cọc bê tông sử dụng máy robot
Đây là phương pháp mới và hiện đại nhất, được đánh giá rất cao về chất lượng nhận được. Phương pháp này thường được áp dụng khi làm nền móng của các công trình lớn, tải trọng có thể đến 1000 tấn.
Quy trình thực hiện ép cọc bê tông
Chuẩn bị ép cọc bê tông
Việc đầu tiên cần làm trong công tác chuẩn bị ép cọc là khảo sát địa chất tại công trình để nắm rõ được kết cấu cũng như tình trạng của đất đá. Khảo sát địa chất có tác dụng lựa chọn được loại cọc bê tông phù hợp và sử dụng máy có lực ép đáp ứng tốt với nền địa chất của công trình.
Sau khi tiến hành khảo sát địa chất ta cần chuẩn bị cọc ép bê tông với những số lượng, kích thước, hình dạng của cọc đã được xác định phù hợp với nền đất. Cọc phải được di chuyển đến công trình đúng thời điểm để chủ thầu hoặc chủ công trình có thể nghiệm thu chất lượng của cọc đảm bảo đúng tiêu chuẩn trong hợp đồng hay chưa, trong trường hợp xấu cọc không đạt chuẩn chất lượng thì còn có thời gian để lên phương án xử lý kịp thời.
Khi đã chuẩn bị xong cọc bê tông thì việc tiếp theo chính là di chuyển máy ép cọc vào vị trí ép và tiến hành kiểm tra xem máy có xảy ra trục trặc nào không và sau đó bắt đầu chạy thử máy ép. Việc này rất quan trọng vì nếu quá trình tiến hành ép cọc bắt đầu mà máy gặp tình trạng lỗi hỏng sẽ mất rất nhiều thời gian sửa chửa thay thế, gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công của công trình.
Bắt đầu thực hiện ép cọc
Quá trình tiến hành ép cọc được bắt đầu cần phải đảm bảo cọc được giữ ở vị trí thẳng đứng, nếu cọc bị nghiêng vẹo thì cần xử lý điều chỉnh ngay lập tức để đảm bảo cọc luôn ở vị trí thẳng. Lực ép của máy dồn xuống cọc cần thực hiện bằng cách tăng dần, không đột ngột dồn một lực cực lớn xuống cọc có thể làm cọc bị nghiêng rất khó để xử lý.
Khi cọc C1 đã được cắm xuống và đầu cọc C1 vẫn ở trên mặt đất khoảng 0,5m thì có thể nối cọc C2 vào tiếp và cần kiểm tra kỹ các chi tiết nối sau đó căn chỉnh tiến hành ép.
Chú ý, lúc cần đưa đầu cọc vào cốt âm trong giai đoạn gần kết thúc ép cọc ta có thể sử dụng 2 cách sau đây:
Cách dùng cọc phụ
Đây là cách sử dụng một cọc bê tông phụ có độ dài lớn hơn từ đầu cọc chính lên mặt đất để ép cọc chính xuống cốt âm. Cách này khá là tốn chi phí khi mà cọc phụ sẽ bị đập bỏ mà không tận dụng được.
Cách dùng ép âm
Cách này sử dụng một đoạn cọc mồi hay còn gọi là cọc dẫn thép ép xuống, sau đó cọc này sẽ được rút lên và ép cọc bê tông xuống, cách này có thế lặp đi lặp lại nhiều lần nên chi phí sẽ tiết kiệm hơn so với dùng cọc phụ nhưng đổi lại thời gian thi công sẽ lâu hơn.
