Bảo Hiểm Y Tế Cho Trẻ Sơ Sinh Bạn Cần Nắm Rõ - Thái Sơn

Trẻ em sơ sinh có hệ miễn dịch yếu, do đó thường xuyên mắc nhiều loại bệnh khác nhau từ bệnh đường tiêu hóa đến bệnh hô hấp. Bảo hiểm y tế cho trẻ sơ sinh được đặc biệt quan tâm. Cụ thể về thời gian hưởng, mức hưởng, đăng ký BHYT sẽ được chia sẻ ngay sau đây.

bảo hiểm y tế sơ sinh 1

Bảo hiểm y tế cho trẻ sơ sinh.

1. Trẻ em sơ sinh được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế miễn phí

Trẻ em là đối tượng được đặc biệt quan tâm ở mọi quốc gia. Ở nước ta từ khi sinh ra trẻ em đã nhận được nhiều quyền lợi trong đó có quyền lợi về bảo hiểm y tế (BHYT) nhằm chăm sóc sức khỏe và phát triển một cách tốt nhất.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 12, Luật Bảo hiểm y tế và Khoản 7, Điều 3, Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018, trẻ em dưới 6 tuổi thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT do ngân sách Nhà nước đóng. Theo đó, trẻ em dưới 6 tuổi sẽ không phải đóng các khoản phí tham gia BHYT và được làm thẻ BHYT miễn phí cho đến khi đủ 72 tháng tuổi.

Như vậy, trẻ em sơ sinh sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế miễn phí cho đến khi đủ 72 tháng tuổi. Chi phí tham gia BHYT của trẻ sẽ được trích từ ngân sách nhà nước.

2. Mức hưởng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho trẻ sơ sinh

Rất nhiều trẻ khi sinh ra đã mang bệnh bẩm sinh hoặc bị bệnh do chưa thích ứng được với môi trường bên ngoài, do đó không thể tránh khỏi việc khám bệnh, chữa bệnh. Mức hưởng của khám chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:

2.1 Mức hưởng BHYT của trẻ sơ sinh khi khám chữa bệnh đúng tuyến

Mức hưởng của trẻ sơ sinh khi khám chữa bệnh đúng tuyến được căn cứ quy định tại Điều 14, Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì người có BHYT đi KCB BHYT đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán như sau:

- Khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến: hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh

- Khi đi khám chữa bệnh không đúng tuyến: được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng của loại thẻ BHYT theo tỷ lệ như sau:

  • Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

  • Tại bệnh viện tuyến tỉnh 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước;

  • Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01/ 01/ 2016.

bảo hiểm y tế sơ sinh 2

Trẻ sơ sinh được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến.

Lưu ý: Trường hợp trẻ sơ sinh là người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương thì có mức hưởng như khám chữa bệnh đúng tuyến.

3. Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho trẻ sơ sinh chưa có thẻ

Theo quy định khi khám chữa bệnh BHYT phải xuất trình thẻ BHYT hoặc hình ảnh thẻ BHYT thông qua ứng dụng VssID. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh, ba mẹ chưa kịp làm thẻ bảo hiểm y tế thì đi khám chữa bệnh không thể xuất trình thẻ BHYT do đó cần làm theo quy định tại Khoản 2, Điều 15, Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

  • Xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh;

  • Trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán.

Khi này, đối với trẻ sơ sinh chưa có thẻ BHYT cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổng hợp danh sách và chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo phạm vi được hưởng và mức hưởng gửi cơ quan BHXH thanh toán theo quy định.

4. Thủ tục làm thẻ BHYT cho trẻ sơ sinh

Sau khi sinh, ba mẹ cần làm thẻ BHYT cho trẻ sớm để việc khám chữa bệnh BHYT được thuận lợi. Các bước làm thẻ cho trẻ cũng rất đơn giản và được gộp cùng với việc làm giấy khai sinh. Cụ thể:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Ba mẹ chuẩn bị hồ sơ gồm có các giấy tờ sau:

  • Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế (theo mẫu);

  • Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu);

  • Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp.

Trong trường hợp trẻ không có giấy chứng sinh thì có thể thay thế bằng các văn bản khác như:

  • Văn bản xác nhận của người làm chứng nếu trẻ sinh ra ở ngoài cơ sở y tế; không có người làm chứng thì có giấy cam đoan về việc sinh là có thật;

  • Biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi thay cho giấy chứng sinh nếu trẻ em bị bỏ rơi...

Bước 2: Nộp hồ sơ

Ba mẹ của trẻ hoặc người đại diện được ủy quyền nộp 01 bộ hồ sơ tại Bộ phận Một cửa của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã.

Trường hợp ủy quyền cần lưu ý nội dung quy định tại Thông tư 04/2020/TT-BTP:

  • Phải có văn bản ủy quyền, được chứng thực theo quy định;

  • Nếu là ông hoặc bà hoặc người thân thích khác (cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền) hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ về các nội dung khai sinh.

bảo hiểm y tế sơ sinh

Tối đa sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện liên thông khai sinh và cấp thẻ BHYT cho trẻ được cấp thẻ BHYT.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

Sau khi xem hồ sơ, công chức Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn ba mẹ hoặc người được ủy quyền đăng ký lựa chọn, đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu. Việc hướng dẫn phải chính xác, đầy đủ, rõ ràng.

Sau đó công chức Tư pháp phụ trách sẽ viết giấy nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, trong giấy ghi rõ yêu cầu của người dân, giấy tờ nộp trong hồ sơ và thời gian trả kết quả.

Lưu ý:

  • Thủ tục đăng ký khai sinh ngay trong ngày. Nếu không giải quyết được thì giải quyết trong ngày làm việc tiếp theo.

  • Sau khi đăng ký khai sinh, công chức Tư pháp, hộ tịch lập hồ sơ cấp thẻ BHYT cho trẻ và chuyển toàn bộ hồ sơ nêu trên cho Bảo hiểm xã hội (BHXH) cấp huyện.

Bước 4: Nhận thẻ bảo hiểm y tế

Thời gian tối đa thực hiện liên thông khai sinh và cấp thẻ BHYT cho trẻ là 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ. Trong đó lưu ý:

  • Trường hợp hồ sơ đủ và đúng quy định cơ quan BHXH thực hiện cấp thẻ BHYT cho trẻ trong thời hạn 10 ngày và chuyển cho UBND cấp xã.

  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng thì ngay sau khi nhận được hồ sơ, BHXH cấp huyện thông báo cho UBND cấp xã biết để hoàn thiện. UBND hoàn thiện chậm nhất trong vòng 02 ngày làm việc và gửi lại cho cơ quan cấp xã.

Bảo hiểm y tế cho trẻ sơ sinh góp phần bảo vệ lợi ích cho trẻ, hỗ trợ trẻ em có một sức khỏe tốt để có thể phát triển toàn diện. Bạn đọc có thể theo dõi tại website của bảo hiểm xã hội điện tử eBH để cập nhật và tìm hiểm thêm các thông tin bảo hiểm y tế cho các đối tượng khác,

>>> Tin liên quan:
  • Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi
  • Ý nghĩa các ký hiệu trên thẻ bảo hiểm y tế mới

Từ khóa » Thủ Tục Làm Bảo Hiểm Y Tế Cho Con