Bảo Hiểm Là Gì? Tổng Hợp Thông Tin Người Mua Bảo Hiểm Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Bảo hiểm là gì? Đặc điểm của bảo hiểm là gì? Có các loại hình nào và các thuật ngữ thường dùng là gì? Đều là những thắc mắc của phần lớn những ai mới tìm hiểu về bảo hiểm. Cùng Generali Việt Nam tìm hiểu chi tiết các thông tin cần thiết qua bài viết sau.
1. Bảo Hiểm Là Gì?
Bảo hiểm là một loại hoạt động mà tại đó những người tham gia có quyền được hưởng các khoản trợ cấp bảo hiểm. Thông qua việc đóng góp một khoản cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro ngoài ý muốn, bảo hiểm sẽ hỗ trợ chi trả một phần nào đó. Khoản trợ cấp này sẽ do một tổ chức cụ thể có trách nhiệm thực hiện việc đền bù về thiệt hạn cho người tham gia bảo hiểm theo chế độ cụ thể.
Bảo hiểm là gì?
2. Lịch Sử Hình Thành
Hình thức đầu tiên của bảo hiểm là quỹ hỗ trợ, quỹ này được thành lập bởi những người có mối quan hệ trong cùng một lĩnh vực để giúp đỡ các thành viên gặp khó khăn. Hơn 4.000 năm trước Công nguyên, các thợ đá ở Ai Cập đã biết liên kết cộng đồng để tạo ra bảo hiểm thông qua việc lập các quỹ tương trợ.
Sau đó, vào khoảng 1.700 năm trước Công nguyên, hình thức bảo hiểm nhằm mục đích thương mại đầu tiên tạo bởi các tổ chức chuyên nghiệp xuất hiện ở Babylon.
Qua thời gian, các phương thức và kĩ thuật thực hiện kinh doanh bảo hiểm cũng ngày càng phát triển. Vào đầu thế kỉ XIV tại Italia, Tây Ban Nha các bản hợp đồng hàng hải đã được thiết lập. Từ cuối thế kỉ XVII ở Anh thì bảo hiểm hàng hải được thực hiện như một nghiệp vụ kinh doanh và đến đầu thế kỉ XVIII, nhằm đáp ứng nhu cầu lúc bấy giờ, nhiều loại hình kinh doanh bảo hiểm được ra đời như bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm thân thể,...
Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy kinh doanh bảo hiểm có đa dạng loại hình bảo hiểm hơn, được biết lúc ấy đã có hơn 100 loại bảo hiểm và được phân thành 3 nhóm chính là bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm.
Trong thời kì phát triển kinh tế bởi kế hoạch hoá tập trung, các nước XHCN bắt đầu áp dụng nguyên tắc Nhà Nước độc quyền kinh doanh bảo hiểm được gọi là bảo hiểm Nhà Nước.
Rồi sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà Nước đã cấp phép cho nhiều đơn vị tư nhân được kinh doanh thương mại hóa các hoạt động bảo hiểm. Từ đó, hoạt động bảo hiểm không còn thuộc sở hữu duy nhất của Nhà Nước như trước đây.
Nhìn chung, dù ở thời kì nào thì cuộc sống luôn tiềm ẩn những rủi ro không thể lường trước được. Tất cả những nguy cơ bất khả kháng đều khiến chúng ta không thể đủ thời gian xử lý các vấn đề về tài chính. Vì thế, bảo hiểm ra đời để phần nào hỗ trợ kịp thời các bất trắc có thể xảy ra. Rủi ro sẽ được quản lý hoặc giảm thiểu ở mức độ cao hoặc thấp hơn tùy thuộc vào chính sách của từng công ty bảo hiểm.