Hoàn thành ép cọc
Khi hoàn thành việc ép cọc, cần đảm bảo mỗi cọc ép xuống phải đạt tiêu chuẩn, không cọc nào được nghiêng quá 1% và bị gãy trong quá trình ép, nếu gặp trường hợp trên cần phải nhổ cọc lên và thay thế bổ sung cọc khác. Để có thể xác định được cọc đã được ép chuẩn hay chưa ta có thể dựa vào 2 cách:
Lực ép trước khi kết thúc ép phải nằm trong khoảng lực ép đã được xác định ban đầu (Pep min ≤ Pep ≤ Pep max)
Chiều dài của cọc khi ép xuống đất phải nằm trong khoảng chiều dài ban đầu của cọc (Lmin ≤ L ≤ Lmax)
Theo dõi quá trình ép cọc
Trong quá trình ép cọc được diễn ra, chủ thầu và giám sát cần theo dõi và ghi chép lại đầy đủ những vấn đề sai sót gặp phải, việc này có tác dụng khi mà về sau công trình có gặp phải vấn đề gì liên quan đến cọc ép bê tông từ trước thì sẽ có thông tin để đưa ra được phương án xử lý kịp thời.
Bảng giá ép cọc bê tông tại Hà Nội cập nhật mới nhất 2024
Để giúp quý khách có được câu trả lời cho câu hỏi giá ép cọc bê tông móng nhà dân là bao nhiêu. Sau đây Trạm bê tông tươi chúng tôi xin gửi đến quý khách hàng bảng giá ép cọc bê tông cốt thép mới nhất tại Hà Nội:
Trạm bê tông tươi xin gửi đến quý khách hàng bảng giá ép cọc bê tông tại Hà Nội mới nhất 2024
Bảng giá ép cọc bê tông vuông mới nhất 2024
STT | Tiết diện | Mác bê tông | Thép Thái Nguyên | Thép Đa Hội | Đơn giá cọc/m | Đơn giá ép/m | Đơn giá trọn gói/m |
1 | 200×200 | 250 | D14 | 135.000đ | 30.000đ | 165.000đ | |
2 | 200×200 | 250 | D14 | 105.000đ | 30.000đ | 135.000đ | |
3 | 200×200 | 250 | D14 | 135.000đ | 30.000đ | 165.000đ | |
4 | 200×200 | 250 | D14 | 105.000đ | 30.000đ | 135.000đ | |
5 | 250×250 | 250 | D14 | 190.000đ | 45.000đ | 235.000đ | |
6 | 250×250 | 250 | D14 | 150.000đ | 45.000đ | 195.000đ | |
7 | 250×250 | 250 | D16 | 185.000đ | 49.000đ | 235.000đ | |
8 | 250×250 | 250 | D16 | 155.000đ | 49.000đ | 205.000đ | |
9 | 250×250 | 250 | D14 | 170.000đ | 49.000đ | 219.000đ | |
10 | 250×250 | 250 | D14 | 155.000đ | 49.000đ | 205.000đ | |
11 | 250×250 | 250 | D16 | 190.000đ | 49.000đ | 239.000đ | |
12 | 250×250 | 250 | D16 | 170.000đ | 49.000đ | 219.000đ | |
13 | 300×300 | 300 | D16 | 280.000đ | 70.000đ | 350.000đ | |
14 | 300×300 | 300 | D16 | 260.000đ | 70.000đ | 230.000đ | |
15 | 300×300 | 300 | D18 | 300.000đ | 70.000đ | 370.000đ |
Bảng giá ép cọc bê tông dự ứng lực mới nhất 2024
Cọc bê tông dự ứng lực | Mác cọc bê tông | Chiều dài cọc/m | Báo giá/md |
Cọc bê tông dự ứng lực- D300 | #600-800 | 6,7,8,9,10,11,12 | 200.000 – 210.000 |
Cọc bê tông dự ứng lực – D350 | #600-800 | 6,7,8,9,10,11,12 | 260.000 – 270.000 |
Cọc bê tông dự ứng lực – D400 | #600-800 | 6,7,8,9,10,11,12 | 330.000 – 350.000 |
Cọc bê tông dự ứng lực – D500 | #600-800 | 6,7,8,9,10,11,12 | 430.000 – 460.000 |
Cọc bê tông dự ứng lực – D600 | #600-800 | 6,7,8,9,10,11,12 | 540.000 – 560.000 |
Lưu ý:
- Giá trên đã bao gồm phí vận chuyển đến công trình và chưa bao gồm thuế VAT.
