Bảo Hiểm Thất Nghiệp Có được Cộng Dồn Không? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp là gì?
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được cộng dồn
- Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?
- Bảo hiểm thất nghiệp có được đóng nối không?
Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chế độ mà hầu hết người lao động tham gia bảo hiểm bắt buộc tại công ty đều quan tâm. Theo đó, khoản bảo hiểm thất nghiệp chính là một chế độ để bù đắp một phần nào đó cho thu nhập của chính người lao động cần có để có thể thực hiện công việc tùy thuộc vào bậc trình độ cũng như kỹ năng của từng nghề.
Vậy một số trường hợp thì Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không? định nghĩa về cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp ra sao?, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được cộng dồn hay không?, bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không? Bảo hiểm thất nghiệp có được đóng nối không?
Cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp là việc mà người lao động đã đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp sau đó vì một số trường hợp phát sinh như chưa hưởng xong trợ cấp thất nghiệp mà có việc làm mới, chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, chưa có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp,… mà thời gian chưa hưởng đó sẽ được tính cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo.
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được cộng dồn
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại điều 45 Luật việc làm 2013, cụ thể như sau:
Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1.Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2.Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
3.Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.
Hiện nay, việc cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tự động cộng dồn lại cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo. Theo đó, việc cộng dồn sẽ được tính như quy định tại khoản 1 điều 45 Luật Việc làm 2013.
Ví dụ về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được cộng dồn:
Chị Thảo làm việc tại công ty TNHH dệt may P từ 1/1/2009 đến 1/2/2011, tổng thời gian làm việc và đóng bảo hiểm thất nghiệp ở công ty này là 2 năm 1 tháng.
Sau đó, chị Thảo nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản là 6 tháng. Do hoàn cảnh gia đình nên sau khi nghỉ hết thời gian 6 tháng thai sản chị đã làm đơn xin nghỉ việc tại công ty.
Đến khi đã sắp xếp ổn thỏa việc gia đình, chị Thảo đã tiếp tục ký hợp đồng lao động với một công ty mới – công ty D để làm việc là từ ngày 1/6/2015. Chị làm việc đến hết tháng 12/2015 thì công ty D đã gặp một số vấn đề phát sinh nên đã bị giải thể vào bắt đầu tháng 1/2016. Sau đó, công ty đã trả sổ bảo hiểm xã hội và các giấy tờ liên quan cho các nhân viên của công ty bao gồm cả chị Thảo. Trong đó, thời gian chị tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 7 tháng.
Ngày 14/1/2021 chị Thảo đi làm tại một công ty H và ký hợp đồng xác định thười hạn với công ty này. Sau đó, chị Thảo được đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế theo quy định.
Như vậy, chị Thảo đã làm việc tại 2 công ty trước khi làm việc tại công ty H, và chưa lần nào thực hiện thủ tục để hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo đó, chị Thảo có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp ở 2 công ty trước đó được cộng dồn là 2 năm 8 tháng. Khi chị Thảo làm việc tại công ty H thì vẫn tiếp tục đóng tiếp bảo hiểm thất nghiệp, thời gian vẫn được cộng dồn tiếp vào quá trình chị Thảo đóng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo.
Vậy dù chị Thảo đã có thời gian tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp bị ngắt quãng, gián đoạn nhưng vẫn được bảo lưu và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được công dồn lại mà không bị mất đi.
Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?
Như theo quy định và nội dung mà chúng tôi đã nêu ở phần nội dung trên về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, thì trong đó đã đề cập rõ về việc bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?.
Mời quý vị tham khảo nội dung của phần nội dung sau để có thể tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi trên.
Cụ thể là tổng thời gian mà đã đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục, liên tục được cộng dồn tính từ lúc bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp đến lúc người lao động thực hiện chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động mà chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Ví dụ về bảo hiểm xã hội được cộng dồn:
Anh Minh làm việc ở một công ty là công ty A và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế từ 1/8/2016 đến 1/12/2020. Đến ngày 2/12/2020 anh đã nhận được quyết định nghỉ việc và sổ bảo hiểm xã hội đã chốt từ công ty. Tổng thời gian anh Minh đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là 4 năm 3 tháng.
Theo đó, đến ngày 21/12/2020 anh chuẩn bị hồ sơ theo quy định để nộp hồ sơ lên trung tâm dịch vụ việc làm để yêu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. giấy hẹn ngày 11/1 anh Minh lên nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Hiện tại anh Minh đã nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và được hưởng 4 tháng trợ cấp thất nghiệp. Đến ngày 12/1/2021 anh được nhận tiền chi trả hưởng trợ cấp thất nghiệp của tháng đầu tiên.
Tuy nhiên, anh Minh đã tìm được việc làm mới và ký hợp đồng chính thức vào ngày 17/1/2021, do đó anh Minh sau khi ký hợp đồng chính thức mang hợp đồng lao động đến trực tiếp trung tâm dịch vụ việc làm (nơi đã đăng ký hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp) để thông báo tới cơ quan về việc đã có việc làm mới.
