Báo Hiệu đường Thủy Nội địa Bao Gồm Những Gì? Ai Có Trách Nhiệm ...

Tôi muốn biết báo hiệu đường thủy nội địa bao gồm những gì? Giao thông đường bộ được quy định về biển báo và những quy định nghiêm ngạch nhằm đảm bảo cho hoạt động giao thông được diễn ra có trật tự, an toàn và đúng pháp luật. Vậy đối với giao thông đường thủy thì báo hiệu đường thủy nội địa bao gồm những gì? Ai có trách nhiệm bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa? Mục lục bài viết Nội dung chính
  • Đường thủy nội địa là gì?
  • Báo hiệu đường thủy nội địa bao gồm những gì?
  • Ai có trách nhiệm bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa?
  • Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được quy định gồm những gì? Đường thủy nội địa được phân loại như thế nào?

Đường thủy nội địa là gì?

Theo khoản 4 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định:

“Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.”

Báo hiệu đường thủy nội địa

Báo hiệu đường thủy nội địa bao gồm những gì?

Theo Điều 12 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định về báo hiệu đường thuỷ nội địa như sau:

"Điều 12. Báo hiệu đường thuỷ nội địa
1. Báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm phao, biển báo, đèn hiệu và thiết bị phụ trợ khác nhằm hướng dẫn giao thông cho phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
2. Hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm:
a) Báo hiệu dẫn luồng để chỉ giới hạn luồng hoặc hướng tàu chạy;
b) Báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm để chỉ nơi có vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm khác trên luồng;
c) Báo hiệu thông báo chỉ dẫn để thông báo cấm, thông báo hạn chế hoặc chỉ dẫn các tình huống có liên quan đến luồng.
3. Tuyến đường thủy nội địa đã được công bố, quản lý phải được lắp đặt và duy trì hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa.
4. Chủ công trình, tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại trên đường thủy nội địa có trách nhiệm lắp đặt kịp thời và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định trong suốt thời gian xây dựng công trình hoặc thời gian tồn tại vật chướng ngại đó.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về báo hiệu đường thuỷ nội địa."

Như vậy, báo hiệu đường thủy nội địa bao gồm phao, biển báo, đèn hiệu và thiết bị phụ trợ khác nhằm hướng dẫn giao thông cho phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa.

Ai có trách nhiệm bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa?

Theo Điều 19 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định về trách nhiệm bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa như sau:

"Điều 19. Trách nhiệm bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
1. Uỷ ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
2. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa bị hư hỏng hoặc bị xâm hại phải kịp thời báo cho Uỷ ban nhân dân, đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa hoặc cơ quan công an nơi gần nhất. Cơ quan, đơn vị nhận được tin báo phải kịp thời thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn."

Như vậy, Uỷ ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân trách nhiệm bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được quy định gồm những gì? Đường thủy nội địa được phân loại như thế nào?

Theo Điều 9 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định về kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa như sau:

"Điều 9. Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
1. Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa bao gồm đường thuỷ nội địa; cảng, bến thuỷ nội địa; kè, đập giao thông và các công trình phụ trợ khác.
2. Đường thuỷ nội địa được phân loại thành đường thuỷ nội địa quốc gia, đường thuỷ nội địa địa phương và đường thuỷ nội địa chuyên dùng. Đường thuỷ nội địa được chia thành các cấp kỹ thuật.
3. Trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa được phân cấp như sau:
a) Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa quốc gia;
b) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa địa phương;
c) Tổ chức, cá nhân có đường thủy nội địa chuyên dùng tổ chức quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa chuyên dùng được giao.
4. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều này phải bố trí lực lượng quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa (sau đây gọi là đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa).
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc phân loại, phân cấp kỹ thuật, tiêu chuẩn cấp kỹ thuật, công bố tuyến đường thuỷ nội địa và quy định việc tổ chức quản lý đường thuỷ nội địa."

Do đó, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được quy định gồm: đường thuỷ nội địa; cảng, bến thuỷ nội địa; kè, đập giao thông và các công trình phụ trợ khác. Đường thuỷ nội địa được phân loại thành đường thuỷ nội địa quốc gia, đường thuỷ nội địa địa phương và đường thuỷ nội địa chuyên dùng. Đường thuỷ nội địa được chia thành các cấp kỹ thuật.

Như vậy, báo hiệu đường thủy nội địa bao gồm phao, biển báo, đèn hiệu và thiết bị phụ trợ khác nhằm hướng dẫn giao thông cho phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa. Uỷ ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân trách nhiệm bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

Từ khóa » Hệ Thống Biển Báo Hiệu Giao Thông đường Thủy