Ngoài ra đơn vị chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ về ép cọc bê tông tại nhiều Quận Huyện khác trên địa bàn Tp Hà Nội cũng như là rải rộng khắp toàn quốc. Quý khách hàng có thể tham khảo thêm bảng giá theo loại cọc bê tông của chúng tôi
Kích thước cọc | Giá thành |
?️Giá ép cọc bê tông ly tâm tròn D300 | ?190.000 – 200.000đ/md |
?️Giá ép cọc bê tông ly tâm tròn D350 | ? 190.000 – 200.000đ/md |
?️Giá ép cọc bê tông ly tâm tròn D400 | ?250.000 – 260.000đ/md |
?️Giá ép cọc bê tông ly tâm tròn D500 | ? 320.000 – 340.000đ/md |
?️Giá ép cọc bê tông bằng Robot | ? 20.000 – 55.000đ/m |
Một số lưu ý quan trọng khi tiến hành ép cọc
Về đơn vị thi công ép cọc bê tông
Thi công ép cọc bê tông là một bước rất quan trọng trong quá trình xây dựng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ an toàn của công trình. Chính vì thế việc lựa chọn đơn vị thi công ép cọc bê tông uy tín và giá rẻ là vô cùng quan trọng.
Khi lựa chọn bất cứ đơn vị thi công nào bạn cũng cần phải nắm rõ được trình độ và kinh nghiệm làm việc của đơn vị đó ra sao. Nên lựa chọn các đơn vị lâu năm, có đội ngũ nhân viên có chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm. Bởi khi có vấn đề gì xảy ra, những đơn vị lâu năm sẽ có cách xử lý, giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp hơn.
Bên cạnh đó, cần chú ý xem các trang thiết bị, máy móc, nhân công của đơn vị thi công đó có đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng của bạn hay không. Bởi nếu trang thiết bị máy móc hiện đại sẽ giúp tiết kiệm tối đa thời gian thi công cũng như cho ra hiệu quả sản phẩm tốt hơn.
Về hợp đồng thi công
Trước khi thi công cần ký hợp đồng thi công với đơn vị thi công một cách rõ ràng minh bạch. Cả hai bên cần thỏa thuận và thống nhất ý kiến về các điều khoản có trong hợp đồng trước khi đặt bút ký, tránh trường hợp sau này xảy ra tranh chấp không rõ ràng.
Các bước thi công ép cọc đạt hiệu quả cao
Cần tuân thủ quy trình thi công ép cọc bê tông cốt thép sau:
- Bước 1: Khảo sát mặt bằng nơi tiến hành thi công và chuẩn bị nguyên vật liệu,máy móc, nhân công đầy đủ cho quá trình thi công.
- Bước 2: Ép thử cọc bê tông trước khi bắt đầu tiến hành. Bước này giúp tìm ra phương pháp ép cọc phù hợp nhất, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thi công một cách tối đa.
- Bước 3: Sau khi chuẩn bị hai bước trên xong xuôi ta bắt đầu tiến hành ép cọc bê tông cho công trình.
Một số câu hỏi về ép cọc bê tông
Tại sao nên ép cọc bê tông trong các công trình xây dựng?
Đối với các công trình nhà ở
– Mỗi công trình lại được xây dựng trên một nền đất khác nhau chính vì vậy đỏi hỏi người kiến trúc sư cần phải tính toán và đưa ra phương án xây dựng phù hợp đảm bảo cả tính thẩm mỹ và độ an toàn cho mỗi công trình.
– Trong mỗi công trình, phần móng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp công trình có thể đứng vững được với thời gian. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay có rất nhiều trường hợp sụt lún, nứt vỡ nghiêm trọng khi thi công hay vừa hoàn thiện công trình. Mà nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này đến từ việc thi công phần móng không đảm bảo do không ép cọc bê tông hoặc kỹ thuật ép cọc bị sai.
– Chính vì vậy, để đảm bảo công trình xây dựng được bền vững, không gặp phải rủi ro trong quá trình sử dụng thì phần móng nhà cần phải được thi công ép cọc theo đúng các yêu cầu kỹ thuật đề ra.