3. Đặc Điểm Của Bảo Hiểm
Đặc điểm của bảo hiểm là sự bảo đảm theo hợp đồng, theo đó, hợp đồng bảo hiểm được giao kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm là bên nhận phí bảo hiểm và chịu trách nhiệm thanh toán phí bảo hiểm nhằm bồi thường thiệt hại vật chất khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Nói cách khác, bảo hiểm có vai trò như một phương thức tạo lập quỹ tiền tệ (quỹ bảo hiểm) nhằm bồi thường những tổn thất do rủi ro (thiên tai, tai nạn…) hoặc những sự kiện liên quan đến tính mạng con người gây ra như tử vong, bệnh tật,...cho bên mua bảo hiểm.
Đặc điểm của bảo hiểm ra đời với mục đích hỗ trợ tất cả mọi người
4. Các Loại Hình Bảo Hiểm Phổ Biến
Tùy theo loại hình kinh doanh, mục đích sử dụng, đối tượng hoặc 1 số tiêu chí khác mà bảo hiểm được phân ra thành khá nhiều loại hình. Dưới đây là các loại bảo hiểm với đặc điểm cơ bản mà bạn có thể tham khảo.
Tùy thuộc vào tính chất của loại hình kinh doanh, bảo hiểm được chia thành bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thương mại.
Bảo hiểm y tế và xã hội sẽ thuộc sự quản lý của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội và Bộ Y Tế của Nhà nước, được Nhà nước cấp và chịu trách nhiệm.
Bảo hiểm thương mại do Bộ Tài Chính quản lý hoặc do Ngân hàng Nhà nước quản lý. Bảo hiểm thương mại là hình thức kinh doanh nên có sự tham gia của nhiều tổ chức thành phần của nền kinh tế.
Hoạt động của bảo hiểm thương mại sẽ được Nhà Nước quản lý thông qua luật, văn bản pháp luật và quy chế; thông qua việc chấp thuận việc thành lập, giải thể tổ chức, xác minh hoạt động của tổ chức tuân thủ pháp luật và quy chế,...
Bảo hiểm thương mại còn có thể hiểu là sự kết hợp giữa hoạt động thương mại và quản lý rủi ro. Do đó, bảo hiểm này còn có tên gọi khác là bảo hiểm rủi ro. Khi xã hội ngày càng phát triển, chất lượng sống được nâng cao, nhiều người muốn đảm bảo an toàn cho bản thân khi xảy ra những trường hợp bất ngờ nên bảo hiểm cũng được cải tiến để phù hợp với nhu cầu chung.
Xét về mục đích sử dụng, trên thị trường bảo hiểm hiện nay có nhiều loại bảo hiểm khác nhau như: Bảo hiểm hỏa hoạn, cháy nổ; Bảo hiểm cho hàng hóa; Bảo hiểm tàu thuyền; Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp, Bảo hiểm nhân thọ; …
Các sản phẩm trên được phân loại theo đặc tính riêng. Tùy theo mục đích sử dụng mà các tiêu chí khác nhau được lấy làm căn cứ để phân loại.
Có nhiều loại bảo hiểm khác nhau xét tùy theo các phương diện
Căn cứ vào ý chí của các bên, bảo hiểm gồm 2 loại là bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc.
Bảo hiểm bắt buộc là loại hình bảo hiểm mà Nhà nước quy định một số đối tượng phải tham gia. Bảo hiểm tự nguyện là hình thức bảo hiểm mà người tham gia có thể lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phí phù hợp với thu nhập, điều kiện tài chính của mình.
Căn cứ vào mục tiêu của hành động bảo hiểm, bảo hiểm gồm có 2 loại là bảo hiểm thương mại và bảo hiểm phi thương mại.
Bảo hiểm thương mại là một loại bảo hiểm hiệu quả về chi phí được sử dụng bởi các công ty bảo hiểm. Bảo hiểm phi thương mại là loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh mà nhằm mục đích giúp đỡ, hỗ trợ.
Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm, bảo hiểm được chia ra thành 3 loại là bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Đây cũng là cách phân loại bảo hiểm tổng quát nhất, được nhiều người quan tâm. Sau đây là thông tin về các loại hình bảo hiểm này.
