BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI - LawPlus

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tham gia các chế độ bảo hiểm bắt buộc gồm ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP và Thông báo 4447/TB-BHXH. BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chế độ đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong quá trình giao kết quan hệ lao động, hiện nay đối tượng bắt buộc tham gia được mở rộng và người nước ngoài cũng không ngoại lệ. Nhiều người lao động nước ngoài sẽ rời khỏi Việt Nam sau khi kết thúc hợp đồng lao động/kỳ hạn làm việc, liệu khi trở về nước thì họ có được rút và hưởng BHXH một lần không? Nếu có thì mức hưởng, trình tự và thủ tục sẽ được quy định như thế nào là những băn khoăn của họ trước quy định này.

Hiểu được những trăn trở của Quý khách hàng,.Law Plus với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật bởi các Luật sư hàng đầu.và Chuyên gia tư vấn trong nước, chúng tôi xin gửi đến Quý khách hàng những điểm quan trọng mà Quý khách hàng đang quan tâm.

>> Bảo hiểm xã hội 2022

Table of Contents/Mục lục

  • 1. Đối tượng người nước ngoài bắt buộc phải tham gia BHXH:
  • 2. Đối tượng người nước ngoài được miễn tham gia BHXH:
  • 3. Mức đóng BHXH
    • * Từ ngày 01/01/2022 – 30/6/2022:
    • * Từ ngày 01/7/2022:
  • 4. Các trường hợp được hưởng BHXH
    • I. Hưởng lương hưu, nếu: Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    • II. Người lao động có yêu cầu hưởng Bảo hiểm xã hội một lần theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT về thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành nếu thuộc các trường hợp sau:
    • III. Người lao động sẽ lựa chọn bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm nếu không thuộc 01 trong 02 trường hợp trên. Như vậy, khi người lao động không muốn tiếp tục tham gia BHXH nữa nhưng vẫn muốn hưởng lương hưu thì có thể thực hiện bảo lưu thời gian tham gia BHXH và chờ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
  • 5. Trình tự, thủ tục rút BHXH một lần
    • a. Hồ sơ rút BHXH một lần: được quy định tại.Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH
    • b. Thủ tục
  • 6. Mức hưởng tiền BHXH một lần của người nước ngoài được tính như sau:

1. Đối tượng người nước ngoài bắt buộc phải tham gia BHXH:

Không phải tất cả tất cả người lao động là người nước ngoài.đều phải đóng BHXH bắt buộc, mà theo quy định của pháp luật hiện hành.thì chỉ những đối tượng thuộc trường hợp dưới đây mới phải tham gia:

  • Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề.hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Và
  • Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn,.hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

2. Đối tượng người nước ngoài được miễn tham gia BHXH:

  • Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam,.di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam.và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.
  • Đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định:
    • Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường.được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028.và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
    • Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi.03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ;.sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

3. Mức đóng BHXH

* Từ ngày 01/01/2022 – 30/6/2022:

* Từ ngày 01/7/2022:

Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện,.có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN.với mức thấp hơn là 0.3%. BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

4. Các trường hợp được hưởng BHXH

Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, tham gia đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng lương hưu.(nếu đủ điều kiện) hoặc Bảo hiểm xã hội một lần khi có yêu cầu (nếu thuộc các trường hợp theo luật định).hoặc sẽ bảo lưu thời gian đóng đó.

Cụ thể: BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

I. Hưởng lương hưu, nếu: Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(1) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động như đã phân tích ở trên

(2) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,.nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; và làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định.tại khoản 2 Điều 169 tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, đồng thời:

  • Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành; hoặc
  • Có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên trước ngày 01/01/2021;

(3) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

(4) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

II. Người lao động có yêu cầu hưởng Bảo hiểm xã hội một lần theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT về thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành nếu thuộc các trường hợp sau:

Thứ nhất, người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội;

Thứ hai, người lao động đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng,.phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS.đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại,.mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Ngoài ra, các bệnh tật ngoài các bệnh trên.có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc.không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân.và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Thứ ba, người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng không tiếp tục cư trú tại Việt Nam;

Thứ tư, người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động,.chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn.