Đối với quá trình thi công đê kè
– Đập tại các kênh, rạch,…có cửa đóng – mở cơ học được làm từ cọc bê tông giúp manh lại sự thuận tiện trong quá trình sử dụng. Có thể dễ dàng đóng lại khi nước dâng quá cao và mở lại khi nước đã rút đi.
– Nên sử dụng cọc ván bê tông đóng chặt ở hai bên tại những nơi cần kết hợp đê và đường giao thông rồi đổ đất và các nguyên vật liệu khác để làm đường.
– Bên cạnh đó cần có thêm trạm bơm dự phòng có công suất lớn tại các cửa đập đề phòng khi có mưa lớn và triều cường.
Nên ép cọc bê tông vuông hay tròn?
Mỗi loại cọc lại có một đặc điểm riêng. Tùy thuộc vào từng công trình, dự án khác nhau để lựa chọn ép loại cọc bê tông vuông hay tròn.
Cọc bê tông vuông
– Loại cọc này phù hợp với các công trình ở khu vực có nền đất mới được san lấp, đất nền có chướng ngại vật bởi nó có thể xuyên qua các lớp đất đá địa chất phức tạp đảm bảo không bị nứt hoặc gãy.
– Cọc bê tông vuông thường được sử dụng để làm nền móng cho các công trình nhà dân dụng, nhà cấp 4.
Cọc bê tông tròn
– Đây là loại cọc được sản xuất trong nhà máy theo công nghệ hiện đại ngày nay và phù hợp với những khu vực mới được san lấp hoặc không có các chướng ngại vật cản trở.
– Cọc bê tông tròn giúp tiết kiệm chi phí và dễ dàng thi công hơn so với cọc vuông.
Kinh nghiệm ép cọc qua lớp cát
Tại những nơi có lớp cát dày khi ép cọc bê tông sẽ rất khó để xuyên qua. Bởi khi ép cọc xuống lớp cát mũi cọc sẽ bị nén và tạo thành các lực ma sát xung quanh cọc khiến cho cọc bị khó ép xuống.
Để không bị xảy ra tình trạng này thì khi nên khoan dẫn cọc tạo lỗ giúp dễ dàng khoan cọc xuống hơn đồng thời đảm bảo sự an toàn cho quá trình thi công, tránh hiện tượng sụt lún.
Phải làm gì khi ép cọc bê tông sát tường?
Khi ép cọc bê tông cạnh các công trình đã xây dựng bên cạnh để tránh làm ảnh hưởng cần chú ý các điểm sau:
- Không xâm phạm đến quyền sở hữu cũng như lợi ích của các chủ sở hữu đất của những công trình xung quanh
- Khảo sát công trình một cách kỹ càng, chi tiết trước khi tiến hành
- Khoảng cách để ép cọc cạnh công trình đã xây là 0.9m.
- Nên lựa chọn các đơn vị thi công ép cọc uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm.
- Khi xảy ra ảnh hưởng dù nhỏ nhất đến công trình bên cạnh phải dừng quá trình thi công lại ngay.
Chiều sâu khi ép cọc
Khi ép cọc bê tông đến một độ sâu nhất định sẽ phải dừng lại. Dừng ép cọc bê tông khi đã ép đến các lớp đất chặt có SPT>50 hoặc lớp đất sét có SPT>30, dày hơn 5m.
Lưu ý: Khi ép đến độ sâu yêu cầu mà vẫn gặp lớp đất yếu (SPT<15) cần báo cho chủ đầu tư hoặc bên thiết kế để bàn bạc và quyết định chiều sâu của hố khoan.