Bảo hiểm con người
Bảo hiểm con người bao gồm các loại bảo hiểm liên quan đến tính mạng, tuổi thọ, tình trạng sức khoẻ của con người. Ngoài ra, bảo hiểm con người có thể dùng cho trường hợp xảy ra các sự cố ngoài ý muốn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
Một số loại bảo hiểm con người phổ biến có thể kể đến là: bảo hiểm tai nạn cá nhân, bảo hiểm phẫu thuật, bảo hiểm khách du lịch, bảo hiểm nhân thọ,…
Đặc điểm chung của các loại hình bảo hiểm con người là áp dụng “nguyên tắc khoán”. Số tiền thanh toán bảo hiểm sẽ dựa trên quy định chủ quan của hợp đồng và số tiền tham gia bảo hiểm được thỏa thuận tại thời điểm ký kết hợp đồng, không dựa trên thiệt hại thực tế.
Mạng sống của con người là vô giá, nó không thể được định đoạt bằng một số lượng nhất định. Vì vậy, việc chi trả tiền bảo hiểm trong ngành bảo hiểm nhân thọ chỉ nhằm hỗ trợ tài chính trong trường hợp không may xảy ra tai nạn.
Trong bảo hiểm nhân thọ, thuật ngữ “trả tiền bảo hiểm” được dùng thay thế cho thuật ngữ “bồi thường bảo hiểm” trong bảo hiểm phi nhân thọ.
Khác với bảo hiểm tài sản, trong bảo hiểm con người thì mỗi đối tượng bảo hiểm có thể được bảo hiểm với một hoặc nhiều nhà bảo hiểm khác nhau. Khi chẳng may xảy ra tai nạn, việc thanh toán tiền bảo hiểm của từng bên tham gia đóng bảo hiểm là độc lập với nhau.
Ví dụ, anh Hùng tham gia bảo hiểm con người với số tiền bảo hiểm là 10 triệu đồng. Song song với đó, anh cũng đang tham gia bảo hiểm phẫu thuật với số tiền bảo hiểm là 5 triệu đồng. Nếu trong trường hợp anh Hùng xảy ra vấn đề khi phẫu thuật, thì người thừa kế theo pháp luật của anh Hùng được nhận số tiền tối thiểu là 10 + 5 = 15 triệu đồng.
Bảo hiểm tài sản
Bảo hiểm tài sản là bảo hiểm mà đối tượng được bảo hiểm là tài sản của người được bảo hiểm. Ví dụ: bảo hiểm xe máy, bảo hiểm ô tô, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm tài sản của chủ sở hữu trong quá trình vận chuyển,... Loại hình bảo hiểm này ngày càng được sử dụng nhiều để đảm bảo an toàn cho những tài sản có giá trị cao
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự có các loại phổ biến như: bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm của người sử dụng lao động, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm,...
Theo quy định của Luật Dân sự, trách nhiệm dân sự của một người có thể hiểu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản, con người do lỗi của mình gây ra cho người khác.
Khi thực hiện bảo hiểm này thì trách nhiệm dân sự bao gồm: trách nhiệm dân sự theo hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Thông thường các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cung cấp sự bảo đảm cho các trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.
Vì trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, đối tượng được bảo hiểm là một phần trách nhiệm phát sinh từ đối tượng bảo hiểm bồi thường cho người bị thiệt hại. Do đó, khi sử dụng loại hình bảo hiểm này, người được bảo hiểm là người tham gia bảo hiểm. Những người thụ hưởng trong số các quyền lợi bảo hiểm là các bên thứ ba khác.
Bên thứ ba trong hoạt động bảo hiểm trách nhiệm là những người bị thiệt hại về tính mạng và tài sản trong sự cố được quy định trong bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường.
Bên thứ ba thường có quan hệ trách nhiệm dân sự với người được bảo hiểm, nhưng là một thực thể chỉ có quan hệ gián tiếp với công ty bảo hiểm.