Như vậy anh Minh đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 1 tháng, theo đó thời gian anh chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp còn lại (3 năm đóng bảo hiểm thất nghiệp) và tháng lẻ (3 tháng) sẽ được bảo lưu và cộng dồn vào thời gian để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp ở lần hưởng tiếp theo khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật.
Bảo hiểm thất nghiệp có được đóng nối không?
Trong phần nội dung này chúng tôi sẽ đề cập tới quý vị nội dung về vấn đề bảo hiểm thất nghiệp có được đóng nối không?, cụ thể như thông tin chúng tôi đưa ra sau đây:
Hiện tại, theo quy định pháp luật thì mỗi người sẽ chỉ được cấp một số sổ bảo hiểm xã hội dựa theo số chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân. Theo đó thì việc mà người lao động dù thuộc trường hợp phát sinh là bị ngắt quãng thời gian đóng do nghỉ việc để chuyển công ty khác, do hưởng bảo hiểm xã hội một lần sau đó đi làm tại một công ty nào đó mà vẫn còn thời gian chưa hưởng hết trợ cấp thất nghiệp. Thì người lao động khi trở lại làm việc vẫn được đóng tiếp vào cuốn sổ bảo hiểm đã được cấp trước đó (theo số sổ bảo hiểm cũ).
Ví dụ về bảo hiểm thất nghiệp được đóng nối:
Anh Tuấn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ở công ty A từ 1/1/2014 đến 2/1/2019,quyết định nghỉ việc của anh là 2/1/2019. Tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là 5 năm.
Do anh Tuấn chưa nắm rõ các quy định liên quan về việc giải quyết trợ cấp thất nghiệp nên anh đã không nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong vòng 3 tháng tính từ ngày 2/1/2019. Cho nên, trung tâm dịch vụ việc làm đã từ chối nhận hồ sơ giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho anh.
Đến ngày 10/1/2020 anh Tuấn đã tiến hành chuẩn bị hồ sơ giấy tờ liên quan tới cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú để thực hiện giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần. Ngày 17/1/2021 anh được giải quyết và được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần.
Đến nay là tháng 1/2021 a quyết định đi làm việc tại một công ty B và ký hợp đồng lao động xác định thời hạn từ ngày 4/1/2021.
Với trường hợp này anh Tuấn chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 5 năm. Theo đó, khi anh Tuấn tiếp tục đi làm trở lại ngày 4/1/2021 thì công ty B sẽ yêu cầu anh Tuấn cung cấp một số giấy tờ ví dụ như quyết định hưởng bảo hiểm xã hội một lần và giấy tờ khác để công ty tiếp tục thực hiện thủ tục đóng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho anh Tuấn.
Anh Tuấn sẽ được tiếp tục đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp nối vào cuốn sổ bảo hiểm trước đó, thời gian anh chưa hưởng với số năm đóng bảo hiểm thất nghiệp hiện tại là 5 năm.
Từ các phần nội dung trên mà chúng tôi đề cập trong bài viết này, chúng ta có thể rút ra được câu trả lời là bảo hiểm thất nghiệp vẫn được đóng nối, hay cụ thể là bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu và đóng nối vào số sổ bảo hiện theo số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người lao động.
Trên đây, là toàn bộ nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi liên quan đến giải đáp các thắc mắc cụ thể về thì Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?, định nghĩa về cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp ra sao?, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được cộng dồn hay không?, bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không? Bảo hiểm thất nghiệp có được đóng nối không? Mọi thắc mắc liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp hoặc cần tư vấn bảo hiểm thất nghiệp, mời quý vị liên hệ qua tổng đài 1900 6557 để được tư vấn rõ ràng và nhanh nhất.
Từ khóa » điều Kiện Cộng Dồn Bảo Hiểm Thất Nghiệp
-
Bảo Hiểm Thất Nghiệp Có được Cộng Dồn Thời Gian đóng Không?
-
Không Nhận Bảo Hiểm Thất Nghiệp Có được Cộng Dồn Không?
-
Bảo Hiểm Thất Nghiệp Có được Cộng Dồn Không? - Luật Việt An
-
Thời Gian đóng Bảo Hiểm Thất Nghiệp Có được Cộng Dồn Hay Không?
-
Điều Kiện Và Mức Hưởng Bảo Hiểm Thất Nghiệp
-
Được Cộng Dồn Tháng đóng Bảo Hiểm Thất Nghiệp để Hưởng Trợ Cấp ...
-
Có được Cộng Dồn Thời Gian đóng BHTN Cho Lần Sau Không?
-
Nghỉ Việc Mà Không Nhận Trợ Cấp Thất Nghiệp Thì Có được Cộng Dồn?
-
Quy định Về Cộng Dồn Bảo Hiểm Thất Nghiệp - Luật Minh Gia
-
BH Thất Nghiệp - Hỏi đáp
-
Cộng Dồn Bảo Hiểm Thất Nghiệp. - Hỏi đáp
-
Điều Kiện Tính Mức Hưởng Trợ Cấp Thất Nghiệp - Hỏi đáp
-
Hỏi đáp - Bảo Hiểm Xã Hội
-
Trợ Cấp Thất Nghiệp Có được Cộng Dồn để Trả Một Lần Khi Có Việc Làm ...