Bảng tiêu chuẩn về ép cọc bê tông
Các tiêu chuẩn về ép cọc bê tông đều được quy định rõ ràng trong TCVN. Tổng hợp lại ta có bảng tiêu chuẩn như sau:
TCVN 7201:2015 | Khoan hạ cọc bê tông ly tâm – Thi công và nghiệm thu |
TCVN 4453:1995 | Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu. |
TCVN 10667:2014 | Cọc bê tông ly tâm – Khoan hạ cọc – Thi công và nghiệm thu |
TCVN 5718:1993 | Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước. |
TCVN 5724:1993 | Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Điều kiện tối thiểu để thi công và nghiệm thu |
TCVN 9334:2012 | Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nẩy |
TCVN 9335:2012 | Bê tông nặng – Phương pháp thử không phá hủy – Xác định cường độ nén sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy |
TCVN 9338:2012 | Hỗn hợp bê tông nặng – Phương pháp xác định thời gian đông kết |
TCVN 8828:2011 | Bê tông – Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên |
TCVN 8163:2009 | Thép cốt bê tông – Mối nối bằng ống ren |
TCVN 5641:2012 | Bể chứa bằng bê tông cốt thép – Thi công và nghiệm thu |
TCVN 9340:2012 | Hỗn hợp bê tông trộn sẵn – Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu |
TCVN 9341:2012 | Bê tông khối lớn – Thi công và nghiệm thu |
TCVN 9342:2012 | Công trình bê tông cốt thép toàn khối xây dựng bằng cốp pha trượt – Thi công và nghiệm thu |
TCVN 9343:2012 | Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Hướng dẫn công tác bảo trì |
TCVN 9382:2012 | Chọn thành phần bê tông sử dụng cát nghiền |
TCVN 9390:2012 | Thép cốt bê tông – Mối nối bằng dập ép ống – Yêu cầu thiết kế thi công và nghiệm thu |
TCVN 9348:2012 | Bê tông cốt thép – Phương pháp điện thế kiểm tra khả năng cốt thép bị ăn mòn |
TCVN 9345:2012 | Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm |
TCVN 9344:2012 | Kết cấu bê tông cốt thép – Đánh giá độ bền của các bộ phận kết cấu chịu uốn trên công trình bằng phương pháp thí nghiệm chất tải tĩnh |
TCVN 9391:2012 | Lưới thép hàn dùng trong kết cấu bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công lắp đặt và nghiệm thu |
TCVN 9392:2012 | Thép cốt bê tông – Hàn hồ quang |
TCVN 9489: 2012 (ASTM C 1383-04) | Bê tông – Xác định chiều dày của kết cấu dạng bản bằng phương pháp phản xạ xung va đập |
TCXD 199:1997 | Nhà cao tầng. Kỹ thuật chế tạo bê tông mác 400 – 600. |
TCXDVN 239:2006 | Bê tông nặng – Chỉ dẫn đánh giá cường độ trên kết cấu công trình |
TCVN 9116:2012 | Cống hộp bê tông cốt thép |
TCVN 9115:2012 | Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép – Thi công và nghiệm thu |
TCVN 9114:2012 | Sản phẩm bê tông ứng lực trước – Yêu cầu kỹ thuật và kiểm tra chấp nhận |
TCVN 9347:2012 | Cấu kiện bê tông và bê tông cốt thép đúc sẵn – Phương pháp thí nghiệm gia tải để đánh giá độ bền, độ cứng và khả năng chống nứt |
TCVN 4452:1987 | Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép. Quy phạm thi công và nghiệm thu |
TCVN 9346:2012 | Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép . Yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển |
TCVN 7996-2-12: 2009 (IEC 60745-2-2:2008) | Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ. An toàn. Phần 2-12: Yêu cầu cụ thể đối với máy đầm rung bê tông |
Xem thêm:
- Bảng báo giá lưới bao che công trình mới nhất 2024
Nên sử dụng cọc ép hay cọc khoan nhồi
Cả cọc ép và cọc khoan nhồi đều có những ưu điểm riêng nên việc đánh giá loại nào tốt hơn khá là khó, nó sẽ phụ thuộc vào từng công trình, mỗi công trình sẽ phù hợp với mỗi loại cọc khác nhau:
Cọc ép:
Loại cọc này sẽ phù hợp với các công trình nhà phố nhà dân dụng có nền địa chất không quá cứng, công trường thi công rộng rãi và đường giao thông thoáng để có thể dễ dàng vận chuyển nguyên vật liệu và máy móc. Ưu điểm của cọc ép này là không ảnh hưởng tới những công trình xung quanh, thi công dễ dàng không gây tiếng ồn lớn và dễ dàng kiểm soát được chất lượng của cọc.