Mặc dù đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trừu tượng khi giao kết hợp đồng, nhưng nghĩa vụ bảo hiểm vẫn dựa trên thiệt hại thực tế mà bên thứ ba phải gánh chịu.
Do đó, bảo hiểm trách nhiệm cũng được coi là bảo hiểm thiệt hại và cũng được coi là bảo hiểm tài sản theo các nguyên tắc như: nguyên tắc bồi thường, nguyên tắc chuyển giao quyền hợp pháp.
5. Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Bảo Hiểm
Ý nghĩa của bảo hiểm
Bảo hiểm mang lại rất nhiều ý nghĩa tuyệt vời cho người tham gia, cụ thể như sau:
- Bạn và gia đình cần được đảm bảo về mặt tài chính để có thể vượt qua nếu không may gặp phải khoảng thời gian khó khăn. Trong đó, tốt hơn cả là người trụ cột gia đình nên sở hữu một hợp đồng để bảo hiểm có thể thay thế họ đối với các trách nhiệm trong cuộc sống gia đình. Tham gia bảo hiểm là bảo vệ tài chính cho gia đình bởi trong cuộc sống luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó tránh như ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp, tai nạn,...
- Đây được xem là giải pháp an toàn nếu bạn muốn bắt đầu giúp ước mơ của bản thân được thực hiện: Tham gia bảo hiểm giúp chuẩn bị cho tương lai nguồn vốn để kinh doanh. Đây là một cách để tiết kiệm hiệu quả, vừa giúp bạn bảo vệ lại vừa tích lũy và trân trọng chính sức lao động của bản thân.
- Tạo một khoản tài chính cho hưu trí an nhàn của bản thân: Tham gia bảo hiểm chính là sự chuẩn bị tài chính tốt và hiệu quả nhất để tận hưởng cuộc sống về già của mình. Không phụ thuộc vào bất kỳ ai, chi tiêu thoải mái và vẫn có mức lương như mong muốn.
Ý nghĩa của bảo hiểm
Vai Trò Của Bảo Hiểm
Bảo hiểm có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống, nó giống như chiếc phao cứu sinh khi bạn đang bơi trong khó khăn của cuộc sống. Theo đó,cụ thể những vai trò của bảo hiểm như sau:
- Bảo hiểm giúp chuyển giao về rủi ro, và giúp dàn trải tổn thất cho người khó khăn, giảm thiểu thiệt hại nhất có thể cho những người tham gia bảo hiểm.
- Bảo hiểm là công cụ giúp ổn định chi phí, giúp người mua tiết kiệm tiền và an tâm hơn về mặt tinh thần.
- Bảo hiểm còn là một nguồn đầu tư phát triển nền kinh tế và tạo thêm nhiều cơ hội công ăn việc làm. Nó không chỉ giúp bảo vệ cho bản thân mà chính bạn cũng đang đóng 1 phần vào quỹ dự trữ tài chính tại các công ty bảo hiểm, thông qua đó bù đắp cho những người mất mát và không may mắn khác nữa chứ không chỉ riêng bạn
6. Các Thuật Ngữ Thường Dùng Trong Bảo Hiểm
Một số thuật ngữ dùng trong bảo hiểm mà bạn cần nắm bắt được thông tin cụ thể và chi tiết như sau:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Đây là cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan này có chức năng thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và có trách nhiệm trong việc quản lý quỹ bảo hiểm xã hội theo các quy định được ban hành của pháp luật.
Quỹ bảo hiểm y tế
Đây là quỹ tài chính có được từ nguồn bảo hiểm y tế đã được đóng cùng nhiều nguồn thu hợp pháp khác nhau. Quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng để chi trả cho chi phí khám, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế; chi trả cho chi phí quản lý bộ máy tổ chức và những chi phí khác.
Quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ này là quỹ tài chính độc lập với ngân sách của nhà nước. Nó được tạo ra từ đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và cả sự hỗ trợ của Nhà nước.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Được tính từ lúc người lao động bắt đầu đến khi ngừng đóng. Trong trường hợp không đóng bảo hiểm xã hội liên tục thì thời gian sẽ được tính là tổng thời gian đã đóng.
Doanh nghiệp bảo hiểm
Được thành lập, hoạt động và tổ chức theo quy định ban hành của bộ luật kinh doanh bảo hiểm.
Đại lý bảo hiểm
Các cá nhân hay tổ chức được các công ty/doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền nhằm thực hiện các hoạt động theo quy định dành cho các đại lý của Luật kinh doanh bảo hiểm cùng những quy định khác.
Bên mua bảo hiểm
Đây có thể là cá nhân hoặc tổ chức giao kết hợp đồng bảo hiểm với các doanh nghiệp/công ty bảo hiểm và phải thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm. Phía mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được thụ hưởng hoặc người được bảo hiểm.
Người được bảo hiểm
Người được bảo hiểm là khá niệm chỉ các cá nhân hoặc tổ chức nào đó có quyền công dân, trách nhiệm dân sự được hợp đồng bảo hiểm đã ký kết bảo vệ theo quy định và chế độ. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng hợp đồng bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra.
Người thụ hưởng
Người thụ hưởng là người hoặc tổ chức được chỉ định để nhận tiền bảo hiểm, thừa hưởng sự bảo đảm, đền bù theo hợp đồng bảo hiểm đã ký kết trước đó.
Hợp đồng bảo hiểm
Là văn bản thể hiện cho sự thỏa thuận giữa bên mua và doanh nghiệp/công ty bảo hiểm. Trong hợp đồng bảo hiểm sẽ nhắc tới trách nhiệm và nghĩa vụ đền bù, bảo vệ của bên bán và bên mua cũng phải thực hiện theo hợp đồng trong việc đóng góp chi phí theo đúng thỏa thuận.
Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết hợp đồng bảo hiểm là gì?
Phí bảo hiểm
Là khoản tiền phải đóng theo thời gian và phương thực được thỏa thuận mà bên mua phải đóng cho phía doanh nghiệp hỗ trợ bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm
Đây là số tiền được doanh nghiệp/công ty bảo hiểm chấp thuận và ghi chi tiết trên hợp đồng bảo hiểm, thông qua đó rõ ràng về quyền lợi được hưởng theo quy định.
7. Các Nguyên Tắc Trong Bảo Hiểm
Các nguyên tắc trong bảo hiểm mà bạn cần nắm bắt cụ thể như sau:
Trung thực tuyệt đối
Tất cả các bên phải trung thực, từ doanh nghiệp bảo hiểm đến người được bảo hiểm đều phải trung thực. Hợp đồng bảo hiểm chỉ có giá trị pháp lý khi xác lập được tiến hành dựa trên cơ sở thông tin trung thực, độ tín nhiệm cao của các bên.
Quyền lợi có thể được bảo hiểm
Quyền có thể được bảo hiểm được tạo lập cho một cá nhân hoặc 12 tổ chức nếu nhận được lợi ích kinh tế hợp pháp và không bị tổn hại khi đối tượng bảo hiểm chịu ảnh hưởng bất lợi của rủi ro không lường trước được.
Quyền lợi có được bảo hiểm hình thành dựa vào căn cứ: quyền chiếm hữu, quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản; quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng; quyền về nhân thân, quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng.
Nguyên tắc bồi thường
Số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm có thể nhận được trong mọi trường hợp sẽ không được lớn hơn thiệt hại của họ khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Điều này nhằm ngăn ngừa việc trục lợi từ hợp đồng bảo hiểm.
Nguyên tắc thế quyền
Nguyên tắc này được sử dụng khi có bên thứ ba cần chịu trách nhiệm cho những thiệt hại của đối tượng. Theo đó, các công ty và doanh nghiệp bảo hiểm sau khi hoàn tất bồi thường cho người được bảo hiểm, sẽ được phép thế quyền để đòi bên thứ ba bồi thường theo giới hạn đặt ra.