III. Người lao động sẽ lựa chọn bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm nếu không thuộc 01 trong 02 trường hợp trên. Như vậy, khi người lao động không muốn tiếp tục tham gia BHXH nữa nhưng vẫn muốn hưởng lương hưu thì có thể thực hiện bảo lưu thời gian tham gia BHXH và chờ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

5. Trình tự, thủ tục rút BHXH một lần

a. Hồ sơ rút BHXH một lần: được quy định tại.Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH

Số lượng: 01 bộ

Đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam hưởng BHXH một lần, hồ sơ bao gồm:

  • Hồ sơ về Người sử dụng lao động và người lao động: ví dụ như Giấy phép doanh nghiệp; hộ chiếu người nước ngoài; sổ bảo hiểm;…
  • Hồ sơ khác theo yêu cầu:
  • Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB
  • Trường hợp bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS: Trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không tự phục vụ được;
  • Nếu bị mắc các bệnh khác: thay bằng Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ.của Hội đồng GĐYK thể hiện tình trạng suy giảm KNLĐ từ 81%.trở lên và không tự phục vụ được.
  • Trường hợp thanh toán phí GĐYK: Hóa đơn,.chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK

Đối với người nước ngoài đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng không còn cư trú tại Việt Nam hưởng trợ cấp một lần: Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.

b. Thủ tục

Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan Bảo hiểm xã hội quận/huyện nơi NLĐ đang cư trú theo giấy tạm trú hoặc thẻ tạm trú;

Hình thức nộp hồ sơ: Có thể nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:

  • Qua giao dịch điện tử:.NLĐ đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện từ đến.Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.(nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi toàn bộ hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH.qua dịch vụ bưu chính công ích;
  • Qua dịch vụ bưu chính công ích;
  • Trực tiếp tại cơ quan BHXH;

Thời hạn giải quyết: Tối đa 05 ngày làm việc.kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.

6. Mức hưởng tiền BHXH một lần của người nước ngoài được tính như sau:

Khoản 7 Điều 9 Nghị định 143/2018/NĐ-CP đã hướng dẫn về mức hưởng BHXH 1 lần.như sau: Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 60.của Luật bảo hiểm xã hội

Theo đó, tiền BHXH 1 lần.của người lao động nước ngoài được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

  • Mức bình quân tiền lương đóng BHXH:

  • Số năm đóng BHXH: Thời gian này được làm tròn như sau:

+ Có tháng lẻ từ 01 – 06 tháng:.Tính tròn ½ năm.

+ Có tháng lẻ từ 07 – 11 tháng:.Tính tròn 01 năm.

Trên đây là bài phân tích của Law Plus về những quy định.liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội.của người lao động là công dân nước ngoài. Với mong muốn giúp cho các quý doanh nghiệp,.quý khách hàng hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật.để áp dụng vào quá trình thực tiễn. Để đảm bảo rằng,.những vấn đề xung đột đáng tiếc không xảy ra trong quá trình người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp,.với kinh nghiệm nhiều năm ở cùng lĩnh vực, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline +84 2862 779 399, +84 3939 30 522 hoặc email info@lawplus.vn để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.

Bài viết liên quan
QUY ĐỊNH VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG DO THAY ĐỔI CƠ CẤU, CÔNG NGHỆ
22/12/2024
QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
18/12/2024
QUY ĐỊNH VỀ MỨC LƯƠNG HƯU THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
17/12/2024
QUYỀN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
13/12/2024
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI BỊ BÃI BỎ TỪ NĂM 2025
11/12/2024
CÁC TRƯỜNG HỢP NGHỈ LÀM CÓ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
11/12/2024
THỦ TỤC CẤP QUỐC TỊCH HOẶC THAY ĐỔI QUỐC TỊCH CHO CON KHI CHA MẸ LY HÔN
06/12/2024
GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
06/12/2024

Từ khóa » Số 4447/tb-bhxh