Cọc khoan nhồi:
Cọc khoan nhồi sẽ phù hợp với những công trình có diện tích thi công nhỏ hẹp, nhiều công trình liền kề yếu, đặc biệt là các nền đất đá cứng nhiều chướng ngại. Cọc khoan nhồi được bố trí ít thép hơn cọc ép nên sẽ có chi phí tiết kiệm hơn, tuy giá rẻ nhưng với đường kính có thể mở rộng từ 60 – 250 cm và chiều dài có thể lên đến 100 mét thì khả năng chịu tải vẫn cực kì vượt trội, có thể chịu tải lên đến cả nghìn tấn.
Lưu ý khi ép cọc trên nền đất yếu
Đối với những nền đất yếu có độ lún cao, có nhiều cát và đất nền lỏng dẫn tới việc ép cọc xảy ra nguy hiểm ảnh hưởng đến sức chịu tải của công trình, trong trường hợp như vậy ta có thể sử dụng những biện pháp sau đây:
Thay đổi loại móng và chất lượng mác bê tông của móng có tác dụng thay đổi được lực ép lên mặt nền, cải thiện được khả năng chịu tải trên nền đất yếu
Tăng chiều sâu của móng sẽ giúp nền móng ổn định hơn, vì càng sâu lớp đất càng ổn định, hạn chế tối đa việc lún sau này.
Trạm bê tông tươi – Đơn vị ép cọc bê tông uy tín
Gia nhập lĩnh vực xây dựng đã nhiều năm, cùng với đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm, Trạm bê tông tươi là đơn vị đồng hành cùng nhiều dự án xây dựng lớn nhỏ trên khắp cả nước. Chúng tôi tự tin cam kết:
+ Đội ngũ công nhân dồi dào, chuyên nghiệp đảm bảo luôn hoàn thành đúng thời hạn đề ra
+ Hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại kết hợp cùng các nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn mang đến tay khách hàng các sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất
+ Quy trình thi công đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật khắt khe giúp công trình an toàn và bền vững với thời gian.
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Website: Trambetongtuoi.com
Hotline: 082 555 0 555
Email: betongtuoi258@gmail.com
Xem ThêmTừ khóa » Giá ép Cọc Bê Tông Hà Nội
-
Bảng Giá ép Cọc Bê Tông GIÁ RẺ Tại Hà Nội, HCM (Trọn Gói 105k/m)
-
Bảng Báo Giá ép Cọc Bê Tông 200, 250, 300 Tại Hà Nội Rẻ Nhất
-
Báo Giá ép Cọc Bê Tông Tại Hà Nội | Bảng Giá Mới Nhất 2022
-
Báo Giá ép Cọc Bê Tông Tại Hà Nội Cập Nhật 2022 [XD Trường Sinh]
-
GIÁ ÉP CỌC BÊ TÔNG 200X200 250X250 TẠI HÀ NỘI. Hotline
-
0985.997.218 BÁO GIÁ ÉP CỌC BÊ TÔNG THĂNG LONG 200x200 ...
-
BÁO GIÁ ÉP CỌC BÊ TÔNG MỚI NHẤT 2022
-
Đơn Giá ép Cọc Bê Tông Cốt Thép Tại Hà Nội Năm 2022 Trọn Gói Mới ...
-
Bảng Báo Giá ép Cọc Bê Tông Hà Nội - D200,D250 Giá 10.000.000 ...
-
Báo Giá ép Cọc Bê Tông Tại Hà Nội Cập Nhật Mới Nhất 2021
-
Báo Giá ép Cọc Bê Tông, Đơn Giá ép Cọc Bê Tông 200x200 250x250 ...
-
Bảng Giá Dịch Vụ ép Cọc Bê Tông Theo Công Nghệ Hiện đại 4.0
-
Báo Giá ép Cọc Bê Tông Tại Thanh Oai | Hotline: 0987.025.058
-
Bảng Báo Giá ép Cọc Bê Tông 300x300 Tại Hà Nội