Nguyên tắc áp dụng cho các loại hình bảo hiểm tài sản và trách nhiệm dân sự.
Nguyên tắc đóng góp bồi thường
Trong trường hợp cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào nhiều bảo hiểm, khi có sự kiện bảo hiểm diễn ra, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cùng đóng góp bồi thường, nhưng không lớn hơn giá trị thiệt hại dù đối tượng có ký kết nhiều hợp đồng bảo hiểm cùng một lúc.
Nguyên tắc "Nguyên nhân gần"
Nguyên tắc này hiểu đơn giản là bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm chi trả khi kết quả và tổn thất của bạn được hình thành bởi một chuỗi sự kiện có liên quan đến nhau, thuộc phạm vi rủi ro cho phép của hợp đồng. Và không có sự can thiệp hay tác động của bất kì một nguồn nguyên nhân độc lập nào khác.
"Nguyên nhân gần" được xem là nguyên nhân mang yếu tố quyết định và trực tiếp với kết quả đã xảy ra, không kể là nguyên nhân đầu tiên hay sau cùng.
VD: Một người sở hữu bảo hiểm tai nạn, trong một trường hợp không may, người này bị gãy chân. Sau đó được đưa đến bệnh viện để điều trị, vô tình bị nhiễm bệnh truyền nhiễm và qua đời.
Ở đây nguyên nhân qua đời không phải là kết quả của việc người này bị gãy chân. Vì thế việc nhiễm bệnh truyền nhiễm không được tính là nguyên nhân gần và bảo hiểm tai nạn sẽ không chi trả cho phần sự cố qua đời vì bệnh truyền nhiễm này.
Các nguyên tắc trong bảo hiểm
Trên đây là toàn bộ thông tin tổng quan nhất về đặc điểm của bảo hiểm. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về bảo hiểm là gì cũng như các loại bảo hiểm phổ biến. Đừng quên theo dõi và cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác từ Generali Việt Nam.
Trên đây là toàn bộ thông tin không chỉ giúp bạn hiểu bảo hiểm là gì? Mong rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi và cập nhập thêm nhiều thông tin hữu ích khác.
Từ khóa » Trong Bảo Hiểm Là Gì
-
Bảo Hiểm Là Gì? Các Thuật Ngữ Cơ Bản Nhất Trong Bảo Hiểm Bạn Nên ...
-
Bảo Hiểm Nhân Thọ Là Gì? Hiểu đúng Về Bảo Hiểm Nhân ... - Manulife
-
Tổng Hợp Thuật Ngữ Bảo Hiểm Nhân Thọ Cơ Bản Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Đối Tượng Bảo Hiểm Là Gì? Xác định đúng để Hiểu Rõ Hợp đồng
-
Bảo Hiểm Là Gì? Quy định Về Bảo Hiểm, Tái Bảo Hiểm, đồng Bảo Hiểm?
-
Bảo Hiểm Là Gì ? Đặc điểm, Phân Loại Bảo Hiểm Và Các Phương Pháp ...
-
Ý Nghĩa Sâu Xa Bên Trong 2 Từ “bảo Hiểm” | FWD Vietnam
-
Bảo Hiểm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Định Nghĩa & Các Nguyên Tắc Trong Bảo Hiểm
-
Bảo Hiểm Là Gì? Hiện Nay Nên Mua Bảo Hiểm Nào
-
Các Thuật Ngữ Bảo Hiểm Nhân Thọ | Sun Life Việt Nam
-
Bảo Hiểm Nhân Thọ Là Gì? Các Loại Hình Phổ Biến Nhất 2022 | Timo
-
Kinh Doanh Bảo Hiểm Là Gì? Những Quy định Chung Của Hợp đồng ...
-
Câu Hỏi Thường Gặp | Bảo Hiểm Phú Hưng